Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Nho giáo”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 209: Dòng 209:
Đồng ý Banzaku. Tuantintuc đáng khâm phục ở chỗ bạn hiểu biết rất rộng nhưng có điều bạn ít khi đi vào trọng tâm bài viết. Đó là chỗ dở của bạn. [[Thành viên:Vnreformer|Vnreformer]] ([[Thảo luận Thành viên:Vnreformer|thảo luận]]) 14:33, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Đồng ý Banzaku. Tuantintuc đáng khâm phục ở chỗ bạn hiểu biết rất rộng nhưng có điều bạn ít khi đi vào trọng tâm bài viết. Đó là chỗ dở của bạn. [[Thành viên:Vnreformer|Vnreformer]] ([[Thảo luận Thành viên:Vnreformer|thảo luận]]) 14:33, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)


Người Việt theo đủ thứ chủ thuyết ngoại lai rồi chửi bới, chém giết nhau. Chẳng có chút đạo đức nào hết. Đáng lẽ người Việt phải học làm người trước rồi mới đi cải tạo thế giới. [[Thành viên:Spirit1200|Spirit1200]] ([[Thảo luận Thành viên:Spirit1200|thảo luận]]) 09:34, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Người Việt theo đủ thứ chủ thuyết ngoại lai rồi chửi bới, chém giết nhau. Chẳng có chút đạo đức nào hết. Đáng lẽ người Việt phải học làm người trước rồi mới đi cải tạo thế giới. Có viết bài Nho giáo mới thấy phương thuốc chữa bệnh cho xã hội Việt Nam không nằm đâu xa.[[Thành viên:Spirit1200|Spirit1200]] ([[Thảo luận Thành viên:Spirit1200|thảo luận]]) 09:34, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Phiên bản lúc 06:24, ngày 9 tháng 2 năm 2016

Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chưa có tiêu đề

Đặc điểm của Nho giáo

Nho giáo có rất nhiều điểm mâu thuẫn, nếu chưa tính đến Nho giáo các đời sau, Nho giáo nguyên thủy chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn về nguyên tắc; ví dụ, Khổng Tử nói "dân làm gốc" nhưng lại gọi dân là "tiểu nhân",... Việc tìm ra các đặc điểm của Nho giáo để giải thích các mâu thuẫn đó yêu cầu nghiên cứu về quá trình hình thành Nho giáo, tức là tìm về nguồn gốc của Nho giáo. Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Chính vì thế nó mang đặc điểm của hai loại hình văn hóa này. [sửa]

Tính du mục phương Bắc

   * Tính "quốc tế" là một trong những đặc tính khác biệt của văn hóa du mục so với văn hóa nông nghiệp. Tính quốc tế trong Nho giáo thể hiện ở mục tiêu cao nhất của người quân tử là "bình thiên hạ". Bản thân Khổng Tử đã nhiều lần rời bỏ nước Lỗ, quê hương ông để đi tìm minh chủ. Đối với người quân tử, việc tìm được một minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho đất nước của mình. Trong các truyền thuyết và văn học Trung Hoa, việc các nhân tài thay đổi minh chủ là điều rất thường thấy. Đó cũng là một trong những ảnh hưởng của Nho giáo.
   * Tính "phi dân chủ" và hệ quả của nó là tư tưởng "bá quyền", coi khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm còn "tứ di" xung quanh đều là "bỉ lậu" cả. Khổng Tử nói: "Các nước Di, Địch, dù có vua nhưng cũng không bằng Hoa Hạ (Trung Hoa) không có vua" (sách Luận ngữ). Tính phi dân chủ còn được thể hiện ở chỗ coi thường người dân, đặc biệt là phụ nữ. Khổng Tử gọi dân thường là "tiểu nhân", đối lập với người "quân tử". Còn đối với phụ nữ, ông nói: "Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán" (sách Luận ngữ).
   * Tính "trọng sức mạnh" được thể hiện ở chữ "Dũng", một trong ba đức mà người quân tử phải có (Nhân - Trí - Dũng). Tuy nhiên ông cũng nhận ra điều nguy hiểm: "Kẻ nào có dũng mà ghét cảnh bần hàn tất làm loạn".
   * Tính "nguyên tắc" được thể hiện ở học thuyết "chính danh". Tất cả phải có tôn ti, tất cả phải làm việc theo đúng bổn phận của mình.

[sửa]

Tính nông nghiệp phương Nam

   * Tính "hài hòa" là một đặc tính của văn hóa nông nghiệp, trái ngược với tính trọng sức mạnh của văn hóa du mục. Biểu hiện cho tính hài hòa là việc đề cao chữ "Nhân" và nguyên lý "Nhân trị". Khổng Tử từng nói: "Về cái mạnh của phương Nam ư? Hay cái mạnh của phương Bắc ư? ... Khoan hòa mềm mại để dạy người, không báo thù kẻ vô đạo - ấy là cái mạnh của phương Nam, người quân tử ở vào phía ấy. Xông pha gươm giáo, dầu chết không nản, ấy là cái mạnh của phương Bắc - kẻ mạnh ở vào phía ấy" (sách Trung Dung).
   * Tính "dân chủ" là đặc tính khác biệt với văn hóa du mục. Khổng Tử nói: "Dân là chủ của thần, vì thế thánh nhân xưa lo cho việc dân rồi mới lo việc thần" (Kinh Xuân Thu). Ông còn nói: "Phải làm trước những công việc của dân, phải khó nhọc vì dân" (sách Luận ngữ). Tính dân chủ còn được thể hiện ở cách cư xử "trung dung" trong "ngũ luân". Trong các quan hệ đó, đều thể hiện tính hai chiều, bình đẳng: Vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh tốt, em nhường; bạn bè tin cậy.
   * Tính coi trọng văn hóa tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc) thể hiện nhiều trong Kinh Thi. Tính "trọng văn" cũng ngược lại với tính "trọng võ" của văn hóa du mục.

[sửa]

Thay đổi của các đặc điểm theo thời gian

Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa đối lập nhau, đó là văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động như thời Xuân Thu khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi các giằng co dẫn đến sự đụng đầu của hai nền văn hóa trong nho giáo, khiến cho Nho giáo nguyên thủy chứa đầy mâu thuẫn.

   * Mâu thuẫn đầu tiên là mâu thuẫn về thái độ đối với người dân. Văn hóa du mục trọng sức mạnh, trọng người quân tử, lấy người quân tử để đối lập với kẻ tiểu nhân - người dân thường, "Người quân tử giúp người làm điều thiện, chứ không làm điều ác; kẻ tiểu nhân thì ngược lại" (sách Luận ngữ). Trong khi văn hóa nông nghiệp lại coi trọng dân, lấy dân làm chủ, "dân là chủ của thần".
   * Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa "lễ trị" (pháp trị) của văn hóa du mục với "nhân trị" của văn hóa nông nghiệp. Khổng Tử nói nhiều đến "lễ trị", ông vận động các nước chư hầu duy trì cái "lễ" của nhà Tây Chu: "Ta học lễ nhà Chu, hiện đang ứng dụng; ta theo nhà Chu" (sách Trung Dung). Học trò thường được ông kể rằng: "Nằm mộng thấy Chu Công". Nhưng dần dần, Khổng Tử chuyển từ "lễ" sang "nhân", nhập "nhân" vào với "lễ" và còn đi xa hơn, coi "nhân" làm gốc của "lễ nhạc": "Không có nhân thì lễ để làm gì? Không có nhân thì nhạc để làm gì?" (sách Luận Ngữ).

