Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Margriet của Hà Lan”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đặt tên và rửa tội: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:42.2552251
Dòng 145: Dòng 145:
[[Thể loại:Hoàng gia Hà Lan]]
[[Thể loại:Hoàng gia Hà Lan]]
[[Thể loại:Nhà Orange-Nassau]]
[[Thể loại:Nhà Orange-Nassau]]
[[Thể loại:Nhà Lippe]]
[[Thể loại:Cựu sinh viên Đại học Leiden]]
[[Thể loại:Cựu sinh viên Đại học Leiden]]
[[Thể loại:Bắc đẩu bội tinh hạng nhất]]
[[Thể loại:Bắc đẩu bội tinh hạng nhất]]

Phiên bản lúc 08:10, ngày 28 tháng 1 năm 2016

Công chúa Margriet
Công chúa Margriet năm 2005
Thông tin chung
Sinh19 tháng 1, 1943 (81 tuổi)
Bệnh viện Ottawa, Ottawa, Ontario, Canada (Lãnh thổ quốc tế)
Phu quânPieter van Vollenhoven
Hậu duệHoàng tử Maurits
Hoàng tử Bernhard
Hoàng tử Pieter-Christiaan
Hoàng tử Floris
Tên đầy đủ
Margriet Francisca
Hoàng tộcNhà Orange-Nassau (chinh thức)
Nhà Lippe (bên nội)
Thân phụHoàng tử Bernhard của Lippe-Biesterfeld
Thân mẫuJuliana của Hà Lan
Tôn giáoGiáo hội Tin Lành Hà Lan
Kính xưng Vương thất của
Công chúa Margriet của Hà Lan

Cách đề cập Her Royal Highness
Cách xưng hô Your Royal Highness
Cách thay thế Ma'am

Công chúa Margriet của Hà Lan (tên đầy đủ là Margriet Francisca, sinh ngày 19 tháng 1 năm 1943) là con gái thứ ba của Nữ hoàng JulianaHoàng thân Bernhard của Hà Lan. Với tư cách là dì của Đức vua đang tại vị, bà được xem là một thành viên của Triều đình Hoàng gia Hà Lan và hiện đang xếp thứ 8 trong dòng kế vị ngai vàng Vương quốc Hà Lan.

Công chúa Margriet thường đại diện cho Hoàng gia tham gia vào các sự kiện chính thức và bán chính thức. Thường thì những sự kiện này hoặc là sẽ được tổ chức tại Canada (nơi sinh của Công chúa Margriet), hoặc là sẽ do Thương thuyền hải binh Hà Lan (nơi mà bà là người bảo trợ) tổ chức.

Nơi sinh

Công chúa Margriet được sinh ra tại Bệnh viện thành phố Ottawa,[1] ở thủ đô Ottawa thuộc bang Ontario của Canada, và cũng là em bé hoàng gia duy nhất được sinh ra tại Bắc Mỹ.[2] Gia đình hoàng gia đã chuyển tới đây từ tháng 6 năm 1940 sau khi Hà Lan bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Để chắc rằng em bé mới sinh ra sẽ chỉ mang quốc tịch Hà Lan của mẹ, phòng hộ sinh của Bệnh viện Ottawa – nơi mà Công chúa Margriet chào đời – lúc bấy giờ đã được chính phủ Canada tạm thời xem là khu vực lãnh thổ đặc biệt.[3][4] Điều này cũng có nghĩa là phòng hộ sinh của Bệnh viện Ottawa sẽ trở thành một lãnh thổ quốc tế độc lập, không thuộc quyền quản hạt của bất cứ quốc gia nào, và em bé được sinh ra trong khu vực lãnh thổ đặc biệt này sẽ mang quốc tịch của mẹ.

Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng lúc bấy giờ, chính phủ Canada đã biến phòng hộ sinh của Bệnh viện Ottawa thành khu vực lãnh thổ của Hà Lan, điều này là không đúng. Luật quốc tịch Hà Lan được lập chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cơ bản của jus sanguinis (Chủ nghĩa huyết thống, nghĩa là con cái sẽ theo quốc tịch của cha mẹ), nên việc biến phòng hộ sinh thành một bộ phận của lãnh thổ Hà Lan để Công chúa Margriet được mang quốc tịch Hà Lan là việc không cần thiết. Mặt khác, Luật Quốc tịch Canada lại được lập chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của jus soli (Chủ nghĩa thuộc địa, nghĩa là những ai được sinh ra trên lãnh thổ của nước nào sẽ là công dân của nước đó), do vậy, việc nước này tạm thời không công nhận lãnh thổ sẽ giúp cho Công chúa không phải mang quốc tịch Canada.

Đặt tên và rửa tội

Công chúa được đặt tên theo marguerite – một loài hoa được xem như biểu tượng của cuộc kháng chiến chống Đức Quốc Xã lúc bấy giờ.

Lễ rửa tội cho Công chúa Margriet được tổ chức vào ngày 29 tháng 6 năm 1943 tại Nhà thờ Trưởng lão Thánh AndrewOttawa, Canada.[1] Cha mẹ đỡ đầu của bà gồm Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Hoàng hậu Mary của Anh, Thái tử phi Märtha của Na Uy, Martine Roell (thị nữ của Công chúa Juliana ở Canada) và Thương thuyền hải binh Hà Lan.[5]

Thời hậu chiến

Cờ hiệu Hoàng gia của Công chúa Margriet.

