Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách di sản thế giới tại Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Danh sách các di sản: bỏ cờ Việt Nam
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Di sản thế giới tại Việt Nam''' được hiểu là các [[di sản thế giới]] được UNESCO công nhận tại nước này. Như vậy nó gồm các [[di sản thế giới#Di sản thiên nhiên|di sản thiên nhiên thế giới]], [[di sản thế giới|di sản văn hóa thế giới]] và [[di sản thế giới hỗn hợp]]. (Một số [[Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam|danh hiệu khác]] do UNESCO công nhận như: [[kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại|di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]] và [[di sản tư liệu thế giới]] đôi khi cũng được thống kê vào danh sách này mặc dù nó không được công nhận bởi Ủy ban di sản thế giới). Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.<ref>{{chú thích web | url = http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/201008/Hoang-Thanh-Thang-Long-chinh-thuc-la-Di-san-the-gioi-926009/ | tiêu đề = Hoàng thành Thăng Long chính thức là Di sản thế giới | author = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 8 năm 2014 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref> Hiện Việt Nam đã có 8 di sản thế giới được công nhận trong đó 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa thế giới và 1 di sản thế giới hỗn hợp.
'''Di sản thế giới tại Việt Nam''' được hiểu là các [[di sản thế giới]] được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận tại đây. Như vậy nó gồm các [[di sản thế giới#Di sản thiên nhiên|di sản thiên nhiên thế giới]], [[di sản thế giới|di sản văn hóa thế giới]] và [[di sản thế giới hỗn hợp]]. (1 số [[Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam|danh hiệu khác]] do [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận như: [[kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại|di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]] và [[di sản tư liệu thế giới]] đôi khi cũng được thống kê vào danh sách này mặc dù nó không được công nhận bởi [[Ủy ban Di sản thế giới|Ủy ban di sản thế giới]]). Trong hệ thống các danh hiệu của [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]], [[di sản thế giới]] là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.<ref>{{chú thích web | url = http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/201008/Hoang-Thanh-Thang-Long-chinh-thuc-la-Di-san-the-gioi-926009/ | tiêu đề = Hoàng thành Thăng Long chính thức là Di sản thế giới | author = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 8 năm 2014 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref> Hiện, [[Việt Nam]] đã có 8 [[di sản thế giới]] được công nhận trong đó 2 [[di sản thiên nhiên thế giới]], 5 [[di sản văn hóa thế giới]] và 1 [[di sản thế giới hỗn hợp]].


<div style="position: relative;">
<div style="position: relative;">
Dòng 19: Dòng 19:
<div style="position: absolute; right: 34px; top: 246px;"><font color="#ee2c2c" font size="2pt">●</font></div>
<div style="position: absolute; right: 34px; top: 246px;"><font color="#ee2c2c" font size="2pt">●</font></div>
<div style="position: absolute; right: 17px; top: 255px;"><small>[[Thánh địa Mỹ Sơn|Mỹ Sơn]]</div>
<div style="position: absolute; right: 17px; top: 255px;"><small>[[Thánh địa Mỹ Sơn|Mỹ Sơn]]</div>
</div></font>
</div>
==Danh sách 8 di sản thế giới==
==Danh sách 8 di sản thế giới==
Hiện tại, [[Việt Nam]] đã có 8 [[di tích]] được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận là [[Di sản thế giới]] gồm:
Hiện tại, [[Việt Nam]] đã có 8 [[di tích]] được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận là [[Di sản thế giới]] gồm:

Phiên bản lúc 14:16, ngày 13 tháng 2 năm 2016

Di sản thế giới tại Việt Nam được hiểu là các di sản thế giới được UNESCO công nhận tại đây. Như vậy nó gồm các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giớidi sản thế giới hỗn hợp. (1 số danh hiệu khác do UNESCO công nhận như: di sản văn hóa phi vật thể của nhân loạidi sản tư liệu thế giới đôi khi cũng được thống kê vào danh sách này mặc dù nó không được công nhận bởi Ủy ban di sản thế giới). Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.[1] Hiện, Việt Nam đã có 8 di sản thế giới được công nhận trong đó 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa thế giới và 1 di sản thế giới hỗn hợp.

Danh sách 8 di sản thế giới

Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:

* 2 Di sản thiên nhiên thế giới
  1. Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (vii) và năm 2000 theo tiêu chí (viii).
  2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (viii) và năm 2015 với các tiêu chí (ix) và (x).
* 5 Di sản văn hóa thế giới gồm
  1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv).
  2. Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (v).
  3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii).
  4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii) và (vi).
  5. Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) và (iv)
* 1 Di sản thế giới hỗn hợp
  1. Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2014, theo các tiêu chí (vii) và (viii) của một di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của một di sản văn hóa thế giới.