Chính sự mâu thuẫn nội tại trong Nho giáo nguyên thủy là nguyên nhân gây ra "tấn bi kịch" lớn nhất của Nho giáo: cái Nho giáo mà Khổng Tử tốn bao công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành công.

                                        Tun Cun 15:53, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không rõ kết luận về văn hóa du mục và văn hóa phương Nam là nguồn gốc của Nho giáo như thế nào? Tại sao Nho giáo lại có nguồn gốc từ văn hóa phương Nam? Tại sao văn hóa du mục lại đem lại cho Nho giáo tính chất quốc tế nhưng lại thiếu dân chủ và bá quyền? Vì sao Khổng Tử lại đồng thời dựa vào 2 nền văn hóa đối lập nhau: văn hóa du mục và văn hóa phương Nam nông nghiệp. Cuối cùng xin hỏi tác giả bài viết: Nguồn gốc và mục đích cho sự hình thành và ra đời của Nho giáo là gì? Có lẽ nắm được điểm này mới lí giải được các chủ trương và sự lựa chọn của Nho giáo trong so sánh với các học thuyết thời Xuân Thu Chiến Quốc khác. Xin cảm ơn

Bàn luận của 125.214.60.170

Nói thêm: Nho giáo mình đã luận, vậy, đâu là tích cực, đâu là mặt hạn chế mà ta chưa phân tích. Nếu các vị có cơ sở và dữ liệu để chứng minh xin giúp cho mọi nguòi cùng hiểu. 125.214.60.170 14:34, ngày 26 tháng 1 năm 2007

Tam cương

Theo tôi được biết thì tam cương gồm 3 mối quan hệ chính (trong ngũ luân): vua-tôi, cha-con và vợ-chồng chứ không phải thày-trò như bài viết nêu. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:17, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

theo toi dc biet ong to cua Nho Giao la Khong Tu, Vay nhung nhan vat cung lien quan den Nho Giao la nhung aithảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.56 (thảo luận • đóng góp).

Đóng góp ý kiến về bài viết "Nho giáo"

Người viết bài về nho giáo có nhiều nhận định hết sức mơ hồ về nho giáo, đặc biệt không hiểu ý nghĩa của học thuyết dẫn đến nhận định sai lầm.

Chữ "tiểu nhân" cũng như chữ "quân tử" mà Khổng Tử sử dụng đều có 3 nghĩa hiểu

       - Thuần chỉ địa vị xã hội: quân tử là người quý tộc, tiểu nhân là dân thường.
       - Thuần chỉ tư cách đạo đức: quân tử là người có đức hạnh, tiểu nhân ngược lại.
       - Kết hợp cả hai nghĩa trên: vừa chỉ đạo đức, vừa chỉ địa vị.

Trước thời Khổng Tử người ta hiểu quân tử, tiểu nhân theo nghĩa thứ nhất, Khổng Tử được coi như tạo ra nghĩa thứ hai trong học thuyết của mình, nghĩa thứ ba la bao gồm cả hai nghĩa trên.Vì vậy việc Khổng Tử nói "dân làm gốc" mà lại nói dân là "tiểu nhân" phải tuỳ ngữ cảnh mà hiểu, không có gì mâu thuẫn cả.

Thứ nữa, nho giáo trọng "nhân- trí- dũng", trọng cả 3 đức , không phải chỉ trọng duy nhất đức "dũng" cho nên viết nho giáo trọng sức mạnh (theo nghĩa tiêu cực)là điều hết sức làm lẫn. Sở dĩ trọng đức "dũng" bởi vì có "dũng" mới làm được điều nhân, chiến thắng bản thân, tu được đưc hạnh.Như câu: "người thấy điều nghĩa không làm không gọi là dũng","người có nhân chắc chắn có dũng, nhưng người có đức dũng chưa chắc có nhân".Cốt lõi của nho gia theo tinh thần Khổng Tử là chữ "nhân", muốn có "nhân" phải có "trí " để phân biệt điều nên làm và không nên làm, có "dũng" để thực hiện.

"Lễ " là biểu hiện của "nhân", việc Khổng Tử nói đến "lễ" không phải là ông chủ trương "lễ trị", nếu chỉ lấy một câu nói của Khổng Tử rồi quy kết ông chủ trương thế nọ thế kia như rất nhiều lần bài viết đang có đã làm thì thật thiếu khoa học và nghiêm túc trong việc nghiên cứu, gây ngộ nhận cho người đọc.

v.v.v

Ai đó có viết như sau:

"Như vậy, Khổng giáo hoàn toàn thất bại[cần dẫn nguồn]. Trước khi chết, Khổng Tử rất u buồn bởi lẽ ông hiểu rằng, hút nhụy một phần từ văn minh nông nghiệp, Nho giáo mang tính nhân bản của ông chỉ thích hợp trong phạm vi làng xã. Còn để phục vụ trong phạm vi quốc gia thì cần phải có một triết lý có tính pháp luật cao hơn, và Hán nho đã hoàn thành xuất sắc điều này.

Viết như vậy theo tôi là sai lầm bởi từ "Khổng giáo" mang nghĩa hiểu là "Nho giáo", ở thời Khổng Tử, không có danh từ "Khổng giáo".Còn "Nho giáo" là hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các học thuyết đời sau theo trường phái nho gia nữa.


Tóm lại tôi thấy rằng, người viết bài về "Nho giáo" hiểu rất mơ hồ về "Nho giáo" nên đã mang những nhận định sai lầm của mình vào bài viết.Chất lượng bài viết hiện hành rất thấp, cần được sửa lại nhiều để tránh gây hiểu lầm cho mọi người.

Khonglysu (thảo luận) 18:34, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC) khonglysu[trả lời]

Nho giáo có phải là tôn giáo hay không?

Nho giáo (儒教), còn được gọi là Khổng giáo (孔教), là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị.

Nho giáo liệu có được coi là tôn giáo hay không khi không có một vị thần nào trong học thuyết của Khổng Tử? derschuetze (thảo luận) 18:56, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Kiểm chứng

Trích đoạn: Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như càng ít quan tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ 20, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau. Nho giáo từ hơn 2.500 năm trước đã thấy rõ được điều này. Cổ nhân từ xưa đã có câu "Ôn có tri tân" (Nhắc lại việc cũ để ngẫm về chuyện thời nay), việc ôn lại các giá trị, lời dạy của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay[1].

