Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 68: Dòng 68:
* Nếu dựa theo nguồn tham khảo của tây thì [[Chủ tịch Hồ Chí Minh]] phải bị đổi tên thành là Hochiminh mất rồi--[[Thành viên:Phương Huy|Phương Huy]] ([[Thảo luận Thành viên:Phương Huy|thảo luận]]) 01:42, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)
* Nếu dựa theo nguồn tham khảo của tây thì [[Chủ tịch Hồ Chí Minh]] phải bị đổi tên thành là Hochiminh mất rồi--[[Thành viên:Phương Huy|Phương Huy]] ([[Thảo luận Thành viên:Phương Huy|thảo luận]]) 01:42, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)
==== Phương án 4: Cân nhắc và biểu quyết theo từng trường hợp nếu có tranh cãi ====
==== Phương án 4: Cân nhắc và biểu quyết theo từng trường hợp nếu có tranh cãi ====
#{{OK}} Xin phép người đã mở biểu quyết này cho mình thêm một phương án ở đây. Cả 3 phương án được nêu ra là những phương án tĩnh, cứng nhắc, mà theo mình sớm hay muộn cũng sẽ có những trường hợp mà "áp dụng chết" dù phương án nào cũng sẽ không hợp lý. Chúng ta không thể lường hết được sự phổ quát của ngôn ngữ và đời sống để đặt ra một nguyên tắc chung kiểu như thế này. Rất khó có một giải pháp nào cho ngôn ngữ sinh động và phức tạp như tiếng Việt và cộng đồng người Việt có thể "one size fits all". [[Viet Thanh Nguyen]] đã là một ví dụ rõ ràng (nhân đây, mình ủng hộ tên Viet Thanh Nguyen, tất nhiên trong bài sẽ có "tức Nguyễn Việt Thanh"). [[Hồ Chí Minh]] là một ví dụ nữa. Đó là chưa kể [[Fabio dos Santos]], mà bản tiếng Anh, thật trớ trêu, lại là Phan Văn Santos. Hay những [[Tố Hữu]] (không phải tên thật), [[Tám Danh]] (nghệ sĩ cải lương), [[Lê Thánh Tông]] (cũng không phải tên khai sinh), [[Sơn Tùng M-TP]] (khá chắc không phải tên hộ chiếu)... Tên người Việt rất nhiều nguồn gốc phức tạp, nên cần cân nhắc trong các trường hợp tranh luận. Tất nhiên, những trường hợp rõ mười mươi thì đỡ tranh luận, còn những trường hợp nào cần biểu quyết thì nên là một cuộc biểu quyết cụ thể, không nên có quy định bó buộc. Nếu các bạn nào đã bỏ phiếu trên kia muốn đổi ý, mong ủng hộ ý kiến của mình vì một Wiki sinh động cũng như khao học hơn.[[Thành viên:La communista|La communista]] ([[Thảo luận Thành viên:La communista|thảo luận]]) 19:30, ngày 25 tháng 5 năm 2016 (UTC)
#{{OK}} Xin phép người đã mở biểu quyết này cho mình thêm một phương án ở đây. Cả 3 phương án được nêu ra là những phương án tĩnh, cứng nhắc, mà theo mình sớm hay muộn cũng sẽ có những trường hợp mà "áp dụng chết" dù phương án nào cũng sẽ không hợp lý. Chúng ta không thể lường hết được sự phổ quát của ngôn ngữ và đời sống để đặt ra một nguyên tắc chung kiểu như thế này. Rất khó có một giải pháp nào cho ngôn ngữ sinh động và phức tạp như tiếng Việt và cộng đồng người Việt có thể "one size fits all". [[Viet Thanh Nguyen]] đã là một ví dụ rõ ràng (nhân đây, mình ủng hộ tên Viet Thanh Nguyen, tất nhiên trong bài sẽ có "tức Nguyễn Việt Thanh"). [[Hồ Chí Minh]] là một ví dụ nữa. Đó là chưa kể [[Fabio dos Santos]], mà bản tiếng Anh, thật trớ trêu, lại là Phan Văn Santos. Hay những [[Tố Hữu]] (không phải tên thật), [[Tám Danh]] (nghệ sĩ cải lương), [[Lê Thánh Tông]] (cũng không phải tên khai sinh), [[Sơn Tùng M-TP]] (khá chắc không phải tên hộ chiếu)... Tên người Việt rất nhiều nguồn gốc phức tạp, nên cần cân nhắc trong các trường hợp tranh luận. Tất nhiên, những trường hợp rõ mười mươi thì đỡ tranh luận, còn những trường hợp nào cần biểu quyết thì nên là một cuộc biểu quyết cụ thể, không nên có quy định bó buộc. Nếu các bạn nào đã bỏ phiếu trên kia muốn đổi ý, mong ủng hộ ý kiến của mình vì một Wiki sinh động cũng như khoa học hơn.[[Thành viên:La communista|La communista]] ([[Thảo luận Thành viên:La communista|thảo luận]]) 19:30, ngày 25 tháng 5 năm 2016 (UTC)


===Ý kiến===
===Ý kiến===

Phiên bản lúc 19:32, ngày 25 tháng 5 năm 2016

Đối với mình là chuyện không thể chấp nhận được, khi tên tiếng Việt viết trên wiki tiếng Việt lại viết theo kiểu ngoại quốc, kiểu đứng bằng đầu (theo cái nhìn người viết tiếng Việt), tên trước, rồi đến tên đệm nếu có, sau đó mới tới họ, tất cả đều không bỏ dấu. Mình đã kiện rồi và đã thua kiện tại trận đánh này (Viet Thanh Nguyen). Ngoài ra còn có những bài tên như thế này An-My Lê. Vì vẫn chưa chịu thua cuộc nên phải mang ra quốc hội wiki tiếng Việt nhờ các đại biểu cho ý kiến và biểu quyết. Trước hết nhờ các bạn cho ý kiến cái đã: Khi nào chấp nhận được, cho đó là tên chính, khi nào chỉ được dùng làm tên phụ?

Một khi có ý kiến đầy đủ, những lựa chọn đưa ra trong biểu quyết cũng sẽ hợp lý hơn. DanGong (thảo luận) 05:36, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu là xin ý kiến thì bạn nên dùng Wikipedia:Đề nghị cho ý kiến có lẽ phù hợp hơn chăng? --minhhuy (thảo luận) 05:38, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Mình đã quyết định là sẽ đưa ra nhờ các TV biểu quyết. Bởi vậy đã bỏ một đoạn mà mình vì khách sáo viết vào. Ý kiến chỉ là phần mở đầu. Nếu bạn minhhuy không chấp nhận, thì mình sẽ thêm vào ngay các lựa chọn của cuộc biểu quyết cho hợp lệ. DanGong (thảo luận) 05:48, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi tin rằng trước khi mở ra một cuộc biểu quyết gì thì cần phải qua quy trình thảo luận xem xét ý kiến của các bên đã, nếu có nhiều người ủng hộ một vấn đề duy nhất thì có thể xem là đồng thuận rồi và không cần phải dùng nhiều quá cách đếm đầu phiếu, nó nên là giải pháp cuối cùng thôi. Nhưng dù sao trước nay mọi người vẫn thường tiến hành theo cách mình thích nên cứ xem như đó là góp ý của tôi thôi. --minhhuy (thảo luận) 05:53, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến tên nào thì cũng cần dẫn nguồn. Nguồn mạnh nhất là cái hộ chiếu người đó cầm. Nếu chỉ có hộ chiếu nước ngoài thì dùng tên trong cái hộ chiếu đó, có dấu hay không, đầu đít thế nào mặc kệ. Tương tự vậy với hộ chiếu Việt Nam. Nếu còn giữ cả 2 hộ chiếu thì ưu tiên hộ chiếu Việt Nam. Na Tra (thảo luận) 06:20, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Như vậy những lựa chọn hiện thời có thể là:
    • Tên tiếng Việt luôn viết trong tựa bài theo kiểu Việt, bất kể có quốc tịch Việt hay không. Trường hợp này Viet Thanh Nguyen sẽ luôn được viết là Nguyễn Thanh Việt. Viết lối này còn có lợi là chắc chắn biết tên thiệt của ông ta là gì, Thanh Việt, Thánh Việt, Thành Việt hay còn có thể Thánh Viết?
    • Tên tiếng Việt viết theo tiếng mà người đó có quốc tịch. Viet Thanh Nguyen vẫn cứ là Viet Thanh Nguyen. Trường hợp còn quốc tịch Việt như Ngô Bảo Châu thì mới viết tiếng Việt (căn cứ vào tiểu sử). DanGong (thảo luận) 06:36, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    • ừa. Thêm nữa: người nào mà đẻ tại nước ngoài thì mặc định là ko có quốc tịch Việt. Người Việt sang nước ngoài định cư mà ko có thông tin gì thêm thì mặc định là vẫn giữ quốc tịch Việt. Như trường hợp ông Nguyen Thanh Viet thì đổi thành Nguyễn Thanh Việt cho tới khi có thông tin thêm. Na Tra (thảo luận) 06:55, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Độ nổi bật của Viet Thanh Nguyen là ông ta có tác phẩm đoạt giải, mà ở tác phẩm này ông ta ký tên Viet Thanh Nguyen, nên tôi cho rằng bài viết lấy tên này là phù hợp. Ngô Bảo Châu dùng chính cái tên Việt của mình để giao tiếp, viết sách,... gây ảnh hưởng đáp ứng tiêu chí về độ nổi bật, nên bài viết cần lấy chính cái tên