Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời Liên minh châu Âu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Lo ngại: xóa tầm nhìn hẹp, đây không phải wikipedia Việt Nam
Dòng 42: Dòng 42:
=== Lo ngại ===
=== Lo ngại ===
Theo quan điểm của think tank cấp tiến [[Open Europe]], vương quốc Anh, nếu ra khỏi EU, có thể mất thu nhập tới 56 tỷ pound một năm, và độ phát triển [[Tổng sản phẩm nội địa]] 2018 sẽ dưới 1,5 %. Họ sẽ phải thỏa thuận lại để mà có thể hoạt động tiếp tục trong thị trường nội đia của Liên minh châu Âu, nhất là những dịch vụ tài chính ở [[City of London]]. Trong trường hợp tốt nhất, Brexit sẽ gia tăng năng xuất kinh tế mỗi năm của nước này cho tới 2030 khoảng 1,6 %, trong trường hợp xấu nhất sẽ giảm khoảng 2,2%. Chỉ riêng việc trưng cầu dân ý về việc ra khỏi EU, trong năm 2017 sẽ đưa tới tình trạng mất ổn định lớn lao trong thị trường, doanh nghiệp và người dân. Đồng tiền Anh sẽ bị ảnh hưởng, giá cả tài sản và sự tăng trưởng kinh tế sẽ yếu đi khoảng 0,5%.<ref>[http://www.welt.de/wirtschaft/article138789738/Brexit-ist-die-unterschaetzte-Gefahr-fuer-Europa.html Daniel Eckert, Holger Zschäpitz: ''Brexit ist die unterschätzte Gefahr''.] Artikel vom 29. März 2015 im Portal ''welt.de'', abgerufen am 29. März 2015</ref><ref>[http://diepresse.com/home/politik/eu/4692386/Brexit_Eine-Rechnung-viele-Unbekannte-grosse-Risken ''Brexit: Eine Rechnung, viele Unbekannte, große Risiken'']. Artikel vom 23. März 2015 im Portal ''diepresse.com'', abgerufen am 29. März 2015</ref>
Theo quan điểm của think tank cấp tiến [[Open Europe]], vương quốc Anh, nếu ra khỏi EU, có thể mất thu nhập tới 56 tỷ pound một năm, và độ phát triển [[Tổng sản phẩm nội địa]] 2018 sẽ dưới 1,5 %. Họ sẽ phải thỏa thuận lại để mà có thể hoạt động tiếp tục trong thị trường nội đia của Liên minh châu Âu, nhất là những dịch vụ tài chính ở [[City of London]]. Trong trường hợp tốt nhất, Brexit sẽ gia tăng năng xuất kinh tế mỗi năm của nước này cho tới 2030 khoảng 1,6 %, trong trường hợp xấu nhất sẽ giảm khoảng 2,2%. Chỉ riêng việc trưng cầu dân ý về việc ra khỏi EU, trong năm 2017 sẽ đưa tới tình trạng mất ổn định lớn lao trong thị trường, doanh nghiệp và người dân. Đồng tiền Anh sẽ bị ảnh hưởng, giá cả tài sản và sự tăng trưởng kinh tế sẽ yếu đi khoảng 0,5%.<ref>[http://www.welt.de/wirtschaft/article138789738/Brexit-ist-die-unterschaetzte-Gefahr-fuer-Europa.html Daniel Eckert, Holger Zschäpitz: ''Brexit ist die unterschätzte Gefahr''.] Artikel vom 29. März 2015 im Portal ''welt.de'', abgerufen am 29. März 2015</ref><ref>[http://diepresse.com/home/politik/eu/4692386/Brexit_Eine-Rechnung-viele-Unbekannte-grosse-Risken ''Brexit: Eine Rechnung, viele Unbekannte, große Risiken'']. Artikel vom 23. März 2015 im Portal ''diepresse.com'', abgerufen am 29. März 2015</ref>

====Ảnh hưởng đến người Việt====
Nhiều người Việt có quốc tịch [[Ba Lan]] hay [[Bungary]] và [[Pháp]] hay [[Đức]] đang làm việc ở Anh, có vợ hay chồng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Theo một phán quyết của tòa án châu Âu thì vợ chồng của họ được nhập cảnh vào Anh theo diện đặc biệt, thậm chí không phải tốn cả phí hồ sơ xin visa, và nếu nước Anh rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu thì qui định đó hết hiệu lực và qui trình xin visa đoàn tụ gia đình theo luật Anh là vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều loại giấy tờ và điều kiện công việc, cũng như thời gian thử thách và cả trình độ tiếng Anh nữa. <ref>[http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160607-du-luan-anh-lai-soi-suc-truoc-trung-cau-dan-y-brexit Dư luận Anh lại sôi sục trước trưng cầu dân ý Brexit], rfi, 29.3.2015</ref>