Vui lòng bổ xung thêm nguồn khác để tăng tính chính xác thông tin vì theo Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia thì Đối với những thông tin đặc biệt quan trọng đang có tranh chấp về tính chính xác khách quan, nếu một bên dẫn được ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm đề cập đến, thông tin đó có thể được chấp nhận là có độ chính xác cao, trừ trường hợp bên còn lại cung cấp được bằng chứng là thông tin đã bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại. Đồng thời áp dụng theo Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia. Cám ơn Tuấn Út Thảo luận 03:22, ngày 14 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]


"Fukuzawa Yukichi trong bài Thoát Á luận đã chỉ trích lối học thiên về Nho giáo của Trung Hoa và Triều Tiên: "Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ" - Đoạn này Dangong trích từ tuanvietnam. Tuy nhiên, link này đã chết, khi nháy vào thì đã không còn tồn tại để kiểm chứng. Đề nghị dẫn từ nguồn khác, nếu không tôi sẽ loại bỏ đoạn nàyThanung123 (thảo luận) 06:52, ngày 22 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đã thêm 3 nguồn, bạn có hài lòng không hay cần nguồn hàn lâm? Thanung123 nếu bạn thuộc biên chế quân đội hoặc ngồi trong cơ quan công an truy cập mạng thì không thấy link này đâu, tôi từng ngồi ở đó truy cập hoài nên tôi biết, bạn nên thử các mạng khác nhau sẽ thấy. Gửi bạn link archive: http://web.archive.org/web/20141221120446/http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-01-14-thoat-a-luan  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 11:02, ngày 22 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Sơ sài

Phần Quá trình hình thành và phát triểnNội dung cơ bản còn sơ sài. Linquo (thảo luận) 07:22, ngày 23 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