này. Tôi cho rằng nên căn cứ vào độ nổi bật để đặt tên bài viết, quốc tịch hay hộ chiếu có tính cá nhân, chưa bao giờ là tiêu chí phù hợp. --Diepphi (thảo luận) 04:23, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    • Lý luận bạn Diepphi nghe không hợp lý. Chả hạn như một nhà khoa học Việt Nam, chưa hề đặt chân ra nước ngoài, viết sách khoa học về con vật nào đặc biệt, và chỉ viết bằng tiếng Anh, vì bán được tiền hơn, và có nhiều độc giả hơn, ký tên viết theo kiểu tiếng Anh. Qua đó ông ta nổi tiếng thế giới. Chả lẽ wiki Việt cũng chỉ dùng tên tiếng Anh để gọi cho ông ta? May mà tiếng Anh cũng dùng chữ Latin, người Việt thường còn viết được, chứ tên tiếng Nga hay tiếng Tàu còn rắc rối nữa. DanGong (thảo luận) 05:41, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến DanGong. BQ gì mà chả thấy phương án gì hết thì làm sao bỏ phiếu? Mời bạn DanGong đưa ra những phương án rõ ràng để người khác còn bỏ phiếu nữa. Chứ tình trạng BQ hiện tại thì thảo luận tới già vẫn chưa có kết quả. Nguyentrongphu (thảo luận) 04:49, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Trước khi biểu quyết, tôi có một trường hợp thực tế đã xảy ra như sau:
    • Một cô gái Việt Nam được bố Việt, mẹ Nga đặt cho cái tên là Vũ Thị Lena, sinh ra ở Việt Nam. ("Lena" là tên một con sông lớn của Nga ở Sibir). Lúc làm giấy khai sinh, ông nhân viên tư pháp ở xã sở tại nhất quyết yêu cầu viết vào giấy khai sinh là "Vũ Thị Lê Na". Theo ông ta thì phải làm như thế cho đúng với chính tả tiếng Việt. Nhưng cha, mẹ em gái dứt khoát không chịu vì như thế, em sẽ tên là "Na" chứ không phải là "Lena" như bố, mẹ em đã định trong nghĩa của cái tên đó. Theo các bạn thì nên giải quyết thế nào ? --Двина-C75MT 05:20, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)--[trả lời]
    Chuyện này thì sẽ do bố mẹ em và nhân viên tư pháp tự thảo luận và quyết định. Cuối cùng, tên trên giấy sinh là gì thì lấy tên đó làm tên chính thúc (sau này lớn lên thì lấy tên trên hộ chiếu, nếu tên hộ chiếu khác với tên giấy sinh). Dĩ nhiên có một số người thích xài tên nickname không nằm trong giấy sinh của họ. Tuy vậy, đó không phải tên chính thức, có nickname hoặc tên khác thì viết thêm vô bài cũng được. Viết thành "còn được biết với biệt danh là vân vân." Nguyentrongphu (thảo luận) 05:28, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    • Bạn ДвинаNguyentrongphu: Mỗi nước đều có quy định riêng. Nếu Việt Nam không cấm từ có thể đặt tên là Mekong hay Paris tùy thích. Bên Đức cũng vậy, nếu không có luật lệ cấm thì tự do. Còn tên ngoại quốc thì lại theo quy luật của nước đó. Ý kiến phổ thông trên wiki tiếng Anh, tiếng Đức sẽ chấp nhận cái tên, mà người đó muốn người khác gọi mình, làm tên chính. DanGong (thảo luận) 05:45, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến Xem cộng đồng người nói Tiếng Việt biết người đó qua cái tên nào. Ví dụ một ông Việt Kiều tên là Đỗ Thành Sâm về Việt nam đăng ký kinh doanh. Giấy phép kinh doanh thì phải dùng Đỗ Thành Sâm nhưng ai ai cũng gọi ông là Tony Do. Cái tên cúng cơm của ông không ai biết. Trường hợp Viet Thanh Nguyen cũng vậy. Cộng đồng báo chí nói Tiếng Việt gọi ông là Nguyễn Thanh Việt thì nên là Nguyễn Thanh Việt vì cái tên ông dùng để kí vào tác phẩm hay được sướng lên khi trao giải là dành cho cộng đồng nói Tiếng Anh. Cộng đồng nói Tiếng Việt không biết. Myhanh (thảo luận) 05:28, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Không ai biết không có nghĩa là nó không phải là tên chính thức. Cũng giống như các ca sĩ nổi tiếng có nickname