Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Duyên hải Nam Trung Bộ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi 23764811 của 113.20.118.70 (thảo luận)
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:VietnameseRegions vn.png|nhỏ|phải|Các Vùng miền Việt Nam]]
[[Tập tin:VietnameseRegions vn.png|nhỏ|phải|Các Vùng miền Việt Nam]]
Vùng '''Duyên Hải Nam Trung Bộ''' [[Việt Nam]] thuộc [[Miền Trung (Việt Nam)|Trung Bộ]] [[Việt Nam]]. Vùng này bao gồm 05 tỉnh thành ven biển.
Vùng '''Duyên Hải Nam Trung Bộ''' [[Việt Nam]] thuộc [[Miền Trung (Việt Nam)|Trung Bộ]] [[Việt Nam]]. Vùng này bao gồm 08 tỉnh thành ven biển.


== Vị trí ==
== Vị trí ==

Phiên bản lúc 03:33, ngày 17 tháng 6 năm 2016

Các Vùng miền Việt Nam

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam thuộc Trung Bộ Việt Nam. Vùng này bao gồm 08 tỉnh thành ven biển.

Vị trí

Vùng duyên Hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế mở.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng khôngbiển, gần Thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.Nam Trung Bộ còn có tên là Tây Nguyên

Các tỉnh và thành phố

Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thứ tự bắc-nam:

Dưới đây là danh sách các tỉnh thành từ Bắc vào Nam điều tra năm 2014

Tỉnh Tỉnh lỵ Thành phố Quận Thị xã Huyện Dân số Diện tích Mật độ dân số BS xe Mã ĐT
Thành phố Đà Nẵng 6 2 0.1.007.700 01.285,4 km² 0.784 người/km² 43 511
Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ 2 1 15 1.471.800 10.438,4 km² 0.141 người/km² 92 510
Quảng Ngãi Thành phố Quảng Ngãi 1 13 1.241.400 05.152,7 km² 0.241 người/km² 76 55
Bình Định Thành phố Quy Nhơn 1 1 10 1.514.500 06.050,6 km² 0.250 người/km² 77 56
Phú Yên Thành phố Tuy Hòa 1 1 7 0.887.400 05.060,6 km² 0.175 người/km² 78 57
Khánh Hòa Thành phố Nha Trang 2 1 6 1.196.900 05.217,6 km² 0.229 người/km² 79 58
Ninh Thuận Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 1 6 0.590.400 03.358,3 km² 0.176 người/km² 85 68
Bình Thuận Thành phố Phan Thiết 1 1 8 1.207.400 07.813,1 km² 0.155 người/km² 86 62
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.[1][2]

Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) trước đây lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ (chẳng hạn, xem [1]). Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch sử. Xét về mặt địa lý ranh giới giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc-nam là hợp lý, nếu ghép Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có một vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử thì tỉnh Bình Thuận (thời đó bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884) theo hòa ước ký với Pháp, sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Trung Bộ.

Website trước đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ (xem [2]), nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ (xem [3]). Các website trên đây đã bị xóa.

Theo cách chia Trung Bộ thành 4 phần Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên thì Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định cùng với các tỉnh phía bắc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hợp thành (Duyên hải) Trung Trung Bộ.

Tuy nhiên, trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 thì Á vùng du lịch Nam Trung Bộ bao gồm cả Tây Nguyên và các tỉnh Trung Bộ từ Bình Định trở vào, thuộc Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Tài nguyên

Địa hình: Các vùng gò, đồi thuận lợi chăn nuôi bò, dê, cừu. Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ thuận lợi sản xuất lương thực thực phẩm.

Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường "xuyên Á". Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng...

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều sân bay quốc tế và có nhiều cảng biển nước sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước. Đồng bằng Quảng Ngãi rộng khoảng 1200km2 bao gồm cả thung lũng sông Trà Khúc và sông Vệ cũng được cấu tạo tương tự đồng bằng Quảng Nam. Nhưng vào mùa khô sông Trà Khúc và sông Vệ đều cạn nước đến mức người ta có thể lội qua, hiện nay trên sông trà khúc đã có công trình thủy nông Thạch Nham ngăn sông, xây dựng hệ thống kênh mương chuyển nước phục vụ sản xuất cho nhiều huyện.

Du lịch

Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nổi bật là dải Đà Nẵng - Hội An và Vân Phong - Quy Nhơn - Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chữ - Mũi Né.

Kinh Tế Biển Tổng hợp

Nghề cá

Nơi đây thuận lợi vì có nhiều bãi tôm, bãi cá. Đặc biệt ở vùng cực Nam Trung Bộ. Có ngư trường lớn ở Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

Sản lượng đánh bắt hải sản năm 2006 đã hơn 624.000 tấn, trong đó sản lượng cá chiếm 420.000 tấn.

Vùng có nhiều vũng, vịnh, đầm phá... thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển mạnh, nhất là ở Phú Yên và Khánh Hòa.

Tương lai ngành thủy hải sản sẽ giải quyết được vấn đề lương thực của vùng và cung cấp được nhiều sản phẩm giúp chuyển dịch cơ cấu nông thôn ven biển.

Tuy nhiên, việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nhất là Hoàng Sa - Trường Sa) là rất cấp bách.

Du lịch hàng hải

Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu bờ vịnh khúc khuỷu nhiều vịnh nước sâu.

Hiện tại có một số cảng lớn do Trung ương quản lí như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang...đang xây dựng cảng nước nước sâu Dung Uất. Ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

Ngành du lịch phát triển mạnh nhờ có nhiều bãi tắm, thắng cảnh đẹp.

Đà Nẵng là một trong những đầu mối giao thông đường biển quan trọng nhất của cả nước.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2009 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ “Dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011.

Tham khảo

Liên kết ngoài