TuanUt đã xóa thảo luận này của Lotye vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:05, ngày 20 tháng 2 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Một số chỗ trong bài Nho giáo người viết đã nhầm lẫn giữa triết lý của Nho giáo và phong tục, luật pháp thời trung cổ. Không phải cái gì thời trung cổ cũng bắt nguồn từ nho giáo mà có khi nó bắt nguồn từ pháp gia hay chỉ là tập quán xã hội. Cần phân biệt lý thuyết và thực tế, không đánh đồng được. Việc đánh đồng sẽ dẫn đến ngộ nhận, vứt bỏ những lý tưởng cao đẹp của các triết gia chỉ vì có kẻ nói một đằng làm một nẻo. Rebino (thảo luận) 17:36, ngày 28 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khổng và Mạnh là khác nhau, lại khác Hán nho và Tống nho. Ở VN thì không nghiên cứu cái gì toàn diện cả. Tóm lại nó là thuyết duy tâm, cứ tu thân là nên đạo đức mà ko đếm xỉa môi trường xã hội xung quanh, các khía cạnh kinh tế...Khổng hay Phật thì cũng đều là văn hóa ngoại lai, nó du nhập lâu đời thì ta coi nó là văn hóa dân tộc, có vậy thôi. Tất cả các hệ tư tưởng đều phải được đưa lên bàn cân, thông tin nhiều chiều cho khách quanTuantintuc17 (thảo luận) 10:23, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn Tomorono đi vào nhận định chủ quan rồi, ví dụ bạn dùng từ "bị cho", vậy ai cho? Bạn đổ lỗi cho những người CS cho Nho giáo là phản động, mà ko thấy vô số trường phái triết học khác xem là như vậy. Ở đây chúng ta đáng cần phải đi đến định nghĩ Khổng giáo và Nho giáo, sự khác nhau giữa Khổng - Mạnh, cái gì của Hán nho, cái gì của Tống nho, từ đó mới đi đến kết luận. Những cái rất cầnt hì ko có phânt ích cụ thể. Còn gọi là ý thức hệ phong kiến thì có gì sai. Nhiều vương triều quân chủ phong kiến lấy nó làm hệ tư tưởng nhà nước. Ở đây để phân biệt phong kiến, tư bản, xã hội, cộng sản, là phải dựa trên cả 3 hướng: kinh tế, chính trị, văn hóa - đạo đức, trong đó kinh tế là then chốt để phân biệt. Dĩ nhiên ko ở đâu có phong kiến toàn diện, tư bản toàn diện hay xhcn toàn diện. Hiện thời là pha tạp đủ thứ và tác động đến các bộ phận khác nhau. Còn bạn nói VN độc lập một phần là nhờ Nho giáo là chủ quan. Nho giáo khưyến khích tinh thần yêu nước. Nhưng nói Việt Minh nắm chính quyền nhờ Nho giáo? Bạn đã đọc đề cương văn hóa, cương lĩnh Việt Minh. Vậy Việt minh dựa vào tư tưởng Nho giáo mà dành chính quyền à ? Hay là nhờ tư tưởng dân chủ và bình đẳng, pha trộn lý thuyết cánh tả? Còn Bảo Đại cũng có ý giành chính quyền, nhưng ông ta ko kịp thì VM đã hớt của ông ấy. Trước đó tháng 3/1945 Bảo đại đã tuyên bố độc lập và cho "Nhật trao cho" theo thuyết Đại Đông Á, nhưng quân Nhật vẫn ở lại, và ông ta có hướng quân chủ lập hiến nhưng ko kịp. Còn nói hệ tư tưởng Nho giáo kìm hãm VN, làm Vn lạc hậu và mất nước là có chứng cớ rõ ràng. Việc Pháp để triều Nguyễn ko phải là họ ko thể hất đổ triều đó, mà vì có lợi cho Pháp. Bạn ko thể chủ quan mà nói Pháp ko đủ khả năng lật hoàn toàn triều Nguyễn. Cái đó là "giả thuyết", "suy diễn", chúng ta chỉ nhìn vào sự thật lịch sử. Để phân biệt giữa tả và hữu tức cái phản động và cái tiến bộ, cái bảo thủ và cái cấp tiến, là người ta dựa theo học thuyết mà ra. Ở đây tôi ko nói là cái gì của Nho giáo cũng là phản động, phải tùy vào "cái nhỏ", hơn nữa động cũng chưa chắc đã hơn phản động, cách mệnh ko phải lúc nào cũng tốt, tùy nhãn quan của mỗi người. nhưng cái gì nó cũng phải rạch ròi, nếu ko thì đã ko sinh ra khái niệmTuantintuc17 (thảo luận) 12:17, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Theo tôi ai bảo Nho giáo phản động, nhà Nguyễn là công cụ của Pháp thì cứ ghi tên người đó vào bài để người đọc khỏi nhầm lẫn Wiki nói thế là xong. Tôi đồng ý với cách sửa đổi của bạn là đưa tên người nhận định vào. Tomorono (thảo luận) 12:32, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phản động là một từ có từ thời cách mạng Pháp. Thời đó, ai theo chủ nghĩa tự do đều xem những người ủng hộ triều Louis là phản động. Sau đó một liên minh mà sách báo bây giờ ai cũng bảo là phản động, tấn công những người theo chủ nghĩa tự do, giai đoạn 1815-1830. từ phản động sau này hay được dùng cho các hệ tư tưởng cực hữu, như dân tộc hay tôn giáo cực đoan, phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, thuyết nam quyền, phát xít, phong kiến, thần quyền. Những người theo chủ nghĩa tư bản xem phong kiến là phản động. Những người theo CNXH xem tư bản là phản động. Ở các nước tư bản, phe cánh hữu họ ko xem hệ tư tưởng XHCN, CSCN là phản động, mà họ cho là viển vông, ko thực tế (ở đây đang nói là mục tiêu, chứ ko nói cách thức để thực hiện). Ở các nước tư bản có hệ tư tưởng bảo thủ, xem trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, nhưng ko phải là lấy lại tất cả cái gì của quá khứ, để chọi lại những người luôn muốn hướng lên phía trước. Họ ko lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng tư tưởng, mà chỉ vay mượn mà thôi. Rất nhiều người ủng hộ họ. Như khi có nhiều người muốn XHCN, thì họ bảo phải TBCN, có người muốn thế tục, thì họ lại nhấn mạnh tôn giáo, tức là những cái gì đã rất xưa, nhưng họ cho là vẫn cần thiết. Còn đạo đức thì có rất nhiều hệ tư tưởng. Nếu chúng ta ko phân biệt được khái niệm, thì cứ đi sa đà vào những tranh cãi ko đến đâu và tự ái ko đến đâu. hiểu rõ khái niệm là nền tảng để viết bàiTuantintuc17 (thảo luận) 12:52, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu tại sao nhiều người lại cứ muốn tìm cội nguồn văn hóa của VN ở làng xã, ở những người nông dân ít học mà không tìm ở Nho, Phật, Lão ? Những người nông dân thì có thể tạo ra cái gì có thể gọi là văn hóa, văn minh? Họ chỉ là những người mà các triều đại quân chủ ra sức giáo hóa mà thôi. Tôi ghét nhất là những tư tưởng du nhập từ phương Tây đề cao đám đông như dân chủ, cộng sản, dân tộc này nọ. Thực tế lịch sử đã cho thấy đám đông có sức phá hoại khủng khiếp thế nào, đã đưa đất nước này xuống hố thế nào. Tại sao còn ca ngợi đám đông ? Đám đông mà không có người lãnh đạo, không được giáo dục, định hướng thì chẳng làm được gì ngoài việc đập phá, gây hại cho xã hội. Các học thuyết vô chính phủ như chủ nghĩa cộng sản dựa trên một giả thuyết rằng đám đông đã đạt đến trình độ trí tuệ và đạo đức cực cao có thể hoạt động mà không cần đến quyền lực áp chế từ bên ngoài, bắt họ vào khuôn khổ, định hướng cho họ từ đó đi đến chỗ phủ định nhà nước thậm chí là mọi thứ quyền lực. Đó là sai lầm cơ bản của chủ nghĩa vô chính phủ dù mục đích của nó hết sức tốt đẹp là giải phóng triệt để con người. Con người chỉ thật sự được giải phóng khi nó đạt đến một trình độ tự giác, trình độ trí tuệ và đạo đức cao chưa từng có trong lịch sử nhân loại.Rotoren (thảo luận) 14:56, ngày 18 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc bài Nho giáo từ đầu đến cuối chẳng thấy ông Khổng nói sai chỗ nào chẳng hiểu sao nhiều người lại chỉ trích Nho giáo. Tự phủ định những giá trị văn minh của mình hỏi sao không loạn !Holocat (thảo luận) 16:51, ngày 29 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đọc báo lúc nào cũng thấy ca ngợi Nhật thế này thế kia mà chẳng có báo nào chỉ ra được những ưu điểm họ từ đâu mà có. Hy vọng bài Nho giáo này sẽ có tác động tích cực đến xã hội VN, giứp người Việt tìm về nguồn cội, gốc rễ văn hóa của mình chứ không phải làm người Việt cảm thấy tự ti mặc cảm so sánh VN với Nhật như khi đọc báo. Holocat (thảo luận) 15:58, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn thích viết gì thì viết nhưng đừng bóp méo, làm lệch lạc những nội dung của người khác có dẫn nguồn đàng hoàng. Nho giáo trước hết là tư tưởng đạo đức, nếu bạn cứ xóa bỏ, bóp méo, làm lệch lạc những thứ của người khác đưa vào có nguồn nghiêm chỉnh thì tự xem lại đạo đức của chính mình, đối chiếu với đạo đức Nho giáo luôn. Những thứ này đưa vào là để rộng đường dư luận, có tư liệu tham khảo chứ ko khẳng định chân lý cái gì cả. Bạn có thể cho Khổng Tử "nói cái gì cũng đúng", nhưng có người không cho là như vậy thì sao. Không thể có cái kiểu tự cho ý kiến mình là chân lý. Thứ hai về bạn nói về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa vô chính phủ thì cũng không có dẫn chứng cụ thể nào cả, nên tôi không thảo luận với bạn. Người ta chỉ thảo luận những gì có chứng cứ, chứ không thảo luận những thứ suy đoán. Nói chung làm việc nghiêm túc, có đậo đức, chứ đừng đi bóp méo những cái của người khác đưa vàoTuantintuc17 (thảo luận) 09:59, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn thích viết cái gì cứ viết. Chẳng ai hơi đâu bóp méo, xuyên tạc của bạn. Lotoryt (thảo luận) 15:43, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phải công nhận dân tộc Trung Hoa trưởng thành sớm. Họ giỏi về mọi mặt, từ tư tưởng, tổ chức nhà nước cho đến công nghệ. Đúng là một dân tộc vĩ đại. Người Việt không nên đố kỵ hay thù ghét người Tàu mà nên chịu khó học hỏi họ đến nơi đến chốn mới khá lên được. Có viết bài Nho giáo mới thấy văn hóa đại chúng phương Tây hiện đại đa phần là rác rưởi, nọc độc được tạo ra để kiếm tiền.Thiennhan12 (thảo luận) 18:11, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài Nho giáo hiện nay gần như là một nghiên cứu về Nho giáo, một chú giảng khá độc đáo Tứ thư. Thật đáng tự hào :DCondomvn (thảo luận) 17:03, ngày 2 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mất nước rồi xúm lại chê bai Nho giáo, đổ hết sự bất tài, thất bại của mình lên đạo của thánh nhân. Rút cuộc tự vứt bỏ tri thức của mình trong khi tri thức của người thì học không đến nơi đến chốn. Bởi vậy mới trở thành một dân tộc mông muội. Mấy thế hệ mông muội chỉ toàn làm bậy, đau khổ mà không hiểu nguồn gốc khổ đau của mình ở đâu ra. Condomvn (thảo luận) 11:30, ngày 5 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài này sẽ giúp mấy bác lười đọc Tứ thư Ngũ Kinh nhưng ưa tán nhảm về Nho giáo có nhãn quan mới về hệ thống triết học này. :D Đọc công trình nghiên cứu cấp nhà nước của bác gì đấy thấy toàn tán nhảm, ăn ốc nói mò. Nói chúng là định kiến nhiều hơn hiểu biết. Derf45 (thảo luận) 17:29, ngày 7 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhân trị thì chưa đủ để xây dựng xã hội thịnh trị mà cần có pháp trị bổ sung. Nếu người lãnh đạo không có đức hạnh thì cần có luật pháp khống chế ông ta, cần có cơ chế thay thế ông ta. Nhưng ít ra phải hiểu rõ ràng, chính xác, sâu sắc nhân trị và pháp trị là gì, nó hay dở chỗ nào thì mới vận dụng đúng được. Không hiểu rõ ràng mà đã vội nhận định, phê phán này nọ thì chẳng tiến bộ nổi. Vấn đề của người Việt là không hiểu biết đến nơi đến chốn nhưng ưa tán nhảm. Lumerita (thảo luận) 16:23, ngày 16 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài viết