=== Các nhóm vận động ===
=== Các nhóm vận động ===

Phiên bản lúc 08:50, ngày 24 tháng 6 năm 2016

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm trong Liên minh Châu Âu

Việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn được gọi tắt là Brexit (ghép từ Britain và exit)[1][2], là một mục tiêu chính trị được nhiều cá nhân, nghiệp đoàn [cần dẫn nguồn] và đảng phái chính trị theo đuổi nhằm yêu cầu Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973. Tuy nhiên, tới năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện với số phiếu đa số ủng hộ việc quốc gia này ở lại tổ chức.

Việc rời khỏi Liên minh châu Âu một lần nữa được nhắc tới với cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6 năm 2016. Cuộc trưng cầu dân ý này được tổ chức bởi Quốc hội sau khi Điều luật tổ chức trưng cầu dân ý về Liên minh châu Âu năm 2015 (c. 36) được thông qua.

Đối với những người thuộc phe ủng hộ việc ở lại Liên minh châu Âu, khái niệm Bremain cũng đôi lúc được nhắc đến song song với từ Remain phổ thông hơn. Kết quả chính thức được công bố vào lúc 7 giờ sáng giờ London ngày 24 tháng 6, phe Brexit giành chiến thắng với khoảng cách 1 triệu phiếu (51,89 % số phiếu). Kết quả này còn chờ quốc hội phê chuẩn mới có hiệu lực.

Thủ tướng Cameron tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10 năm nay. [3]

Pháp lý

Điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu, mà lần cuối được sửa đổi bởi Hiệp ước Lisbon, có quy định về việc một thành viên tình nguyện ra khỏi khối này. Theo đó, sau khi một nước tuyên bố ra khỏi Liên minh châu Âu, một hiệp ước sẽ được thỏa thuận giữa hai bên để làm rõ những quan hệ tương lai.

Bối cảnh

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không tham gia ký kết Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) năm 1957 và do đó không phải là thành viên sáng lập tổ chức này. Sau đó, nước này thay đổi lập trường và nộp đơn xin gia nhập EEC năm 1963 và 1967, nhưng cả hai lần hồ sơ của họ đều bị Tổng thống Pháp Charles de Gaulle phủ quyết, do mối quan hệ mật thiết của Anh với Mỹ.[4] Mãi cho đến khi de Gaulle từ nhiệm, nước Anh mới chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng EEC năm 1973, dưới thời thủ tướng Edward Heath của đảng Bảo thủ.[5] Phe đối lập khi đó là Công đảng Anh, do Harold Wilson lãnh đạo, khi tuyên bố chạy đua Tổng tuyển cử tháng 10 năm 1974 đã cam kết sẽ điều đình lại các điều khoản về tư cách thành viên của Anh trong EEC, và rằng cần tổ chức trưng cầu dân ý về những điều khoản mới này.

Cuộc trưng cầu năm 2016

Từ 2010, những cuộc thăm dò dân ý cho thấy công chúng Anh, có ý kiến khác biệt về vấn đề nên ở lại (số ủng hộ cao nhất tính tới năm 2013 là 30%) so với số muốn ra khỏi EU (cao điểm là vào tháng 11 2012 với 56%).[6] Cuộc thăm dò dân ý lớn nhất (20,000) có kết quả là 41% ủng hộ ra khỏi, 41% muốn ở lại EU, và 18% chưa quyết định.[7] Tuy nhiên, khi được hỏi, họ sẽ lựa chọn như thế nào, nếu Anh có những thỏa thuận mới với EU, và lợi ích Anh được bảo vệ tốt hơn, trên 50% nói là họ sẽ bỏ phiếu ở lại.[8]

Vào tháng giêng 2013, thủ tướng David Cameron hứa sẽ cho trưng cầu dân ý về việc ra đi hay ở lại EU vào năm 2017, sau một thời gian điều đình với EU, nếu đảng Tory đạt được đa số trong kỳ tổng bầu cử vào ngày 7 tháng 5 2015.

