Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Lệnh Công”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Daidien (thảo luận | đóng góp)
Dòng 8: Dòng 8:
*Cháu ông là [[Phạm Hạp]] và [[Phạm Cự Lạng]] đều là tướng giỏi được người đời ca tụng.
*Cháu ông là [[Phạm Hạp]] và [[Phạm Cự Lạng]] đều là tướng giỏi được người đời ca tụng.
*Ở Trà hương dân làng suy tôn ông là Thành Hoàng làng, dân làng lập đền thờ ông (nay là làng Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện [[Nam Sách]], tỉnh [[Hải Dương]]). Hàng năm cứ vào ngày 11 và 12 tháng Giêng dân làng và khách thập phương lại tổ chức lễ hội, để ôn lại công trạng của ông.
*Ở Trà hương dân làng suy tôn ông là Thành Hoàng làng, dân làng lập đền thờ ông (nay là làng Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện [[Nam Sách]], tỉnh [[Hải Dương]]). Hàng năm cứ vào ngày 11 và 12 tháng Giêng dân làng và khách thập phương lại tổ chức lễ hội, để ôn lại công trạng của ông.
*Nhận xét về ông, sử thần [[Ngô Sĩ Liên]] (tác giả cuốn [[Đại Việt sử ký tục biên]]), đánh giá rất cao công trạng của ông và ca ngợi ông là một người '''trung quân''' viết ."Dụng tâm của Phạm Lệnh Công thật là trung. Tam Kha là kẻ gian thần mà đuổi con đích của vua để cướp ngôi, lấy Xương Văn làm con mình, chẳng qua là lời lẽ che đậy giả dối, ai mà biết được ? Vả lại, lúc ấy người trong nước ai cũng xem Tam Kha là vua, mà Lệnh Công dám che giấu cho Xương Ngập, muốn cho dòng dõi họ Ngô không tuyệt tự, việc của Trình Anh, Chữ Cửu lại thấy ở đây. Ai bảo một nước rộng lớn mà không có trung thần nghĩa sĩ."
*Nhận xét về ông, sử thần [[Ngô Sĩ Liên]] (tác giả cuốn [[Đại Việt sử ký toàn thư]]), đánh giá rất cao công trạng của ông và ca ngợi ông là một người '''trung quân''' viết ."Dụng tâm của Phạm Lệnh Công thật là trung. Tam Kha là kẻ gian thần mà đuổi con đích của vua để cướp ngôi, lấy Xương Văn làm con mình, chẳng qua là lời lẽ che đậy giả dối, ai mà biết được ? Vả lại, lúc ấy người trong nước ai cũng xem Tam Kha là vua, mà Lệnh Công dám che giấu cho Xương Ngập, muốn cho dòng dõi họ Ngô không tuyệt tự, việc của Trình Anh, Chữ Cửu lại thấy ở đây. Ai bảo một nước rộng lớn mà không có trung thần nghĩa sĩ."


*Nhà sử học [[Trần Quốc Vượng]] đánh giá ông là một người '''Trung quân nghĩa sĩ bậc nhất nước nhà'''
*Nhà sử học [[Trần Quốc Vượng]] đánh giá ông là một người '''Trung quân nghĩa sĩ bậc nhất nước nhà'''

Phiên bản lúc 01:17, ngày 4 tháng 6 năm 2006

Phạm Chiêm hay còn gọi là Phạm Lệnh Công, ông là một công thần, một vị tướng của triều đại tiền Ngô vương. Ông còn là một hào trưởng của vùng Trà hương, Nam Sách, Hải Dương.

Thân thế và sự nghiệp

  • Quê ông ở Trà hương, Nam Sách, Hải Dương một vùng đất trù phú quân lương và nằm trên hướng chính từ thành Đại La ra cửa sông Bạch Đằng.
  • Ông sinh ra trong một gia đình giầu truyền thống võ nghệ, cha ông là Phạm Chí Dũng là Hồng châu tướng quân.
  • Năm 938 ông giúp Ngô Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn ở thành Đại La và đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm bắc thuộc của Việt Nam.
  • Năm 944Ngô Quyền mất con trai cả của Ngô QuyềnNgô Xương Ngập thấy biến chạy trốn về nhà ông ở Trà hương, nhờ ông che chở. Ông đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà ẩn láu. Chính vì thế mà ba lần Dương Tam Kha sai Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cho quân về đuổi bắt mà không làm gì được. Sau này Ngô Xương Văn giành lại được ngôi vua cho người về Trà hương đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng cai quản đất nước.
  • Con ông là Phạm Man là Tham chính đô đốc đời Nam Tấn vương.
  • Cháu ông là Phạm HạpPhạm Cự Lạng đều là tướng giỏi được người đời ca tụng.
  • Ở Trà hương dân làng suy tôn ông là Thành Hoàng làng, dân làng lập đền thờ ông (nay là làng Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Hàng năm cứ vào ngày 11 và 12 tháng Giêng dân làng và khách thập phương lại tổ chức lễ hội, để ôn lại công trạng của ông.
  • Nhận xét về ông, sử thần Ngô Sĩ Liên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký toàn thư), đánh giá rất cao công trạng của ông và ca ngợi ông là một người trung quân viết ."Dụng tâm của Phạm Lệnh Công thật là trung. Tam Kha là kẻ gian thần mà đuổi con đích của vua để cướp ngôi, lấy Xương Văn làm con mình, chẳng qua là lời lẽ che đậy giả dối, ai mà biết được ? Vả lại, lúc ấy người trong nước ai cũng xem Tam Kha là vua, mà Lệnh Công dám che giấu cho Xương Ngập, muốn cho dòng dõi họ Ngô không tuyệt tự, việc của Trình Anh, Chữ Cửu lại thấy ở đây. Ai bảo một nước rộng lớn mà không có trung thần nghĩa sĩ."
  • Nhà sử học Trần Quốc Vượng đánh giá ông là một người Trung quân nghĩa sĩ bậc nhất nước nhà
  • Những người Việt Nam mang họ Phạm tôn thờ ông là một trong những thủy tổ có công với đất nước và dòng tộc.

Lịch sử Việt Nam thời kỳ đó

Từ năm 907Trung Hoa khi nhà Đường mất thì lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.

Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.

Năm Quí Mùi (923) Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị người bộ tướng là Kiều Công Tiễn giết đi mà cướp lấy quyền.

Tham gia trận đánh lịch sử

Tập tin:Bachdang.jpg
Trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền dưới con mắt nghệ sĩ

Năm 938, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ông theo Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Thao kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu).

Đầu mùa đông năm 938, cùng với Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán.

Theo lệnh của Ngô Quyền ông cùng với quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của ông chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của giặc bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân giặc thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược.

350 năm sau, vào mùa xuân năm 1288, cũng trên dòng sông này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã có một trận đánh tương tự như vậy để tiêu diệt chiến thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.

Xem thêm

Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư, quyển V