Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội đồng nhân dân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Hoạt động: sửa lối câu từ
Đã lùi lại 1sửa đổi của 113.190.212.98 (thảo luận), quay về phiên bản cuối của Én bạc AWB. (TW)
Dòng 47: Dòng 47:
- Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực Hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của Hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành
- Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực Hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của Hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành


- Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.
- Thường trực Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.


Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,...
Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,...

Phiên bản lúc 19:38, ngày 15 tháng 5 năm 2016

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam
Trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố Đà Lạt, Việt Nam.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương[1][2], từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chức năng

Theo điều 1 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (năm 2003) quy định về chức năng và mục đích Hội đồng Nhân dân như sau:

"Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương".[3]

Theo Điều 3:

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.[3]

Lịch sử

Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh). Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm.

Quyền hạn và nhiệm vụ

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • 1. Phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • 2. Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân;
  • 3. Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của cử tri; có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri;
  • 4. Có trách nhiệm báo cáo với cử tri kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân, phổ biến và giải thích các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó;
  • 5. Có trách nhiệm trả lời các yêu cầu, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo của cử tri để kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết;
  • 6. Có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
  • 7. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
  • 8. Có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách chung của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung;
  • 9. Có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

Tổ chức

Đại biểu Hội đồng nhân dân do nhân dân cấp đó bầu ra[1][2]. Người đứng đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân bầu ra.[2].

Ban Thường trực Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố:

  • Chủ tịch HĐND: 01 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy (Thành ủy) hoặc Bí thư Tỉnh ủy (Thành ủy) kiêm nhiệm
  • Phó Chủ tịch HĐND: 01 đồng chí là Tỉnh ủy viên (Thành ủy viên)
  • Ủy viên Thường trực HĐND: 01 đồng chí

Hoạt động

Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

- Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực Hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của Hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành

- Thường trực Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,...

- Các ban của Hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện. Còn ở cấp xã không có ban nào. Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của Hội đồng nhân dân. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do HDDND hay thường trực HDDND giao cho, giúp thường trực HDDND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Các đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho Nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân.

Đại biểu Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật.

Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp cơ sở

Tháng 11 năm 2008, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê duyệt thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường[4]. Mục đích của bỏ Hội đồng nhân dân là để Nhân dân có cơ hội bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân ở địa phương mình, tăng cường dân chủ cơ sở. Đối với cấp phường, công việc thí điểm này bắt đầu được tiến hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đối với 483 phường thuộc 67 huyện và 32 quận của 10 tỉnh, thành.[5] Tạm thời, sau khi bỏ Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã Hội đồng nhân dân bị bỏ sẽ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp hành chính cao hơn bổ nhiệm, bãi miễn. Chính phủ Việt Nam cũng trình Quốc hội đề án thí điểm Nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã ở các xã có Hội đồng nhân dân bị bỏ, Quốc hội chưa phê duyệt.[6]

Riêng Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn sẽ không bị bỏ do các đơn vị này được coi là có đặc thù riêng, có tính độc lập tương đối cao.

Ghi chú