Cả đảng Lao động và đảng Dân chủ Cấp tiến (Liberal Democrats) chống lại việc hứa hẹn một cuộc trưng cầu dân ý 2017, cho biết là chỉ trưng cầu dân ý nếu lại phải nhường chủ quyền cho EU.[9][10]

Theo báo the Guardian lấy từ nguồn của các thành viên chính phủ, Vương quốc Anh có lẽ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc ở lại EU vào năm 2016, để tránh trùng vào với những cuộc bầu cử lớn ở Đức và Pháp. London cho là với chiến thắng của thủ tướng David Cameron trong cuộc bầu cử vừa qua, các quốc gia trong khối EU sẽ sẵn sàng hơn để bàn thảo về việc cải tổ EU. Những đề tài tranh cãi sẽ là những điều luật về di cư qua lại giữa các nước EU cần phải khó khăn hơn. Cameron muốn giới hạn tiền trợ cấp xã hội cho công dân các nước EU khác. Ngoài ra ông ta còn đòi hỏi, quốc hội các quốc gia phải được nhiều quyền hạn hơn, để mà có thể ngăn cản luật lệ được EU ban hành.[11].

Tổng giám đốc ngân hàng trung ương Anh quốc, Mark Carney nói chuyện với đài BBC vào ngày 14.5.2015, đòi chính phủ Anh cho biết rõ ràng về cuộc trưng cầu dân ý EU sắp tới. Việc Vương quốc Anh thuộc thị trường chung EU là một lợi điểm rất lớn của nước Anh. Liên minh châu Âu không chỉ là khối đầu tư nhiều nhất vào Anh quốc, mà còn là khối kinh tế lớn nhất thế giới. Cho nên mọi người cần biết về thời điểm, câu hỏi chính xác và kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.[12]

Quyết định chính thức

Ngày 20 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Cameron nói nước Anh sẽ bỏ phiếu quyết định việc có ở lại trong EU nữa hay không vào thứ Năm 23/6 tới đây.[13]

Trước đó một ngày, thủ tướng Anh David Cameron đã đạt một thỏa thuận với các nhà lãnh đạo EU sau hai ngày đàm phán tại Brussels, sẽ cho Anh "vị thế đặc biệt" và ông sẽ vận động với "tất cả trái tim và tâm hồn" để ở lại liên minh.[14]

Thỏa thuận mới gồm[14]:

  • Cắt giảm lợi ích cho con cái những người di cư EU sống ở nước ngoài - áp dụng ngay lập tức cho những người mới đến và từ năm 2020 cho 34.000 người đang nộp đơn
  • Sửa đổi các hiệp ước EU để Anh ‘được miễn trừ’ đối với điều khoản xây dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ hơn
  • "Dừng khẩn cấp" về quyền lợi của lao động nhập cư sẽ áp dụng trong bảy năm - ít hơn so với 13 năm mà Thủ tướng Anh đề xuất ban đầu
  • Khả năng cho Anh Quốc ban hành biện pháp khẩn cấp để bảo vệ khu tài chính của London, City of London

Lo ngại

Theo quan điểm của think tank cấp tiến Open Europe, vương quốc Anh, nếu ra khỏi EU, có thể mất thu nhập tới 56 tỷ pound một năm, và độ phát triển Tổng sản phẩm nội địa 2018 sẽ dưới 1,5 %. Họ sẽ phải thỏa thuận lại để mà có thể hoạt động tiếp tục trong thị trường nội đia của Liên minh châu Âu, nhất là những dịch vụ tài chính ở City of London. Trong trường hợp tốt nhất, Brexit sẽ gia tăng năng xuất kinh tế mỗi năm của nước này cho tới 2030 khoảng 1,6 %, trong trường hợp xấu nhất sẽ giảm khoảng 2,2%. Chỉ riêng việc trưng cầu dân ý về việc ra khỏi EU, trong năm 2017 sẽ đưa tới tình trạng mất ổn định lớn lao trong thị trường, doanh nghiệp và người dân. Đồng tiền Anh sẽ bị ảnh hưởng, giá cả tài sản và sự tăng trưởng kinh tế sẽ yếu đi khoảng 0,5%.[15][16]

Các nhóm vận động

Nhóm vận động chính thức cho mục tiêu rút khỏi Liên minh Châu Âu là Vote Leave.

