Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Đĩnh Chi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Daidien (thảo luận | đóng góp)
Dòng 23: Dòng 23:
*Quốc Chấn (1988), Thần đồng xưa của nước ta. Nhà xuất bản Giáo dục, trang 128.
*Quốc Chấn (1988), Thần đồng xưa của nước ta. Nhà xuất bản Giáo dục, trang 128.
*[http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqnvntn31n343tq83a3q3m3237nvn Ngọc tỉnh liên phú - bản chữ Hán]
*[http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqnvntn31n343tq83a3q3m3237nvn Ngọc tỉnh liên phú - bản chữ Hán]
*[http://www.vietnamgiapha.com/view/?mnu=5&id=1072&gid=4&BRSR=0 Mạc Đĩnh Chi - một tấm gương]
{{Trạng nguyên Việt Nam}}
{{Trạng nguyên Việt Nam}}



Phiên bản lúc 04:30, ngày 4 tháng 6 năm 2006

Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) là lưỡng quốc Trạng nguyên, người làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

  • Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh: Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)... Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.
  • Mở cửa ải bằng một vế đối: Năm 1308 Mạc Đĩnh Chi đi sứ Tàu, đến cửa khẩu sai hẹn, quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ ta cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ ta nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nôi dung như sau: "Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan" (Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua). Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau: "Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối" (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời ông đối trước). Tưởng lâm vào thế bí, hóa ra lại tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.
  • Mạc Đĩnh Chi là trạng nguyên của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc làm tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ ta bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhât" (là một). Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn rất hay, đầy cảm động:

"Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Ngọc uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!".

Nghĩa là: "Một đám mây giữa trời xanh Một bông tuyết trong lò lửa Một bông hoa giữa vườn thượng uyển Một vầng trăng trên mặt nước hồ Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!" Khi ở sứ ông đối đáp thông tuệ, học vấn uyên thâm, vua Nguyên đã phong ông làm trạng nguyên Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo