Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội quán Ôn Lăng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
link vpbq
Dòng 5: Dòng 5:
“Sài Gòn thời Miên là Prei Nokor (''nghĩa là xứ ở giữa rừng''); Trung Hoa tới lập một khu buôn bán gọi là Đề Ngạn (''Chợ Lớn ngày nay''), và người Việt tới lập một khu khác, gọi là Bến Thành (Sài Gòn ngày nay).
“Sài Gòn thời Miên là Prei Nokor (''nghĩa là xứ ở giữa rừng''); Trung Hoa tới lập một khu buôn bán gọi là Đề Ngạn (''Chợ Lớn ngày nay''), và người Việt tới lập một khu khác, gọi là Bến Thành (Sài Gòn ngày nay).


''Đề Ngạn'' mà phát âm theo giọng Quảng Đông thì nghe ra "Thầy Ngồnn" hay "Thì ngồnn" hay "Tài ngòn". Sài Gòn có lẽ do đó mà ra, chứ không phải do Prei Nokor.”...[http://thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=13184]</ref>
''Đề Ngạn'' mà phát âm theo giọng Quảng Đông thì nghe ra "Thầy Ngồnn" hay "Thì ngồnn" hay "Tài ngòn". Sài Gòn có lẽ do đó mà ra, chứ không phải do Prei Nokor.”...</ref>
vào khoảng nửa thế kỷ 18.
vào khoảng nửa thế kỷ 18.



Phiên bản lúc 14:15, ngày 8 tháng 9 năm 2009

Hội Quán Ôn Lăng.

Hội Quán Ôn Lăng còn được gọi là Chùa Ôn Lăng, Chùa Quan Âm hay Chùa Ông Lào, do một số người Hoa ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.[1] vào khoảng nửa thế kỷ 18.

Hội quán tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn gốc

Cuối thế kỷ 17, một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu đã di cư sang Việt Nam và định cư tại khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Ban đầu, cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn, nhưng rồi cũng dần được ổn định. Để có nơi tín ngưỡng và chia sẻ, nhóm người đồng hương này, bao gồm cư dân của năm huyện là: Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu đã chung góp công sức, tiền của xây lên một hội quán có tên là Hội Quán Ôn Lăng[2] vào năm 1740[3], để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa.[4]Sau này, hội quán thờ thêm Quan Thế Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.

Kiến trúc

Hậu điện.

Hội Quán Ôn Lăng được xây dựng trên khuôn viên rộng 1.800m2, kiến trúc theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa (nội công ngoại quốc) với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh. Đặc biệt nhất là cách tạo hình và trang trí mái ngói mang đậm nét phong cách của người Phúc Kiến, với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí.[5]

Hội quán cất theo nhà hình chữ nhật, ở giữa bao gồm tiền điện, trung điện, chính điện và dãy nhà ngang rộng, sáng sủa, thoáng mát, nhiều gian thờ là hậu điện.

Có cả thảy ba cửa vào tiền điện. Nơi cửa chính, ở hai bên là đôi kỳ lân đá uy nghi, rất mỹ thuật được mang từ Trung Quốc sang.

Trên vách mặt tiền có hai bức phù điêu bằng gỗ chạm bông thếp vàng và phù điêu đắp nổi Tứ đại kim cương. Phần kiến trúc dưới mái hiên cũng được chạm trổ tinh xảo bằng các hình bông sen, tượng kỳ lân và các dây hoa...

Hội quán còn lưu giữ nhiều cổ vật có từ thời vua Quang Tự, (nhà Thanh), như trống, đỉnh gang, lư hương... Đặc biệt, có một chuông lớn đề năm Đạo Quang Ất Dậu Niên (1825). Ngoài ra, hội quán có nhiều hoành phi và câu đối với nội dung ca ngợi công đức của thần và bày tỏ ước nguyện của con người.

Ao phóng sinh

Một nét riêng khác, do sân hội quán bị đường phố cắt ngang, cho nên phần đất còn lại phía bên kia đường, người ta cho xây một hồ phóng sinh, khiến cảnh chùa có một chút gì thiên nhiên giữa lòng phố thị.