Tôi xem đoạn định nghĩa Nhân, Nghĩa Lễ, Trí Tín, do sách Tứ thư (NXB..) viết, tôi cho là sai căn bản, không hiểu gì về Nho giáo cả. Người viết không có kiến thức để thẩm và viết bài. 14.172.86.164 (thảo luận) 15:47, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mời cao nhân đóng góp cho bài. Cứ nói chung chung vậy đâu có phát triển được bài. Froten (thảo luận) 16:32, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khóa

Sao lại khóa bài này vậy thành viên:TuanUt, đang có phá hoại hay tranh chấp gì sao? Dụng cụ khóa bài của BQV không phải thích dùng là dùng, mà nó phải tuân theo 1 số quy tắc do Wiki đề ra. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:14, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với AS. Có ghét ai thì cứ canh me người đó sơ hở rồi cấm. Sao khóa bài làm chi khiến mọi người không đóng góp được. Lumerita (thảo luận) 14:16, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi bạn Lumerita, ở Wiki này tôi chẳng phải ghét ai. Tôi chỉ cấm theo quy đinh. @ majjhimā paṭipadā : Như tôi đã nêu trong tóm tắt sửa đổi là để "ngăn rối". Còn nếu majjhimā paṭipadā đã lên tiếng thì tôi sẽ mở khóa. Tuấn Út Thảo luận 14:25, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Việc khóa bài viết ở wiki chỉ phục vụ 1 mục đích duy nhất đó là ngăn cản việc phá rối bài viết, còn chuyện rối hay không, không phải thuộc phạm trù ở bài viết. Bạn có thể cấm rối, nhưng bài viết không phải là nơi để bạn ngăn rối. Bạn muốn khóa bài này, bạn phải chứng minh rằng có rối đang thêm thông tin sai lệch, hay phá hoại bài viết. Chứ không phải khóa chỉ với lý do là ngăn ngừa rối? Tôi không hiểu lắm tính logic ở đây. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:28, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn vẫn cho rằng mình khóa đúng, hãy đọc Wikipedia:Khóa trang và chỉ cho tôi bạn dựa vào quy định nào để khóa bài này? majjhimā paṭipadā Diskussion 14:30, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Ok, Tôi nhận mình sai trong việc này. Mong các bạn bỏ qua. Xin cám ơn. Tuấn Út Thảo luận 14:31, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn! majjhimā paṭipadā Diskussion 14:39, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu Tuấn Út đã nhận sai thì nên sửa sai bằng cách mở khóa cho bài này. Lumerita (thảo luận) 03:00, ngày 15 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bạn nào tâm huyết với tư tưởng này dường như biết rất ít về chủ nghĩa tư bản, xã hội cộng sản. Thứ nhất Nho giáo không đồng nghĩa với tư tưởng Khổng Tử, Nho giáo do KT xây dựng nhưng nó bị biến đổi theo thời gian, phục vụ nhiều cho lợi ích của giai cấp phong kiến. Đặc trưng của nó là chủ nghĩa tập thể, coi trọng cộng đồng (cái này giống với CNXH, CNCS), nhưng lấy gia đình làm trọng tâm, từ đó lan ra ngoài, còn CNXH và CNCS lấy xã hội làm trọng tâm, hiểu XH là rất rộng, từ cộng đồng nhỏ đến cộng đồng nhân loại thế giới nói chung, chứ ko lấy gia đình làm trọng tâm. Nho giáo ủng hộ hệ thống đẳng cấp, tách biệt rạch ròi quân tử và tiểu nhân, kẻ có học và không có học, ít nhiều có tính duy tâm, chứ ko cởi mở cho khoa học như CNXH và CNCS. Nho giáo ko ủng hộ tự do cá nhân, coi trọng phép tắc lập nên từ trước. CNXH và CNCS lại coi trọng bình đẳng đến mức tuyệt đối từ địa vị lẫn tài sản, và tự do trong xã hội CS tương lai chỉ bị giới hạn ở cộng hữu và quy ước tập thể, chứ ko bị giới hạn bởi nhà nước, pháp luật, giáo điều tôn giáo. Còn CNTB, là chấp thuận đa nguyên văn hóa, ko có cái gì ở trên, ở dưới, mà qua cạnh tranh bình đẳng, cái gì phù hợp tự nhiên nó lên, cái gì ko phù hợp tự nhiên nó lùi, ko định hướng cụ thể, họ cổ súy cho tự do cá nhân và tư hữu, và trong văn hóa có cả văn hóa thị trường, tức văn hóa thành thương mại, còn bên XHCN bác bỏ văn hóa thị trường, sản phẩm văn hóa chỉ để phục vụ, chứ ko phải để kiếm lời, vì thế ở xã hội TBCN văn hóa có cả văn hóa thị trường lẫn nghệ thuật đích thực, ai thích cái nào là quyền của họ. CNTB đề cao tự do cá nhân, ít hay không chịu kiểm soát của cộng đồng, ví như có nhà tự do chủ nghĩa cho hút thuốc phiện là quyền của cá nhân, cộng đồng không nên xâm phạm vào, ở đây tự do là tuyệt đối ko lệ thuộc vào cộng đồng. Nhưng cái trớ trêu của CNTB là tự do trên cơ sở sự phân chia giai cấp, người nghèo lệ thuộc vào người giàu, do đó phái XHCN cho là tự do của người này đánh đổi tự do của người khác, mất tự do của người nghèo, do sự lệ thuộc của họ. Ở đây là xét trên lý luận, chứ ko nói áp dụng vào thực tế, vì các nhà chính trị, có khi không đáng tinTuantintuc17 (thảo luận) 09:55, ngày 5 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chỉ cần có nguồn là được. Một số thông tin như thời ông Diệm thế nào, thời cộng sản thế nào cần lượt bớt. Thông tin về loại người này chịu ảnh hưởng của Nho giáo, loại người kia thì không cần có nguồn chứng minh. Thông tin này "Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình, và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" (thường ứng nhiều hơn với các quan chức xuất thân từ nông thôn, ảnh hưởng nhiều hơn của Nho giáo). Hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", chỉ sự áp đặt của cha mẹ lên con cái mang tính gia trưởng, và sự thụ động ỷ lại của con cái với cha mẹ, "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, phải cùng đẳng cấp "quân tử", không cho con lấy kẻ "tiểu nhân"." rất đặc biệt nên cần có nguồn.Frendit (thảo luận) 12:39, ngày 5 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn này quá ấu trĩ về mặt tư tưởng, chủ nghĩa dân tộc là gì, đó là bảo toàn cái gì đó thuộc về dân tộc bạn. Bạn cấm con bạn lấy người nước ngoài, bạn kỳ thị với con lai,...đều có thể xem là theo chủ nghĩa dân tộc. Còn bảo thủ là gì, coi trọng gìn giữ các giá trị dân tộc, những truyền thống cũ, bạn bảo quân chủ thì đó là bảo thủ, người khác bảo cộng hòa thì đó là cấp tiến, người bảo ca trù đó là bảo thủ, người bảo rock đó là cấp tiến, tức cập nhật cái mới. còn chủ nghĩa tư bản là gì, mọi thứ đều có thể quy ra bằng tiền, trao đổi, mua bán, một sản phẩm văn hóa có thể bán ra thị trường, ko bất cứ cái gì, đó là tư bản, còn xhcn là gì là cộng đồng, là phục vụ lẫn nhau, không có tính hàng hóa, họ coi sản phẩm văn hóa là để phục vụ, chứ ko phải hàng hóa để bán chác. Còn những tập tục con ông cháu cha, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, môn đăng hộ đối... là những tập tục phong kiến đã có hàng nghìn năm ở VN, nó ko ảnh hưởng từ Nho giáo thì từ cái gì, hay từ Phật giáo thì bạn chứng minh đi, Phật giáo không có như thế, họ coi trọng bình đẳng hơn Nho giáo. Người Nho giáo không khoái làm kinh tế, nên kinh tế Á Đông mới lạc hậu, để cho phương Tây xâm chiếm. Còn đẳng cấp, cứ nhìn phân chia quân tử tiểu nhân là rõ. Tôi có đầy đủ tư liệu để chứng minh. Mà bạn viết bên thời Pháp thuộc, cũng đâu có nguồn mà tôi có xóa của bạn đâu, bạn biết tôn trọng người khác. Về khóc lóc trong tang lễ, tôi về nhiều làng quê việt Nam hương ước tập quán của họ ghi rất rõ khóc vào lúc nào, như trước động quan không được khóc lóc, rồi đi giật lùi trước quan tài vào lúc nào, rất tỉ mỉ,...Tuantintuc17 (thảo luận) 10:03, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nói chung cứ thêm nguồn vào là xong. Không có nguồn tôi sẽ xóa những thông tin tôi thấy là đáng ngờ. Phân chia ra thành CNTB và CNCS chẳng qua là định kiến của người cộng sản thôi. Frendit (thảo luận) 10:09, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn phải để cho người ta đứa ra nguồn, đang lấy nguồn mà sao cứ phá của người ta nhanh thế, 5 phút nữaTuantintuc17 (thảo luận) 10:52, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Để tránh 3RR, tôi khóa bài 1 ngày để bạn có thể tìm đủ nguồn chứng minh. Thay đổi lớn không qua thảo luận là điều không nên ở đây. DangTungDuong (thảo luận) 10:53, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chỉ cần 10 phút là tôi có nguồn rồi, không cần nhiều, còn cái gì ngày mai tôi cho nốt vì không có thời gian, bạn không phải khóa. Capitalism là ko phải do Marx đặt ra nhéTuantintuc17 (thảo luận) 10:55, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Từ ngữ