này nọ và fan không hề biết tên thật, nhưng bài vẫn phải dùng tên chính thức. Còn các nickname thì vẫn có thể ghi vô trong bài "còn được biết với biệt danh là vân vân." Cần phải tôn trọng tên chính thức của người ta. Nếu người ta thật sự muốn đổi tên thì người ta đã đổi tên trên giấy hộ chiếu của người ta rồi. Nguyentrongphu (thảo luận) 05:37, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    • Thì tui cũng có phản đối thống nhất 1 cách chính thức đâu! Nhưng cách của tôi đề nghị là cộng đồng người nói Tiếng Việt gọi người đó là gì thì dùng tên đó chứ không phải tên khai sinh, hộ chiếu hay tên cha mẹ cúng cơm của anh ta. Ví dụ Hàn Mạc Tử thì cứ gọi anh là Hàn Mạc Tử, kệ cái tên cúng cơm của anh ấy là Nguyễn Trọng Trí, Tố Hữu thì cứ Tố Hữu, kệ cái tên chính thức ông ấy là Nguyễn Kim Thành. Myhanh (thảo luận) 09:26, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    • Như trường hợp của bà An-My Lê, sách báo Tiếng Việt gọi bà là Lê Mỹ An thì nên gọi là Lê Mỹ An. Ví dụ: [[1]] , [[2]]. Viết wiki như kiểu kia người nói Tiếng Việt đọc báo xong muốn tìm hiểu bà Lê Mỹ An thì đành chịu.
  6.  Ý kiến Hướng dẫn về tên người của Wikipedia tiếng Anh, mục biệt danh, bút danh, nghệ danh và biệt hiệu: "Thông thường tên gọi được sử dụng để nói về một người một cách thường xuyên nhất trong các nguồn tham khảo đáng tin cậy được sử dụng làm tên bài viết cho dù đó không phải là tên thật của họ." T.H.D. (thảo luận) 08:52, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Mình đồng ý với ý kiến này nè. Myhanh (thảo luận) 09:21, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  7.  Ý kiến Những người Trung Quốc, Triều Tiên chúng ta còn để Việt hóa, thì không có lý do gì những người Việt kiều lại để tên Việt kiều làm gì cả. Vì họ cũng từng hoặc vẫn mang quốc tịch Việt Nam, để tên theo kiểu Việt kiều sẽ rất khó biết, vì không dấu, dễ gây hiểu nhầm tên. Có thể lấy ví dụ như sau, bà Lê Mỹ An thì nên để tên bài là Lê Mỹ An. Đoạn mở đầu có thể ghi Lê Mỹ An (An-My Lê). zzmk 07:54, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)
  8.  Ý kiến Dùng tên người đó sử dụng trong tiếng Việt nếu có thể (tác phẩm người đó viết hay qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với nhân vật). Nếu người đó không sử dụng tiếng Việt hay không thể xác định, dùng tên thông dụng. Trường hợp An-My Lê không rõ tên tiếng Việt của nhân vật là gì và không có nguồn trực tiếp phỏng vấn nhân vật, cho nên tôi cho rằng dùng tên Lê Mỹ An là vội vã - trong tiếng Anh bà này rõ ràng dùng tên An-My chữ không phải My-An, vậy dựa vào đâu nói rằng bà này tên là Lê Mỹ An mà không phải Lê An Mỹ? Tôi cũng có tìm một số nguồn trước đây dùng tên Lê An Mỹ. Trường hợp Nguyễn Thanh Việt thì đó là tên do chính nhân vật sử dụng khi viết tiếng Việt. NHD (thảo luận) 08:18, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    • Bạn NHD, mình đã viết thư cho anmylestudio và hỏi về vấn đề này: "we are member of vietnamese wikipedia and have written an article about Ms. An-My Lê. We would like to know whether Lê Mỹ An is her vietnamese name? And ist it for her alright to be called like that in the vietnamese article?" Còn chờ trả lời. DanGong (thảo luận) 06:29, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Như thế là đã có nhiều nghi vấn về các tên các báo tiếng Việt tự đặt cho bà này. Trừ khi tên tiếng Việt của nhân vật được nguồn kiểm chứng được khẳng định, tôi nghĩ nên dùng tên thông dụng (An-My Lê). NHD (thảo luận) 18:37, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết

Những lựa chọn

Phương án 1: Viết như người Việt có quốc tịch Việt Nam

  • Đồng ý
  • Phản đối
  • Ý kiến khác

Phương án 2: Viết theo hộ chiếu của người đó

  • Đồng ý
  • Phản đối
  • Ý kiến khác

Phương án 3: Viết theo nguồn tham khảo

  • Đồng ý
  1.  Đồng ý: Mình đồng ý với bạn T.H.D. ở trên và hướng dẫn của Wikipedia tiếng Anh ("The name used most often to refer to a person in reliable sources is generally the one that should be used as the article title, even if it is not their "real" name, and even if it appears to pass judgement on the person (as with Alfred the Great)."). --ngọcminh.oss (thảo luận) 09:51, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý: Mình đồng ý nhưng phải là nguồn Tiếng Việt. Myhanh (thảo luận) 09:56, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Phiếu này thấy vô lý. Tại sao phải là nguồn Việt? Lỡ không có nguồn Việt mà chỉ có nguồn tiếng Anh thì sao? Nguyentrongphu (thảo luận) 19:04, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Có thể Myhanh đề cập đến trường hợp Viet Thanh Nguyen, cả nguồn tiếng Anh và tiếng Việt đều mạnh thì biết chọn bên nào?--Diepphi (thảo luận) 06:21, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Nếu cả hai đều mạnh thì ưu tiên nguồn Việt. Còn nếu nguồn Anh mạnh hơn nguồn Việt thì dĩ nhiên dùng nguồn Anh. Nguyentrongphu (thảo luận) 23:37, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý: Tôi đồng ý với cách này nhưng nguồn phải mạnh, trung lập. ㅡEd Crystal Talk 15:06, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Wikipedia không có quyền quyết định. Nguồn sao thì cứ vậy mà theo. Nguyentrongphu (thảo luận) 19:04, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Viết theo nguồn tham khảo, nếu tên không hoàn toàn thuần Việt có thể chua thêm tên theo kiểu Việt (tất nhiên nếu có nguồn chính xác), ví dụ "Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt)" như cách chúng ta thường dùng khi phiên âm Hán - Việt cho tên người Trung Quốc, Hàn Quốc (Triều Tiên) hay Nhật Bản và tên phiên âm Latin theo cách đọc trong ngôn ngữ của họ. Phương án 2 không khả thi vì người viết bài làm sao có được thông tin trong hộ chiếu của nhân vật. Vietbook (thảo luận) 02:04, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Viết theo nguồn tham khảo, có thể chua thêm kiểu Việt nếu đủ cơ sở, như kiểu "Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt)". Chú ý là tên người Hoa, Triều,... "tây hóa" mới viết kiểu tây, như Margaret Chan (người Hongkong),... Nhưng tên những người không "tây hóa" vẫn viết đúng trật tự theo truyền thống, như Ban Ki-moon chứ có ai viết "Ki-moon Ban" đâu. LuongLBc (thảo luận) 16:35, ngày 10 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Đồng ý với phương án này, tuy nhiên nếu có 2-3 tên mà cũng có nguồn hàn lâm tương đương thì nên tôn trọng người viết bài đầu tiên.  A l p h a m a  Talk 12:45, ngày 13 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  • Phản đối
  • Ý kiến khác
  1.  Ý kiến Viết kiểu này sẽ thành "tam sao thất bản". Kinh nghiệm tra cứu văn tự Hán - Nôm đã có quá nhiều rồi.--Двина-C75MT 15:38, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)--[trả lời]
  2.  Ý kiến Nếu có 2 nhóm nguồn hàn lâm tương đương nhau như Súp hay Xúp thì làm thế nào??  A l p h a m a  Talk 06:17, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Ưu tiên tên đầu tiên do người khởi tạo bài chọn (nếu tên người khởi tạo bài không có nguồn hàn lâm ủng hộ thì ưu tiên tên đầu tiên có nguồn hàn lâm được viết vào bài). Còn những tên khác có nguồn hàn lâm thì vẫn có thể viết vào bài và lập trang đổi hướng. Vấn đề này đơn giản thôi. Cách này cũng tương tự như cách làm bên tiếng Anh, ví dụ tiếng Anh Mỹ với tiếng Anh đế quốc Anh văn phong khác nhau xíu xíu, nhưng quy định là ưu tiên văn phong của người tạo bài. Cách này chỉ dùng khi độ mạnh của nguồn ngang nhau. Còn nếu nguồn bên nào mạnh hơn thì dùng nguồn bên đó. Nguyentrongphu (thảo luận) 23:38, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Phương án 4: Cân nhắc và biểu quyết theo từng trường hợp nếu có tranh cãi

