Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phù đồ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Xem thêm: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 36: Dòng 36:
[[Thể loại:Kiến trúc Phật giáo]]
[[Thể loại:Kiến trúc Phật giáo]]
[[Thể loại:Cơ sở Phật giáo]]
[[Thể loại:Cơ sở Phật giáo]]
[[Thể loại:Phát minh của Ấn Độ]]

Phiên bản lúc 19:10, ngày 29 tháng 3 năm 2016

Shwedagon tại Yangon, Myanma.

Stupa (tiếng PhạnPāli: स्तूप, stūpa, nghĩa đen là "búi tóc"[1]) hay tháp, tháp-bà (từ tiếng Trung: 塔 hay 塔婆), hay phù đồ (浮屠), hay thạt (từ tiếng Lào, xuất phát từ Phạn ngữ: dhatu) theo truyền thống Phật giáo là ngôi mộ chôn giữ một phần xá lợi (di thể của Đức Phật) hay để tưởng niệm Đức Phật và môn đệ có thánh tích.

Mô tả

Stupa Lớn tại Sanchi (thế kỷ 4-1 TCN).

Là dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu, xung quanh có lan can, được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, trên đỉnh là hình tượng chiếc lọng.

Ở các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, stupa có dạng bán cầu và đỉnh nhọn, vì theo tương truyền trước khi tịch, Phật được hỏi: làm thế nào để bảo tồn sự tôn kính di thể Phật? Phật gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên, rồi đặt cái gậy chống lên trên cùng rồi tịch.

Tháp

Ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, stupa được gọi là tháp hay tháp-bà, là nơi đựng tro cốt của Phật (xá lợi) hay của sư tổ trụ trì chùa. Tháp có chiều cao lớn hơn cạnh đáy, chia thành nhiều tầng, thường càng lên cao càng thu nhỏ dần, phía trên cùng có mái cong.

Hình

Chú thích

Xem thêm