Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cao Ngọc Anh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 1525374 của Adia (Thảo luận)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Cao Ngọc Anh''' (1878-1970), tên thật là '''Cao Thị Hòa''', là một nữ văn sĩ Việt Nam thế kỷ 20.
'''Cao Ngọc Anh''' (1878-1970), tên thật là '''Cao Thị Hòa''', là một nữ văn sĩ Việt Nam thế kỷ 20.


== Thân thế ==
Bà quê ở [[Nghệ An]], con gái Thượng thư [[Bộ Học]] [[Cao Xuân Dục]]. Năm 19 tuổi bà xuất giá lấy ông Nguyễn Duy Nhiếp, tức là về làm dâu quan Phụ chính Đại thần [[Nguyễn Trọng Hợp]] triều [[Thành Thái]]. Không may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi ba con.
Bà quê ở [[Nghệ An]], con gái Thượng thư [[Bộ Học]] [[Cao Xuân Dục]]. Năm 19 tuổi bà xuất giá lấy ông Nguyễn Duy Nhiếp làm kế thất<ref>[http://www.nhanvan.com/magazines/vanhoc/198/caoxuantu_nhotuxuong.htm Tiểu luận "Nhớ Tú Xương", có đoạn ghi về bà Cao Ngọc Anh]</ref>, tức là về làm dâu quan Phụ chính Đại thần [[Nguyễn Trọng Hợp]] triều [[Thành Thái]]. Không may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi ba con.


== Đóng góp văn học ==
Tiếng tăm bà để lại là trong các áng thi văn đủ mọi thể loại bằng [[chữ Hán]] lẫn [[chữ Nôm]]: tứ tuyệt, thất ngôn, [[hát nói]], [[văn tế]] và [[câu đối]].
Tiếng tăm bà để lại là trong các áng thi văn đủ mọi thể loại bằng [[chữ Hán]] lẫn [[chữ Nôm]]: tứ tuyệt, thất ngôn, [[hát nói]], [[văn tế]] và [[câu đối]].


Dòng 52: Dòng 54:
:Trên từng mây lơ lửng chị Hằng Nga
:Trên từng mây lơ lửng chị Hằng Nga
:Một trăng với lại một ta!
:Một trăng với lại một ta!

== Chú thích ==
{{reflist}}


==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==

Phiên bản lúc 20:24, ngày 10 tháng 11 năm 2009

Cao Ngọc Anh (1878-1970), tên thật là Cao Thị Hòa, là một nữ văn sĩ Việt Nam thế kỷ 20.

Thân thế

Bà quê ở Nghệ An, con gái Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục. Năm 19 tuổi bà xuất giá lấy ông Nguyễn Duy Nhiếp làm kế thất[1], tức là về làm dâu quan Phụ chính Đại thần Nguyễn Trọng Hợp triều Thành Thái. Không may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi ba con.

Đóng góp văn học

Tiếng tăm bà để lại là trong các áng thi văn đủ mọi thể loại bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm: tứ tuyệt, thất ngôn, hát nói, văn tếcâu đối.

Lời văn của bà trau chuốt, cổ kính, đượm nỗi buồn nhưng cũng có khi hóm hỉnh, được nhiều danh nhân như soạn giả Trần Trọng Kim ca ngợi. Bài văn tế "Khóc mẹ" của bà thì được soạn giả Dương Quảng Hàm chọn là bài văn tế tiêu biểu trong sách Quốc văn diễn nghĩa.

Năm 1953 bà vào Nam. Dù tuổi đã cao, bà cũng tiếp tục hoạt động văn chương trong hội "Quỳnh Giao" quy tụ các nữ sĩ đương thời tại Sài Gòn.

Năm 1961 thời Đệ nhất Cộng hòa Bộ Thông tin có cho xuất bản tập tác phẩm của bà với tựa Khuê sầu thi thảo. Tập này năm 1964 lại được tái bản.

Trong sách Hương sắc quê mình của Lãng Nhân chép giai thoại của phụ nữ Việt Nam cổ kim thì bà là một trong số 30 nhân vật được liệt danh.

Bà mất ngày 14 tháng 10 năm 1970 tại Sài Gòn.

Vài bài tiêu biểu

"Con ghẻ" (thất ngôn)
Cái ghẻ, mày ơi! Tớ bảo này
Sao mày quanh quẩn mãi chi đây
Trước còn ăn hết làn da mỏng
Sau lại dùi vô tấm thịt dầy
Sâu trắng độc ngầm không kẻ biết
Nước vàng chảy mãi có ai hay?
Nhân ngôn móng chó chưa nhằm mặt
Phải có diêm sinh để trị mày.
"Đáp lại những ai cho là ngạo đời" (thất ngôn)
Ai bảo là ta tính ngạo đời
Khinh đời vẫn khó, há rằng chơi
Khinh người lắm của còn ham của
Khinh kẻ cao ngôi chẳng xứng ngôi
Khinh gái chung tình, chung cửa miệng
Khinh trai ái quốc, ái đầu môi
Có khinh chăng nữa là khinh thế
Nào dám khinh đâu khắp mọi người.
"Nhớ quê hương" (hát nói)
Mưỡu: Hỏi ai gây việc chiến tranh
Non sông xẻ nửa gánh tình chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Nhớ quê muôn dặm nhớ người nghìn xưa
Hát nói: Trăng thanh gió mát tựa bên lầu
Ngâm hát một mình chơi
Đầu non xa thoang thoảng hương mai
Niềm tâm sự biết cùng ai giải tỏ
Lâu thượng nhất huỳnh tùy nguyệt độ
Liêm tiền số điểm họa phong ca
Đoái non sông Nùng, Nhị xa xa
Chòm mây trắng ấy nhà ta đó nhỉ
Ai tri kỷ, biết ai là tri kỷ
Trên từng mây lơ lửng chị Hằng Nga
Một trăng với lại một ta!

Chú thích

Liên kết ngoài