Nói về hội quán này, Vương Hồng Sển viết:

Đường Lão Tử, có Ôn Lăng Hội Quán của người Phước Kiến, thờ Bà Thiên Hậu. Vị trụ trì chùa nầy cho biết rằng "Ôn Lăng" là một địa danh thuộc phủ Tuyền Châu. Ngoài cửa chùa có chạm vào đá hai câu liễn do Trạng Nguyên cập đệ Ngô Lỗ cúng năm Tân Sửu (1901) đời Quang Tự:
Ôn nhu trước chí nhơn, chánh đạo dung dân nguyên Khổng Dịch;
Lăng nhạc đồng trang trọng, mẫu nghi hình ngã cánh vô phương
Trong chùa còn một chuông lớn đề "Đạo Quang Ất Dậu niên" tức năm 1825 (năm thứ sáu của vua Minh Mạng).
Khi từ tạ ra về, hoà thượng đưa ra cửa, dạy thêm cho biết rằng: "Để tưởng niệm Châu Ngươn Chương, thủy tổ nhà Minh, nên chùa thường dùng màu đỏ (châu, chu) sơn cột và trính, còn trên ngạch cửa, có chạm hai mắt lồi ra, tượng trưng "Nhựt", "Nguyệt", hai chữ ấy ráp lại tức "Minh" vậy.[6]

Ngày 27 tháng 4 năm 2004, Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Thờ tự

Nơi thờ tự chính gồm hai điện thờ, bố trí trước sau, cách nhau một sân thiên tỉnh (giếng trời). Tiền điện thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, phối tự hai bên tả hữu là Phước Đức chính thần (ông Bổn) và Bà chúa Thai Sinh. Hậu điện thờ Bồ tát Quan Âm và phối tự: một bên là Quan Công, Bao Công, một bên là Thành Hoàng, Tương Đàn Lão gia.

Nhìn chung, có rất nhiều thần linh được thờ tự ở đây, nhưng đối tượng chính là Bồ tát Quan Âm. Theo đó, các lễ hội chính là các lễ vía Quan Âm trong năm: 19 tháng 6 Âl (lễ Vía chính), 19 tháng 2 và 19 tháng 11 (hai lễ Vía phụ).

Chú thích

  1. ^ Trong bài “Đọc cuốn Sài Gòn năm xưa", Nguyễn Hiến Lê tóm tắt thuyết của cụ Vương Hồng Sển về nguồn gốc địa danh Sài Gòn như sau: “Sài Gòn thời Miên là Prei Nokor (nghĩa là xứ ở giữa rừng); Trung Hoa tới lập một khu buôn bán gọi là Đề Ngạn (Chợ Lớn ngày nay), và người Việt tới lập một khu khác, gọi là Bến Thành (Sài Gòn ngày nay). Đề Ngạn mà phát âm theo giọng Quảng Đông thì nghe ra "Thầy Ngồnn" hay "Thì ngồnn" hay "Tài ngòn". Sài Gòn có lẽ do đó mà ra, chứ không phải do Prei Nokor.”...
  2. ^ Tương truyền, sau khi tạo lập xong Nhị Phủ miếu, do bất đồng ý kiến, nên cộng đồng người Hoa Phúc Kiến là Chương Châu và Tuyền Châu tách ra: nhóm Tuyền Châu lập thêm Hội quán Ôn Lăng, nhóm Chương Châu lập thêm Hội quán Hà Chương. (Sổ tay hành hương đất phương Nam do Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên. (Nxb TP. HCM, 2002, tr. 265)
  3. ^ Ghi theo tài liệu do Ban tế tự hội quán Ôn Lăng cung cấp. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, sách đã dẫn, thì Ôn Lăng hội quán chỉ được khởi tạo vào khoảng đầu thế kỷ 19.
  4. ^ Trong Hội Quán Ôn Lăng, ngoài Quan Âm bồ tát, còn thờ tất cả 15 vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa. Phải nói yếu tố chung tín ngưỡng, chung quê, chung tập tục cộng với nhu cầu gặp gỡ để chia sẻ, để giúp đỡ nhau, đã giúp cộng đồng dân tộc Hoa, dù ở bất cứ nơi đâu cũng khá gắn bó. Cho nên ở đâu có người Hoa là ở đó có nhiều chùa miếu, vì chỉ ở những nơi ấy mới đáp ứng được những nhu cầu kể trên.
  5. ^ Mái ngói màu đỏ, võng xuống ở giữa và cong vút ở hai đầu, lớp mái trên chồng lên lớp mái dưới trông như những làn sóng gợn hay hình ảnh con thuyền đang cưỡi sóng. Trên mái ngói có gắn các quần thể tượng gốm trang trí, bao gồm tượng người, tượng thú và tượng đồ vật, được làm thành từng nhóm để miêu tả rất sinh động cảnh sinh hoạt của người xưa hay minh họa cho các truyền thuyết, các điển tích cổ của Trung Quốc...
  6. ^ Sài Gòn năm xưa, NXB TP. HCM, 1991, tr. 206.

Liên kết ngoài


Bản mẫu:Chùa miếu người Việt gốc Hoa