Công chúa Margriet lần đầu tiên được trở về Hà Lan là sau khi nước này giành được độc lập vào tháng 8 năm 1945. Gia đình hoàng gia quay về sống tại Cung điện SoestdijkBaarn – nơi mà họ đã từng sống trước khi chiến tranh nổ ra.

Công chúa theo học tiểu học lần lượt tại trường De Werkplaats ở Bilthoven và trường Niewe Baamse ở Baarn, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1961 tại trường trung học Baarns Lyceum, bà trở thành sinh viên ngành Văn học Pháp, lịch sử và lịch sử nghệ thuật tại trường Đại học Montpellier ở Pháp. Sau khi trở về Hà Lan, bà theo học ngành Luật cơ bản, Luật Hiến pháp, Luật La Mã cùng một số môn khoa học xã hội khác tại trường Đại học Leiden. Bên cạnh đó, bà còn tham gia khóa học y tá phụ hạng nhất do Hội Chữ Thập đỏ Hà Lan tổ chức tại Bệnh viện De Lichtenberg ở Amersfoort.

Hôn nhân

Khi đang theo học tại trường Đại học Leiden, Công chúa Margriet đã gặp phu quân tương lai của mình là Pieter van Vollenhoven. Ngày 10 tháng 3 năm 1965, cặp đôi chính thức tuyên bố đính hôn. Lễ cưới của họ được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 năm 1967 tại Nhà thờ Thánh Jacob ở Den Haag.[1][6] Theo Sắc lệnh Hoàng gia lúc bấy giờ thì các con của Công chúa Margriet và Pieter van Vollenhoven sẽ được mang tước hiệu HH Hoàng tử/Công chúa của Orange-Nassau, van Vollenhoven. Tuy nhiên, những tước hiệu này sẽ không được truyền cho đời sau.

Công chúa Margriet đến thăm Lễ hội hoa tulip Canada được tổ chức tại Ottawa tháng 5 năm 2002.

Sau khi kết hôn, họ có với nhau 4 người con:

Nhiệm vụ hoàng gia

Công chúa Margriet là một thành viên tích cực của Hoàng gia Hà Lan. Bà thường từng đại diện cho Nữ hoàng tham gia vào nhiều sự kiện trong và ngoài nước.[1]

Đặc biệt, bà rất quan tâm đến các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và văn hoá. Từ năm 1987 đến 2001, bà là phó chủ tịch của Hội Chữ thập đỏ Hà Lan, đồng thời cũng là người đã sáng lập nên Quỹ Công chúa Margriet. Ngoài ra, bà còn là thành viên ban giám đốc của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Từ năm 1984 đến 2007, Công chúa Margriet là Chủ tịch của Quỹ tài trợ Văn hóa châu Âu, đồng thời cũng là người đã sáng lập nên Giải thưởng Đa dạng Văn hoá của Công chúa Margriet. Bên cạnh đó, bà còn là thành viên danh dự của Ủy ban Paralympic quốc tế.[7]

Tước hiệu

  • 19 tháng 1 năm 1943 – 10 tháng 1 năm 1967: Her Royal Highness Công chúa Margriet của Hà Lan, Công chúa của Orange-Nassau, Công chúa của Lippe-Biesterfeld[8]
  • 10 tháng 1 năm 1967 – nay: Her Royal Highness Công chúa Margriet của Hà Lan, Công chúa của Orange-Nassau, Công chúa của Lippe-Biesterfeld, Bà Van Vollenhoven

Tổ tiên

Tham khảo

  1. ^ a b c d (tiếng Anh)“Princess Margriet”. Hoàng gia Hà Lan. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ (tiếng Anh)Flarup, Rikke Oberlin (ngày 19 tháng 1 năm 2015). “72 years ago a Dutch Princess was born in Canada”. royalista.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ (tiếng Anh)“Proclamation”. Canada Gazette. ngày 26 tháng 12 năm 1942. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ (tiếng Anh)“Second World War – 1943: Netherlands' Princess Margriet born in Ottawa”. cbc.ca. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ (tiếng Anh)“The Gift of Tulips”. canadascapital.gc.ca. ngày 23 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ (tiếng Anh)“Orange Wedding 1967 (video)”. britishpathe.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ (tiếng Anh)“Honorary Board”. IPC. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  8. ^ (tiếng Hà Lan)“Royal decree of 8 Januari 1937: Besluit betreffende den naam, te dragen door de kinderen van Hare Koninklijke Hoogheid Prinses JULIANA”. angelfire.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

Margriet của Hà Lan
Nhánh thứ của Nhà Lippe
Sinh: 19 tháng 1, 1943
Kế vị
Tiền nhiệm
Nữ Bá tước Leonore của Orange-Nassau, Jonkvrouwe van Amsberg
Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Hà Lan
vị trí thứ 8
Kết thúc
Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Anh
kế thừa từ Công chúa Anne, con gái của Vua George II của Anh
Kế nhiệm
Lucas van Vollenhoven van Lippe-Biesterfeld