  1.  Đồng ý Xin phép người đã mở biểu quyết này cho mình thêm một phương án ở đây. Cả 3 phương án được nêu ra là những phương án tĩnh, cứng nhắc, mà theo mình sớm hay muộn cũng sẽ có những trường hợp mà "áp dụng chết" dù phương án nào cũng sẽ không hợp lý. Chúng ta không thể lường hết được sự phổ quát của ngôn ngữ và đời sống để đặt ra một nguyên tắc chung kiểu như thế này. Rất khó có một giải pháp nào cho ngôn ngữ sinh động và phức tạp như tiếng Việt và cộng đồng người Việt có thể "one size fits all". Viet Thanh Nguyen đã là một ví dụ rõ ràng (nhân đây, mình ủng hộ tên Viet Thanh Nguyen, tất nhiên trong bài sẽ có "tức Nguyễn Việt Thanh"). Hồ Chí Minh là một ví dụ nữa. Đó là chưa kể Fabio dos Santos, mà bản tiếng Anh, thật trớ trêu, lại là Phan Văn Santos. Hay những Tố Hữu (không phải tên thật), Tám Danh (nghệ sĩ cải lương), Lê Thánh Tông (cũng không phải tên khai sinh), Sơn Tùng M-TP (khá chắc không phải tên hộ chiếu)... Tên người Việt rất nhiều nguồn gốc phức tạp, nên cần cân nhắc trong các trường hợp tranh luận. Tất nhiên, những trường hợp rõ mười mươi thì đỡ tranh luận, còn những trường hợp nào cần biểu quyết thì nên là một cuộc biểu quyết cụ thể, không nên có quy định bó buộc. Nếu các bạn nào đã bỏ phiếu trên kia muốn đổi ý, mong ủng hộ ý kiến của mình vì một Wiki sinh động cũng như khoa học hơn.La communista (thảo luận) 19:30, ngày 25 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1. Các bạn thử dùng các máy tìm kiếm xem, cũng là một công cụ tham khảo. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 12:13, ngày 10 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2. Một người có thể có nhiều tên gọi, theo mình thì nên đánh giá trước và lựa chọn:
    • Tên nào thông dụng hơn, biết đến nhiều hơn, được ưu tiên - dựa vào các công cụ thống kê (wiki mình hình như có công cụ đếm lượt tìm từ khóa của người dùng);
    • Tên nào có trước, được ưu tiên - dựa vào tiểu sử;
    • Trường hợp vẫn không thống nhất được thì đưa ra biểu quyết. Hoàng Linh (thảo luận) 02:45, ngày 23 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  3. Cũng có trường hợp ngoại lệ: Trường hợp bà Lê An-My, báo chí tiếng Việt chép của nhau đăng tên sai. Cả 100 cả ngàn bài viết, mà không có bài phỏng vấn nào cả. DanGong (thảo luận) 03:56, ngày 23 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]