Đề nghị không dùng những từ thiếu bách khoa như "chưởng", "sến súa" làm giảm giá trị bài. Lenkera (thảo luận) 16:28, ngày 17 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn không có ý kiến tôi sẽ sửa. Lenkera (thảo luận) 04:23, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo

Phần này tôi không xóa vì nó có nguồn thôi chứ tôi thấy nó hoàn toàn vô căn cứ. Thử trích dẫn một câu nào đó trong Tứ thư, Ngũ kinh để chứng minh cho những chỉ trích Nho giáo thế này thế kia xem. Chẳng ai làm được đâu. Chẳng qua có một số anh lười biếng không chịu đọc kinh điển Nho học rồi nói bừa về Nho giáo. Toàn là định kiến chứ chẳng có chút cơ sở khoa học nào hết. Thứ định kiến này phát sinh do mất nước, phương tây hóa thiếu định hướng chứ không có gì hay. Tưởng mình học Tây là tiến bộ nhưng thật ra không học được tinh thần của họ mà chỉ bắt chước vẻ bề ngoài, thậm chí còn học những thứ bỏ đi của họ. Bi kịch từ đó mà ra chứ đâu.Lenkera (thảo luận) 12:40, ngày 29 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tuantintuc đưa phần này lên trên là có ý gì ? Lenkera (thảo luận) 14:20, ngày 29 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phần hạn chế phải để cuối bài kế bên phần giá trị mới đúng. Rõ ràng bạn tintuc đưa lên trên để định hướng người đọc. Yêu cầu thảo luận, không bút chiến. Vnreformer (thảo luận) 15:35, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Để mục đánh giá là đúng rồi, ưu-khuyết điểm nên đặt cạnh nhau, đưa lên làm gìBanzaku (thảo luận) 16:33, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu

Xin hỏi các bạn câu này của ông nào ? Nho gia hay Pháp gia. Thấy có quá nhiều người trích câu này để chỉ trích Nho giáo mà chẳng chỉ ra được nó của ông nào. Vnreformer (thảo luận) 17:08, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

http://www.tongphuochiep.com/index.php?option=com_content&view=article&Itemid=79&id=19382:cau-noi-quan-s-th-n-t-ph-s-t-vong-la-c-a-nho-gia-hay-phap-gia

Mời mọi người tham khảo. Vnreformer (thảo luận) 17:16, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hiểu biết của người Việt về Nho giáo cũng như nhiều thứ khác toàn là định kiến hơn là tri thức. Vnreformer (thảo luận) 17:24, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]