Đặc điểm các di sản Việt Nam

Di sản thế giới với du lịch

Các di sản thế giới của Việt Nam sau khi được công nhận luôn được đánh giá cao và được định hướng khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch ở nước này.[3]

Theo ông Lê Trọng Bình, TS.KTS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch "Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân".[4]

Những con số thống kê sơ bộ thời gian qua tại các di sản thế giới đã phản ánh rõ ràng lượng khách du lịch tại các khu di sản tăng vọt ngay trong năm đầu tiên trở thành di sản thế giới, và hàng năm lượng khách du lịch đều tăng nhanh, năm sau nhiều hơn năm trước. Lượng khách tham quan di sản tăng nhanh kéo theo sự phát triển nhanh chóng trực tiếp của ngành du lịch tại địa phương có di sản thế giới và gián tiếp là ngành du lịch trong phạm vi đất nước.

Thống kê chưa đầy đủ của UNESCO cho thấy ở những nơi có di sản thế giới được công nhận đã thu hút du khách đến thăm đông hơn, ở lại lâu hơn 2,5 lần so với nơi khác có đặc điểm tương đương. Tuy nhiên ở những nơi này phải đối mặt với nguy cơ mai một bản sắc, môi trường ô nhiễm, quá tải du khách so với sức chứa của di sản, gây tổn hại cho di sản.[5]

Năm 2015, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách.[6]

Các đề cử bị gác lại

Bên cạnh các di sản được công nhận, Việt Nam có 8 đề cử di sản bị thất bại. Các di sản này vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử lại, đó là:[7][8]

  1. Chùa Hương (văn hóa) - đề cử năm 1991.
  2. Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử năm 1991.
  3. Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử năm 1991, hiện đã trở một bộ phận của Quần thể di sản thế giới Tràng An.
  4. Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử năm 2008.
  5. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thất bại đề cử lần 2 theo tiêu chí tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29 tháng 6 năm 2011.
  6. Vườn quốc gia Cát Tiên tại kỳ họp thứ 37 ở Campuchia năm 2013.
  7. Quần đảo Cát Bà rút hồ sơ vào kỳ họp thứ 38 ở Qatar theo tiêu chí tiêu chí đa dạng sinh học ngày 16 tháng 6 năm 2014.i

Các đề cử dự kiến

Đã gửi UNESCO thông qua

  1. Hồ Ba Bể (15/11/1997) (viii, ix)
  2. Quần đảo Cát Bà (30/09/2011) (ix,x)
  3. Vườn quốc gia Cát Tiên (21/6/2006) (vii,ix,x) (đang tiến hành lập hồ sơ)
  4. Hang Con Moong (21/06/2006)
  5. Quần thể di tích và danh thắng Hương Sơn (15/07/1991)
  6. Khu bãi đá chạm khắc cổ tại Sa Pa (15/11/1997)
  7. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (23/09/2014) (ii,iii,v,vi,vii)(đang tiến hành lập hồ sơ)

Chờ chính phủ thông qua

Hiện nay, Việt Nam có các di tích sau dự kiến đề cử di sản thế giới:[9] (phần in nghiêng là các di tích đã đề cử trước đó bị gác lại)

  • Các ứng cử di sản văn hóa thế giới:
  1. Hang Con Moong Và các di chỉ cư trú khác tại Vườn quốc gia Cúc Phương*
  2. Bãi đá cổ Sa Pa bao gồm cả Khu vực ruộng bậc thang và Vườn quốc gia Hoàng Liên*
  3. Nhà tù Côn Đảo
  4. Nhà thờ Phát Diệm[10]
  5. Làng cổ Đường Lâm
  6. Di chỉ khảo cổ học Óc Eo Ba Thê
  7. Quần thể di tích Huế (bổ sung thêm tiêu chí (iii) và các di tích chưa nằm trong khu di sản công nhận năm 1993)
  • Các ứng cử di sản thiên nhiên thế giới:
  1. Những di sản địa chất vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Mở rộng của Các Khối núi đá vôi Nam Trung Quốc).

