Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bà Huyện Thanh Quan”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
link vpbq
Dòng 102: Dòng 102:


==Tham khảo==
==Tham khảo==
*[http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=1 Tiểu sử và các bài thơ còn lưu truyền của Bà huyện Thanh Quan]
*[http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn2nvn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu= Bà Huyện Thanh Quan, Tiểu sử - VN thu quan]
*[http://vnthuquan.net/tho/timkiem.aspx?chu=B%C3%A0+huy%E1%BB%87n+thanh+quan&theo=tacgia&imageField2.x=14&imageField2.y=13 Một số bài thơ]
*[http://www.dautiengclub.com/portal/showthread.php?t=1695Bà Huyện Thanh Quan và 6 Bài Thất Ngôn Bát Cú]
*[http://www.dautiengclub.com/portal/showthread.php?t=1695Bà Huyện Thanh Quan và 6 Bài Thất Ngôn Bát Cú]
*[http://www.khakha.com/cuoi/dan-gian-cuoi/ba-huyen-thanh-quan-xu-an/ Bà Huyện Thanh Quan xử án]
*[http://www.khakha.com/cuoi/dan-gian-cuoi/ba-huyen-thanh-quan-xu-an/ Bà Huyện Thanh Quan xử án]

Phiên bản lúc 13:38, ngày 8 tháng 9 năm 2009

Bà Huyện Thanh Quan (1805? -1848? ) tên thật là Nguyễn Thị Hinh; bà là người giỏi về thơ văn thời Minh MệnhTự Đức.

Tiểu sử

Bà người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

Bà là vợ ông Lưu Nghi (1804 -1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Lưu Nghi đỗ cử nhân năm 1821 (đời Minh Mạng thứ 2), làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình), vì vậy người ta thường gọi bà là "Bà huyện Thanh Quan". Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có nhắc tới chồng bà trong Nam thi hợp tuyển như sau: "Chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức Viên ngoại lang".

Năm 1839, thời Tự Đức, bà vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và hậu phi. Ở Huế, bà giao thiệp và để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều kẻ sĩ. Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm. Công chúa Mai Am đã tặng bà bài thơ "Tống Ái Lan Thất Nguyễn Thị Lưu Hà Nội"

Tác phẩm

Bà huyện Thanh Quan rất say mê cái thú văn chương và xem đó là một thú tiêu khiển thanh tao nhất. Trong câu đối dán trong dịp Tết, bà đã hạ bút:

   Duyên với văn chương nên dán chữ
   Nợ gì trời đất phải trồng nêu

Nói về bà, có nhiều giai thoại rất lý thú. Nhân một hôm ông huyện đi vắng, có một người đàn bà còn trẻ, tên là Nguyễn Thị Đào đến kiện người chồng phụ bạc, phế bỏ việc gia đình, hắt hủi vợ nhà, và yêu cầu quan trên cho mình được ly dị với chồng. Nhận thấy nội dung lá đơn lời lẽ rất cảm động, thương cho người thiếu phụ chịu lỡ dở cuộc duyên tình phí bỏ cả ngày xanh trong cảnh cô đơn, bà Huyện liền quên cả luật pháp, phê vào lá đơn của Nguyễn Thị Đào bốn câu thơ:

   Phó cho con Nguyễn Thị Đào
   Nước trong leo lẻo, cắm sào đợi ai
   Chữ rằng: Xuân bất tái lai
   Cho về kiếm chút, chẳng mai nữa già

Do việc làm của bà mà ông Huyện bị quan trên quở trách. Nhưng cách đó chẳng lâu, ông lại được thăng chức và thuyên chuyển về Bộ hình làm chức lang trung. Nhờ có tài văn chương lỗi lạc, Bà huyện Thanh Quan được vua Tự Đức vời vào cung và phong chức Cung trung Giáo tập để dạy cho các cung nhân học. Trọng tài học của bà, vua Tự Đức có ban cho bà được đề thơ vào một cái chén cổ, có bức hoạ sơn thuỷ. Bà đã ứng khẩu đọc hai câu:

   In như thảo mộc trời Nam lại
   Đem cả sơn hà đất Bắc sang

Vua Tự Đức vốn thích văn chương nên thường làm thơ cho bà hoạ lại, bà hoạ rất tài nên được vua rất quý trọng. Về những tác phẩm bằng chữ Nôm của Bà huyện Thanh Quan, hiện nay chỉ còn lại những bài thơ thất ngôn: Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Đền Trấn Võ, Qua đèo Ngang, Cảnh thu, Nhớ nhà, Cảnh chiều hôm,...