  1. ^ Cổ học tinh hoa. NXB Văn học. Lời dẫn

Bút chiến

Tôi tạm khóa sysop do bài liên tục bị lùi sửa. Mời các bạn liên quan tranh luận đạt đồng thuận trước, rồi tôi sẽ thêm nội dung đồng thuận vào bài. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 06:43, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đoạn "Hạn chế của Nho giáo", tuy có nguồn thật đấy, nhưng mỗi khổ đều chép nguyên xi từ nguồn từng câu từng chữ (chép cả những từ mang tính thiếu khách quan) mà không biên tập lại ngôn từ cho trung lập hơn (tôi đã biên tập lại nhưng bị lùi sửa). Vậy đó có phải là vi phạm bản quyền không, bạn Tuanminh01 cho ý kiến xemBanzaku (thảo luận) 07:12, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bạn làm ơn nói chi tiết giùm, và tách ra từng đoạn nhỏ riêng rẽ (khổ 1, khổ 2 v.v..) để mọi người có thể góp ý kiến từng đoạn. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 07:17, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mọi khổ ở đoạn này đều có 1 nguồn dẫn ở cuối. Bạn có thể chọn 1 khổ bất kỳ, theo link chú thích vào nguồn dẫn, rồi đối chiếu với đoạn trong bài. Tôi đã xem thử 3 khổ bất kỳ và thấy chúng đều chép 100% không qua biên tậpBanzaku (thảo luận) 07:23, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với Banzaku. Rõ ràng là vi phạm bản quyền nên cần biên tập lại. Vnreformer (thảo luận) 07:26, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không ai chấp nhận kiểu biên tập vậy đâu bạn. Nếu nói vi phạm bản quyền thì tình trạng cả bài này đều như vậy.Ngdanyen (thảo luận) 07:28, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài này phàn nào trích dẫn từ sách nào đều để trong ngoặc kép , dẫn nguồn đúng quy định. Không thể gọi là vi phạm bản quyền.Vnreformer (thảo luận) 07:51, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khoa học thì nó phải khoáng đạt, chấp nhận tư tưởng khác biệt, miễn là không dùng từ dung tục, không ngụy biện xuyên tạc. Ở đây vẫn có sự tuyên truyền chứ ko phải là khoa học. Có người nói tốt thì cũng phải có người nói xấu, đó là điều hiển nhiên chúng ta nên chấp nhận. Nho giáo thì ko phải chỉ có Tứ thư, ngũ kinh, ko chỉ có mấy thứ giáo điều trong vài ba cuốn sách, nó là một luận lý rất rộng, nhiều người, từ sách vở đến thực tiễn, ko nên nhầm lẫnTuantintuc17 (thảo luận) 10:33, ngày 5 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các bạn dẫn ra những câu nào trong các sách Nho học xưa để chứng minh cho sự phê bình Nho giáo đi. Tôi toàn thấy mấy ông ở thế kỷ 20 trở về sau này phê phán Nho giáo nhưng các ông ấy không am hiểu thứ các ông ấy phê phán. Vnreformer (thảo luận) 12:23, ngày 6 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phê phán Nho thì đã có từ thời cổ đại, thời "trăm hoa đua nở" các hệ tư tưởng ấy. Nho không chỉ có Tứ thư ngũ kinh, bạn hãy liệt kê một loạt những người xây dựng lên Nho giao trong suốt thời kỳ lịch sử. Cũng như CNCS ko chỉ có Marx, CNTB ko chỉ có A.Smith, mỗi hệ tư tưởng cóh nagf trăm người xây dựng. Ở VN ko phải ai cũng ảnh hưởng của Nho giáo, ví dụ người hòa Hảo, người Khmer, nhiều sắc dân thiểu số, và ngay cả trong người Kinh, nhiều người Tin lành giáo,...Cho nên ko thể nói nó là tư tưởng của cả dân tộc VN. Bạn đang bị ảnh hưởng của một cái thứ chủ thuyết của một số nhóm tàn dư của các đảng đã có từ lâu ở VN hay tuyên truyền cho cái thứ CNDT cực đoan, ví dụ chủ nghĩa dân tộc sinh tồn,v.v. Tư tưởng này có thể dẫn đến sự bài ngoại và kỳ thị sắc tộc rất kinh khủng. Thời nhà Nguyễn thì ảnh hưởng rất nhiều của đạo Nho. Kể cả đến Khải Định. Sang Bảo Đại, ông ta Tây hơn rất nhiều, thậm chí mặc quần áo Tây, lối sống Tây, lại còn chấp nhận "quân chủ lập hiến". Phạm Quỳnh theo đuôi, cũng nói quân chủ lập hiến, ông này nho học nặng nề, kiếnt hức về kinh tế của mấy người này không có gì. Dạo đó va chạm hai phái rất kinh là Nguyễn Văn Vĩnh, coi người Tây là văn minh, chê dân Nam là mọi rợ cần khai hóa, đề xuất trực trị, mở mang dân trí theo lối Âu học, Phạm Quỳnh phản lại coi trọng văn hóa người Á, nhưng ông ta cũng chỉ dám xin Pháp cho cái quyền tự trị, chứ ko dám nói đọc lập. Khi Nhật vào Vn đề cao cái thuyết châu Á của người Á (Đại Đông Á) thì phái này cũng nhảy theo, bài trừ văn hóa Tây,. họ dựa vào phong kiến và đại địa chủ. Thuyết Đại Đông Á dựa trên lý thuyết chủng tộc và sắc tộc ưu việt, cái này cũng là có nguồn gốc ở phương tây mà mấy chsu hitle, Mútollili kế thừa , ở châu Á là Hirohito. Nho giáo là của phương Đông lên quân phiệt Nhật vẫn kế thừa. Trần Trọng kim cũng vậy, nhưng ông ta trộn nhiều hơn của Hitler. Thuyết Đại Đông Á này là gì, là dân tộc, là cái ô của một dân tộc lớn hơn với một dân tộc nhỏ hơn, đén lượt dân tộc nhỏ hơn lại là cái ô của dân tộc nhỏ hơn nữa. nó là cái mầm của chủ nghĩa đế quốc, dĩ nhiển. Một loạt các đảng thành lập thời gian này lấy cái tên Đại Việt để khẳng định tư tưởng nước lớn, vì nghe VN nó nhỏ bé quá. Họ dựa vào nhật để chống Pháp. Tụi bên Lào, Cam sợ VN nước lớn nên kỳ thị VN. Ồng HCM về nước phải đổi MT phản đế đồng minh Đông Dương thành MTVM, và hữa giúp bên lào, campuchia có MT riêng, để tránh hiểu lầm tư tưởng nước lớn. Rất khác với mấy cái ông Đại Việt.

