Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Dung”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
link vpbq
Dòng 32: Dòng 32:
<references />
<references />
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://vnthuquan.net/tho/tho.aspx?id=2449&thisi=Đ?ng%20Dung Thuật hoài (có thêm vài bản dịch khác)]
*[http://www.xuquang.com/dialinhnk/danhnhan/dangdung.html Thi sĩ và danh tướng]
*[http://www.xuquang.com/dialinhnk/danhnhan/dangdung.html Thi sĩ và danh tướng]
[[Thể loại:Người Hà Tĩnh]]
*[http://www.onthi.com/?a=TV&tv=STR&str=S&hdn_story_id=6875&hdn_chapter_id=47074 Đoạn liên quan trong Việt Nam sử lược]
[[Thể loại:Người Hà Tĩnh]]
[[Thể loại:Nhà Hậu Trần]]
[[Thể loại:Nhà Hậu Trần]]
[[Thể loại:Tướng nhà Hậu Trần]]
[[Thể loại:Tướng nhà Hậu Trần]]

Phiên bản lúc 13:31, ngày 8 tháng 9 năm 2009

Đặng Dung (? - 1414[1]) là nhà thơ & là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế & sự nghiệp

Đặng Dung người huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí – phần Nghệ An tỉnh thì: Tổ tiên Đặng Dung vốn người Hóa Châu, sau di cư đến làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc[2]. Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận Hóa[3] Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).

Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay); “vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.[4]. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.

Về sau, do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La tôn làm Thượng Hoàng.

Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã “vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng.”[5]. Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia[6].

Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép:

Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nữa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà (Nguyễn) Súy không biết hợp lực để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.[7]

Nguyễn Khắc Thuần kể tiếp:

Tháng 11 năm 1413, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay. Còn Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng, Nguyễn Súy và một số tướng lãnh khác bị áp giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Trần Quý Khoáng nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo.[8]

Trần Trọng Kim cũng cho biết tương tự:

Từ khi thua trận ấy rồi, Trần Quý Khoách thế yếu quá không thể chống với quân giặc được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi. Chẳng được bao lâu Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị bắt, và phải giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Quý Khoách nhảy xuống bể tự tử, bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả. Ông Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, mà ngày nay còn có nhiều người vẫn truyền tụng.
Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...[9]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Ghi theo Ngữ văn 10 (nâng cao), Nxb Giáo dục, 2007, tr. 157.
  2. ^ Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, phần tỉnh Nghệ An. In trong Danh tướng Việt Nam tập 4 do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, Nxb Giáo dục, 2006, tr. 240
  3. ^ Sách Ngữ văn 10 (nâng cao), chú thích: Thuận Hóa: tên gọi cũ vùng địa giới hành chính bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng ngày nay. (Sách đã dẫn, tr. 157).
  4. ^ Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đã dẫn trên.
  5. ^ Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr. 234
  6. ^ Theo Minh Sử của Trương Đĩnh Ngọc (Trung Quốc) thì trận đánh này xảy ra tại Ái Tử, nay thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị. (dẫn lại theo Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr. 235)
  7. ^ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản kỉ toàn thư, quyển 9, tờ 22-b). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép tương tự và hạ bút viết lời tiếc rẻ: Trời nuông tha trương Phụ (Chính biên, quyển 12, tờ 39).
  8. ^ Sách đã dẫn, tr. 236
  9. ^ Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, tr. 197.

Liên kết ngoài