Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Văn Tố”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45: Dòng 45:
* {{chú thích sách |author=Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy |year=2011 |title=Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa |publisher=Hương Quê |isbn=978-0-9852-1820-1}} {{cần số trang}}
* {{chú thích sách |author=Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy |year=2011 |title=Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa |publisher=Hương Quê |isbn=978-0-9852-1820-1}} {{cần số trang}}


{{Thời gian sống|1915|1962]]
{{Thời gian sống|1915|1962}}


[[Thể loại:Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa]]
[[Thể loại:Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa]]

Phiên bản lúc 12:00, ngày 30 tháng 11 năm 2015

Hồ Văn Tố
Sinh3-2-1915
Thừa Thiên, VN
Mất19-5-1962
Gia Định
Thuộc Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm tại ngũ1949-1962
Quân hàm Thiếu tướng
Đơn vịBộ Tổng tham mưu
Trường Bộ binh Thủ Đức
Chỉ huyQuân đội Quốc gia
Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Hồ Văn Tố (1915-1962), nguyên là một tướng lĩnh bộ binh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, mang Quân hàm Thiếu tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Chính phủ Quốc gia được sự hỗ trợ của Quân đội Pháp mở ra ở Trung phần. Ông gia nhập Quân đội khá muộn so với tuổi (thời kỳ này tuổi Quân dịch là 21). Tuy nhiên, mặc dù là một khoá sinh lớn tuổi nhưng trong học tập ông rất tích cực và không chịu thua kém những khoá sinh ở lứa tuổi trẻ hơn ông. Kết quả là ông đã đỗ đầu khoá học. Và sau đó ông được "Thăng quan, tiến chức" rất nhanh. Tốt nghiệp Thiếu úy (1950), 3 năm sau (1953) đã là Thiếu tá và sau 5 năm (1958) ông được vinh thăng Thiếu tướng. Nhưng "Tài danh bạc mệnh", năm 1962 ông đã bỏ lại tất cả khi tuổi quân mới 13 năm và tuổi đời chưa tới 50.

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh ngày 3 tháng 2 năm 1915 tại làng Phước Tích, Phong Điền, Thừa Thiên, Trung phần Việt Nam trong một gia đình nho giáo. Ông là con trai độc nhất cụ Hồ Văn Oanh và cụ Lương Thị Yên, trên ông còn 2 người chị gái. Ông tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường Quốc học Huế với văn bằng Tú tài Pháp (Part I). Được tuyển dụng làm công chức cho nhà nước bảo hộ tại Huế.

Trung tuần tháng 9 năm 1949, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp. Theo học khoá 2 Quang Trung trường Võ bị Huế (khai giảng ngày 25 tháng 9 năm 1949, mãn khoá ngày 24 tháng 6 năm 1950). Tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.

Quân đội Quốc gia

Giữa năm 1950, ra trường ông được giữ chức Trung đội trưởng, rồi Đại đội trưởng trong Tiểu đoàn bộ binh Pháp. Cuối năm chuyển sang đơn vị Việt Nam, ông được cử làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 12 Việt Nam của Quân đội Quốc gia (Tiểu đoàn 12 thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1950 tại Đồng Hới) đồn trú ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình do Trung úy Tôn Thất Đính làm Tiểu đoàn trưởng. Qua tháng 5 năm 1951, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Tháng 6 năm 1952, ông được thăng cấp Đại úy và được lên làm Tiểu đoàn Tiểu đoàn 12 thay thế Đại úy Đính.

Tháng 10 năm 1953, ông được thăng cấp Thiếu tá, rời Tiểu đoàn 12 về Đệ nhị Quân khu giữ chức Trưởng phòng 4, Tư lệnh Quân khu là Đại tá Trương Văn Xương.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Năm 1955, sau khi từ Quân đội Quốc gia sát nhập vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Quảng Nam thay thế Trung tá Lê Khương. Tháng 12 cùng năm, ông được cử làm Tư lệnh phó Sư đoàn 21 dã chiến (tiền thân của Sư đoàn 1 bộ binh) do Đại tá Lê Văn Nghiêm làm Tư lệnh. Trung tuần tháng 6 năm 1957, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 14 khinh chiến (tiền thân của Sư đoàn 22 bộ binh) thay thế Trung tá Lê Huy Luyện. Qua tháng 7 kế đó, ông được chuyển công tác và được cử làm Chỉ huy trưởng trường Võ bị Liên quân Đà Lạt thay thế Trung tá Nguyễn Văn Thiệu đi du học khoá Chỉ huy và Tham mưu tại Hoa Kỳ. Ngày 13 tháng 4, tổ chức lễ tốt nghiệp khoá 13 Thống Nhất.

Tháng 7 năm 1958, ông nhận lệnh bàn giao trường Võ bị lại cho Trung tá Thiệu tái nhiệm. Tháng 8 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá và được cử giữ chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thay thế Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ. Cuối năm này, ông được vinh thăng Thiếu tướng tại nhiệm. Qua năm 1959, ông được thuyên chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức Tham mưu phó đặc trách Tiếp vận.

Tháng 7 năm 1961, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức thay thế Đại Tá Nguyễn Văn Chuân. Tháng 8 cùng năm, tổ chức lễ tốt nghiệp khoá 10 Thành Tín. Tháng 12 cuối năm này, tổ chức lễ tốt nghiệp khoá 11 Đồng Tiến.

Đột tử

Đêm 19 tháng 5 năm 1962, ông đột ngột từ trần tại tư thất ở Gia Định. Hưởng dương 47 tuổi. Sau đó được di quan bằng máy bay vận tải quân sự về an táng tại chân núi Ngự Bình, Huế.

  • (Ngay sau khi tướng Tố từ trần, Đại tá Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn) được cử thay thế vào chức vụ Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa).

Gia đình

  • Phu nhân: Bà Lương Thị Cung (ái nữ của cụ Lương Thanh Mậu và cụ Lê Thị Tố). Ông bà có 5 người con gái:
  1. Hồ Thị mai (phu nhân của ông Trương Công Tuất, nguyên Thiếu tá ngành Hành chính Tài chính VNCH)
  2. Hồ Thị Huệ (phu nhân của ông Nguyễn Vy, nguyên Thiếu tá ngành Công binh VNCH)
  3. Hồ Thị Bạch Tuyết (phu nhân của ông Nguyễn Xuân Tiết, nguyên Đại úy Thuỷ quân Lục chiến VNCH, tử trận năm 1968 tại Bình Dương, được truy thăng Thiếu tá)
  4. Hồ Thị Lệ Sương (phu nhân của ông Nguyễn Văn Truyện, nguyên giáo sư trường Quốc gia Nghĩa tử VNCH)
  5. Nữ kỹ sư Hồ Thị Minh Châu (phu nhân của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng)


Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa. Hương Quê. ISBN 978-0-9852-1820-1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) [cần số trang]