Quốc dân đảng thì họ ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc tế, chống Pháp lẫn nhà Nguyễn, lập cọng hòa, họ ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn nhưng không toàn bộ. Quốc dân đảng còn nói đến cách mạng thế giới. Tôn Trung Sơn thì bài ngoại quốc, tinh thần nước lớn, với Nho giáo ông ta ko ảnh hưởng nhiều. Tưởng và Mao đều ảnh hưởng của Tôn nhưng theo 2 chiều khác nháu. Tưởng nghiêng về hữu, Mao nghiêng về tả. Học thuyết của Mao có ảnh hưởng của Tôn. HCM cũng ảnh hưởng của Tôn. Lý thuyết của Mao sau này mới trở nên tả khuynh chứ lúc đầu ko như vậy, ông ta liên kết rất nhiều với các nhóm chính trị của các giai cấp trên. Stalin cũng chủ trương lập MT chống phát xít, chấp nhận liên kết với cả phái hữu, lẫn tả ôn hòa. Trotkyst thì ko cứ nhao nhao lên, ko thỏa hiệp với bất kỳ phe nào. Bài Nho giáo ở VN nặng nhất là của phe Đệ Tứ. Sau này có nhóm Nhân văn giai phảm, họ đả kích phong kiến kinh, thậm trí họ còn đòi tẩy chay Truyện Kiều, gọi Kiều là con đĩ, do đó phe bên này mới chụp họ là Trotskyst. Phe Đệ Tam vẫn kế thừa nhất định văn hóa phong kiến và tư sản. Ở đây cần có sự phân biệt tôn giáo và tư tưởng. Ông HCM ca ngợi Khổng, Phật, Jesus, thì ko có nghĩa là ông ca ngợi tôn giáo. Nhưng người CS đệ tam cho bỏ tôn giáo chỉ là tiến hóa. Ví như khi quân VN sang Campuchia, chính họ khôi phục đền chùa bên đó. Chỉ có chính trị là phải thế tục. Cái này thì các nước tư sản cũng vậy. May ra có bọn Hồi giáo cực đoan là ko chấpn hận. Còn phe Nam Kỳ tự trị sau 1945 thì toàn dân Tây học nặng, họ bài Nho giáo kinh khủng, vẫn coi Pháp là văn minh, Nam là mọi rợ. Phái Huỳnh phú sổ thì theo cnxh duy tâm của Phật, còn phái Cao đài thì chia rẽ, một phần vẫn thờ Nhật. Phan bội châu thì có chuyển biến tư tưởng rất nhiều, ông không đề cao đạo Nho mà coi trọng phương Tây lẫn châu Á cách tân, từ quân chủ lập hiến sang cH, ông ảnh hưởng từ nhật sang Ton Trung Sơn, rồi tìm đến Mácxít. Quốc dân đảng VN cũng ảnh hưởng của Phan. Còn Phan châu Trinh thì Tây nặng hơn. Ông đòi bỏ nhà Nguyễn, bài trừ Nho giáo, nhưng ôn hòa với Pháp, gọi là Việt Pháp đề huề, nhưng vẫn đòi Pháp cho VN tự trị từ đó lần hồi độc lập. có gì đó giống Gandhi của Ấn, nhưng Phan ko ảnh hưởng nặng của tôn giáo. Bùi Quang Chiêu là đệ tử của cụ Phan, cũng việt pháp đề huề, chửi nhà Nguyễn và Nho học, nhưng khi Pháp cho ông ta quyền lợi thì tư tưởng tự trị dân quyền cũng nhạt đi, mà làm cho Pháp. Ngô Đình diệm thì tư tưởng cũng thay đổi luôn xoành xoachj, lúc Phạm Quỳnh, lúc cường để, ... rồi tìm đến Nhân vị, một học thuyết hay được cái chế độ độc tài Mỹ latin chịu ảnh hưởng thiên chúa giáo vay mượn, nhưng Ngô lại cấy cái thứ cần lao vào để lấy lòng dân nghèo. thuyết quốc xã cũng là pha trộn của cả hữu lẫn tả.

Thuyết Nho giáo thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất là vấn đề gia đình và dân tộc. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, nên đọc Ăng ghen. Tư tưởng gia đình là do sự cục hạn của nền kinh tế. Cha mẹ dựa vào con cái, con cái dựa vào cha mẹ, do cục hạn kinh tế, nghèo đói mà ra. Ở phương Tây người ta rất giàu nên con cái có ý thức tự lập rất cao, chạ mẹ về già thì nhà nước nuôi (cái này là hơi hướm của CNXH), ko cần con cái. Nhưng ở người ta ko phải là ko có tình cảm gia đình. Tư tưởng gia đình quá lớn sinh ra nạn con ông cháu cha, cũng chỉ vì sự an toàn cho bản thân. Ngày xưa VN nặng Mácxít, con cái các lãnh đạo cũng ko có làm to, con cái học cũng chiến đấu, lao động, học tập như những người khác. Vấn nạn con ông cháu cha chỉ là sau này. Ở Liên Xô hay Đông Âu ngày xưa cũng ko có vấn nạn con ông cháu cha. Còn ở phương Đông có một vấn nạn khác đó là con ông cháu cha trong quản trị doanh nghiệp, ở phương Tây ko có nhiều. Ví như ở Mỹ, các tỷ phú rất hào phóng chi tiền cho từ thiện, họ dành cho con cái rất ít. Cổ phần được phân bổ rất rộng. Phương Đông không có. thứ hai là chủ nghĩa dân tộc, ở EU thì họ bỏ qua quá khứ rất nhiều, thậm trí 7 nước còn bỏ hàng rào kiểm soát công dân, đi lại tự do. Nói đại đồng thì quá sớm, nhưng tinh thần quốc tế là rõ ràng. Ở phương Đông thì vẫn hay bới móc quá khứ, kèn cụa biên giới lãnh t hộ từng tí một, từ đó tăng cường quân bị, đáng ra tiền đó dành cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội thì tốt hơn. CNTB thì bản chất của nó là chủ nghĩa quốc tế, cho nên chấp nhận kinh tế tư bản thì cũng dễ chấp nhận văn hóa tư bản. Ở VN, 70% xuất khẩu là ở các doanh nghiệp vốn nước ngoài, gần 70% công nghiệp là do họ nắm. Ta bị lệ thuộc vốn vay, kỹ thuật, đầu tư trực tiếp... từ đó lệ thuộc chính trị... Nói chủ nghĩa thực dân kiểu mới ko phải là ko có. Nhưng phải chấp nhận cuộc chơi mà tất cả các nước hầu hết đều chấp nhận, vì thế lực quá yếu muốn phát triển đều phải thế. Cũng chỉ tại VN ko được văn minh như họ, nặng suất lao động kém, lười nhác, ăn xổi ở thì,...Tuantintuc17 (thảo luận) 10:43, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Những người CS trước khi tìm đến Mác xít thì họ đều từng qua phong trào của 2 cụ Phan (kể cả đệ 3, 4), nói chung họ trẻ tuổi nên ko thích Nho giáo, nhưng họ ko bài trừ tất cả (ít nhất đệ 3), như sau này đã thấy. Mao cũng chỉ đốt sách Khổng trong cách mạng văn hóa, chứ trước thì ko như vậy.Tuantintuc17 (thảo luận)

Bạn Tuantintuc đang hiểu nhầm vấn đề đấy. Không ai phản đối những gì bạn viết, nhưng vấn đề là bạn copy y nguyên cả đoạn dài từ nguồn vào, thế là vi phạm quy định về bản quyền cũng như thái độ trung lập. Chỉ cần bạn đồng ý để tôi biên tập lại, tôi sẽ bỏ những ngôn từ thiếu trung lập trong nguồn để phù hợp văn phong wiki (nhưng vẫn đảm bảo đủ ý cả đoạn) là xong, cần gì phải trình bày dài như giảng lịch sử thếBanzaku (thảo luận) 11:01, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý Banzaku. Tuantintuc đáng khâm phục ở chỗ bạn hiểu biết rất rộng nhưng có điều bạn ít khi đi vào trọng tâm bài viết. Đó là chỗ dở của bạn. Vnreformer (thảo luận) 14:33, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Người Việt theo đủ thứ chủ thuyết ngoại lai rồi chửi bới, chém giết nhau. Chẳng có chút đạo đức nào hết. Đáng lẽ người Việt phải học làm người trước rồi mới đi cải tạo thế giới. Có viết bài Nho giáo mới thấy phương thuốc chữa bệnh cho xã hội Việt Nam không nằm đâu xa.Spirit1200 (thảo luận) 09:34, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]