Phần quan trọng trong thơ văn của Bà huyện Thanh Quan là phần hoài cổ, tiếc thương quá khứ vàng son của tiền triều. Sinh trưởng vào thời Lê mạt và Nguyễn Sơ, bà đã chứng kiến bao cảnh thay ngôi đổi vị, chiến tranh tang thương. Cái ươn hèn của con cháu Hậu Lê, vua Lê Chiêu Thống toan "rước voi về dày mả tổ",... Bà huyện Thanh Quan, cũng như thi hào Nguyễn Du, muốn dùng văn thơ để diễn tả "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Vốn là phận nữ nhi, bà không thể viết lên những lời nuối tiếc nhà Lê như là một di thần, nhưng bà chỉ muốn nói lên lòng tha thiết tiếc thương cho một thời rực rỡ xa xưa, bị vùi dập vì loạn ly khói lửa. Trong bài Thăng Long hoài cổ, bà đã nói lên lòng thương tiếc không nguôi những dĩ vãng oai hùng, những thời vàng son thuở trước. Giờ đây, chiến tranh loạn lạc, bao cảnh đổi dời, đổ nát điêu tàn.

   Tạo hoá gây chi cuộc hý trường
   Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
   Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
   Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
   Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
   Nước còn cau mặt với tang thương
   Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
   Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

Vốn là một trang nữ lưu tài sắc, Bà huyện Thanh Quan, cũng như hầu hết các thi nhân kim cổ, có một nguồn tình cảm dạt dào, một tấm lòng tha thiết với gia đình. Trên con đường từ đất Bắc vào kinh đô Huế để nhậm chức Cung trung Giáo tập, qua bao gian nan, một mình phải vượt suối, trèo đèo, bà đã có dịp để lòng mình sống với hiu quạnh cô đơn. Và bài thơ Chiều hôm nhớ nhà đã được viết ra để hồi tưởng lại những ngày sống với gia đình trong ấm ngoài êm. Nếu lòng hoài cổ thiết tha, sự thân mật với gia đình càng nồng nhiệt bao nhiêu, thì trước tạo vật, nữ sĩ cũng thấy lòng giăng trải để rộng đón những cảnh hùng vĩ của núi sông. Sự trầm mặc của Bà huyện Thanh Quan đôi khi đã thể hiện ở bên ngoài. Ta tưởng chừng như bà là một người đa cảm, đa sầu, tâm hồn dễ rung động trước ngoại cảnh. Nhưng thật ra, nỗi buồn của nữ sĩ rất nhẹ nhàng, kín đáo. Có lẽ vì quen nếp sống cổ kính của đạo lý Khổng Mạnh, bà rất dễ dè dặt, không để tình cảm bộc lộ một cách ầm ĩ. Tuy nhiên ta cũng thấy được phần nào nội tâm xao xuyến qua lời thơ. Lời thơ của bà rất nhẹ nhàng, dùng lời văn khuê các, đoan trang. Thơ buồn man mác trong những câu:

   Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
   Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

hoặc là:

   Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
   Một vũng tang thương nước lộn trời

Và những u hoài của một lữ thứ khi hoàng hôn xuống đã được thể hiện linh động nhưng mang vẻ trầm mặc, hắt hiu:

   Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
   Dặm liễu sương sa khách bước dồn

hoặc là:

   Vàng toả non Tây, bóng ác tà
   Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa

Những lời thơ óng chuốt, đượm một vẻ bâng khuâng luyến tiếc, đã nói lên phần nào sự rung cảm chân thành của nữ sĩ trước tạo vật, trước thay đổi của nhân thế. Hầu hết trong thơ của bà, chúng ta có thể tìm thấy những đường nét hao hao giống tám bức cổ hoạ của Trung Hoa: Bình sa lạc nhạn (đàn chim nhạn bay xuống bãi cát), Sơn thị tình lam (cảnh chợ chiều dưới chân núi), Viễn phố quy phàm (thuyền buồm ở phố xa về), Ngư thôn tịch mịch (cảnh xóm thuyền chải buổi chiều), Sơn tự hàn chung (tiếng chuông chùa văng vẳng trên núi), Động Đình thu nguyệt (trăng thu trên hồ Động Đình), Giang biên mộ tuyết (cảnh gần tối tuyết sa ở bên sông), Tiêu Tương dạ vũ (cảnh đêm mưa trên sông Tiêu Tương).

Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như đèo Ngang (bài "Qua đèo Ngang"), thành Thăng Long (bài "Thăng Long hoài cổ"), chùa Trấn Bắc (bài "Chùa Trấn Bắc"),... biểu thị lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Ngoài ra bài thơ "Cảnh thu" hiện vẫn chưa rõ là của bà hay của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Bước tới đèo ngang bóng xế tà...

Bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, bài "Qua đèo Ngang":

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bà Huyện Thanh Quan xử án

Lúc ông huyện đi vắng, có một ả tên là Nguyễn Thị Đào đệ đơn lên quan huyện trình bày rằng chồng thị đã ruồng bỏ thị để đi với người khác rồi, nay thị xin được kết hôn với một người chồng mới. Bà huyện vốn sẵn lòng cảm thương cái “thân phận đàn bà” bảy nổi ba chìm thời ấy, đã không tra xét kỹ càng, vội vàng phóng bút phê đơn bằng mấy câu thơ:

Phó cho con Nguyễn Thị Đào Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai? Chữ rằng xuân bất tái lai Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!

Thị Đào quay về, mừng như mở cờ trong bụng. Chỉ ít ngày sau thị lấy chồng mới.

Ai ngờ người chồng cũ, sau một thời gian bướm hoa trăng gió, lại muốn trở về với vợ. Được tin vợ đã lấy chồng mà giá thú cũ thì hãy còn nguyên chưa hề đệ trình quan xét và hủy bao giờ, hắn bèn đệ đơn lên cấp trên kiện ông huyện Thanh Quan! Quan trên tra xét, xác nhận sự việc bên nguyên thưa kiện là hoàn toàn đúng. Bị quan trên khiển trách, ông huyện đành “ớ cổ giề” không hề phản biện được câu nào! Nghe nói vì vụ việc này và cũng còn vì vài nguyên do khác nữa mà rốt cuộc ông huyện Thanh Quan bị cách chức!

Nếu ông huyện Thanh Quan là một ông quan mực thước, luôn luôn xử sự một cách “ngang bằng sổ ngay” theo phép nước thì bà huyện trái lại, luôn xử việc đời một cách phóng khoáng theo cảm tính của một người phụ nữ.

Những lúc ông huyện đi công cán vắng, ở nhà nếu có ai đưa đơn, hoặc đến xin phân xử việc gì, bà huyện thường “mau mắn” giải quyết, phê đơn thay chồng, rồi lấy triện của chồng đóng “bốp” ngay vào, không chút e ngại.

Một hôm, có ông cống nọ mới thi đỗ, xin phép quan huyện cho thịt một con trâu để khao làng. Lệnh vua lúc ấy cấm ngặt giết trâu bò để bảo toàn sức cày kéo cho nhà nông. Song bà huyện rất “thông cảm” với tâm lý của ông cống, không nỡ bác đơn làm ông ta buồn, nên đã liều cầm bút phê một câu với giọng bỡn cợt sau:

“Người ta thì chẳng được đâu Ừ thì ông cống… làm trâu thì làm!”.

Ông cống đọc lời phê vừa mừng vừa tức cười. Bà huyện chơi chữ mới tinh nghịch làm sao: “Làm trâu” vừa có nghĩa là “làm thịt trâu” lại vừa có nghĩa “làm… giống trâu”!

Ông huyện về nhà biết chuyện này, không khỏi giật thót mình: dong dân, trái lệnh vua, nếu có kẻ nào thóc mách, xấu bụng tâu lên trên thì bị tội là cái chắc. Nhưng vì vốn quá quí nể vợ, ông đành… ngậm tăm, không phàn nàn một câu nào!

Tham khảo