Di sản tại các kỳ họp gần đây

Dưới đây là danh sách các đề cử di sản thế giới được đưa ra xét duyệt tại các kỳ họp gần đây:

Danh sách các di sản

Di sản Hình ảnh Địa điểm Hạng mục Diện tích
ha (mẫu)
Năm công nhận Mô tả của UNESCO
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Hà Nội
21°2′22″B 105°50′14″Đ / 21,03944°B 105,83722°Đ / 21.03944; 105.83722 (Hoàng thành Thăng Long)
Di sản văn hóa:
(ii), (iii), (vi)
18 (44) 2010 Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ 7, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ. Ngày nay, Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Cửu Long, cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa.[11]
Thành nhà Hồ Tây Giai, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
20°4′41″B 105°36′17″Đ / 20,07806°B 105,60472°Đ / 20.07806; 105.60472 (Thành nhà Hồ)
Di sản văn hóa:
(ii), (iv)
156 (390) 2011 Thành nhà Hồ được xây dựng vào thế kỷ 14 dựa trên những nguyên tắc của phong thủy là minh chứng cho sự phồn thịnh Nho giáo vào thế kỷ 14 ở Việt Nam cũng như đông Á. Dựa trên phong thủy, thành nhà Hồ tọa lạc nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp giao thoa giữa núi non và đồng bằng ven sông Mãsông Bưởi. Thành nhà Hồ là đại diện nổi bật cho một phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á.[12]
Quần thể di tích Cố đô Huế Thừa Thiên–Huế
16°28′10″B 107°34′40″Đ / 16,46944°B 107,57778°Đ / 16.46944; 107.57778 (Quần thể di tích Cố đô Huế)
Di sản văn hóa:
(iii), (iv)
1993 Với vai trò là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm 1945. Dòng sông Hương chảy qua kinh thành, cấm cung và nội thành mang lại cho kinh thành một phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu.[13]
Vịnh Hạ Long Quảng Ninh
20°54′B 107°6′Đ / 20,9°B 107,1°Đ / 20.900; 107.100 (Vịnh Hạ Long)
Di sản thiên nhiên:
(vii), (viii)
150.000 (370.000) 1994 Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên. Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ngoài vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long còn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc.[14]
Phố cổ Hội An Hội An, Quảng Nam
15°53′0″B 108°20′0″Đ / 15,88333°B 108,33333°Đ / 15.88333; 108.33333 (Phố cổ Hội An)
Di sản văn hóa:
(ii), (v)
30 (74); 1999 Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ 15 tới thế kỷ 19. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.[15]
Thánh địa Mỹ Sơn Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam
15°31′0″B 108°34′0″Đ / 15,51667°B 108,56667°Đ / 15.51667; 108.56667 (Thánh địa Mỹ Sơn)
Di sản văn hóa:
(ii), (iii)
142 (350); 1999 Trong khoảng từ thế kỷ 4 và đến 13, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.[16]
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Bố TrạchMinh Hóa, Quảng Bình
17°32′14″B 106°9′5″Đ / 17,53722°B 106,15139°Đ / 17.53722; 106.15139 (VQG Phong Nha-Kẻ Bàng)
Di sản thiên nhiên:
(viii)
123.326 (304.750) 2003 Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.[17]
Quần thể danh thắng Tràng An Ninh Bình
20°15′24″B 105°53′47″Đ / 20,25667°B 105,89639°Đ / 20.25667; 105.89639 (Tràng An)}
Di sản hỗn hợp:
(v), (vii), (viii)
2014 Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.[18]

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Hoàng thành Thăng Long chính thức là Di sản thế giới”. VietNamNet. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ Tràng An nhận bằng di sản hỗn hợp đầu tiên ở Đông Nam Á
  3. ^ Giá trị di sản: “Át chủ bài” trong chiến lược phát triển du lịch
  4. ^ Khai thác giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch
  5. ^ Sẽ siết chặt hồ sơ xin xét duyệt di sản văn hóa
  6. ^ 3 khu di sản dẫn đầu về lượt khách tham quan
  7. ^ “Nhìn lại những ứng viên di sản thế giới”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ “Đề cử di sản thế giới: Thành, bại, và những tiếc nuối”. Việt Báo. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ “Đề cử Di sản thế giới: Phải lấy yêu cầu khoa học làm trọng”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ “Phát Diệm - Thánh đường độc đáo, bí ẩn nhất thế giới”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “Central Sector of the Imperial Citadel of Thang Long – Hanoi” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ “Citadel of the Ho Dynasty” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2011.
  13. ^ “Complex of Hué Monuments” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ “Ha Long Bay” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2010.
  15. ^ “Hoi An Ancient Town” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2010.
  16. ^ “My Son Sanctuary” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2010.
  17. ^ “Phong Nha-Ke Bang National Park” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 28 tháng 5 năm 2010.
  18. ^ “Trang An Landscape Complex” (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập 23 tháng 6 năm 2014.