Nhóm vận động ở lại EU là Britain Stronger in Europe, viết tắt là Remain.

Kết quả

Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Anh ở Liên minh Châu Âu năm 2016
Phiếu Số phiếu %
Rời Liên minh Châu Âu 17,410,742 51.89
Ở lại Liên minh Châu Âu 16,141,241 48.11
Số phiếu hợp lệ 33,551,983 99.92
Không hợp lệ hoặc trắng 25,359 0.08
Tổng cộng 33,577,342 100.00
Cử tri đã đăng ký và cử tri đã bỏ phiếu 46,500,001 72.21
Nguồn: Electoral Commission[17]
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý 2016
Rời:
17.410.742 (51,9%)
Ở lại:
16.141.241 (48,1%)

Báo Spiegel, Đức, cho là, nguyên nhân chính mà phe "Leave" thắng cuộc trưng cầu vì đa số người Anh có cảm tưởng là EU đã quyết định mọi vấn đề của họ, nhất là việc di dân không kiểm soát. [18]

Lo ngại

Nhận xét

PGS.TS Đinh Công Tuấn, Nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên cứu châu Âu nhận định: "...đây là nghệ thuật để tranh thủ lá phiếu của ông Cameron. Nhưng mà sau khi giành được chính quyền rồi, thành lập một chính phủ mới rồi thì nhất định là chính phủ của Thủ tướng Cameron dù có trưng cầu ý dân đi chăng nữa thì cũng cố gắng làm sao để cho nước Anh tiếp tục tham gia ngôi nhà chung của Liên minh châu Âu. Bởi nếu tách ra khỏi thì nước Anh lúc bấy giờ sẽ rất yếu".[19].

Tuyên bố

  • Nigel Farage, chủ tịch đảng Độc lập Ukip phát biểu về chiến thắng của đảng mình: "Ngày 23 tháng 6 sẽ đi vào lịch sử như là ngày độc lập của chúnh ta." [20]

Chú thích

  1. ^ “The UK's EU referendum: All you need to know”. BBC News. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ “Google search for Brexit plus "British and exit".
  3. ^ “Britischer Premier: David Cameron kündigt wegen Brexit-Votum Rücktritt an”. spiegel. 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  4. ^ “Điểm lại những cột mốc của mối quan hệ Anh-EU”. NĐH. 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ “1973: Britain joins the EEC”. BBC News. 1 tháng 1 năm 1973. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ Boffey, Daniel; Helm, Toby (ngày 17 tháng 11 năm 2012). “56% of Britons would vote to quit EU in referendum, poll finds”. The Observer. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ www.lordashcroftpolls.com (ngày 23 tháng 3 năm 2014). “Lord Ashcroft Europe Poll – Europe on Trial - Yahoo Finance”. Finance.yahoo.com. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ http://cdn.yougov.com/cumulus_uploads/document/65qzen2gxe/YG-Archive-Pol-Sun-results-160614.pdf
  9. ^ “EU referendum 'unlikely' under Labour, says Ed Miliband”. British Broadcasting Corporation. ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2014.
  10. ^ Watt, Nicholas (ngày 1 tháng 7 năm 2014). “Nick Clegg defeats Lib Dem bid to guarantee EU referendum”. The Guardian. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2014.
  11. ^ Cameron plant EU-Referendum schon für 2016, FAZ, 12.05.2015
  12. ^ Britische Notenbank will Klarheit über EU-Referendum, FAZ, 14.05.2015
  13. ^ Thị trưởng London 'vận động' rời khỏi EU, bbc, 21.02.2016
  14. ^ a b Thỏa thuận EU ‘cho Anh vị thế đặc biệt’, bbc, 20.02.2016
  15. ^ Daniel Eckert, Holger Zschäpitz: Brexit ist die unterschätzte Gefahr. Artikel vom 29. März 2015 im Portal welt.de, abgerufen am 29. März 2015
  16. ^ Brexit: Eine Rechnung, viele Unbekannte, große Risiken. Artikel vom 23. März 2015 im Portal diepresse.com, abgerufen am 29. März 2015
  17. ^ “EU referendum results”. Electoral Commission. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  18. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sg6241
  19. ^ Vì sao nước Anh muốn rời khỏi EU? , antv, 11.05.2015
  20. ^ [hhttp://www.spiegel.de/politik/ausland/brexit-blitzanalyse-zum-referendum-der-grosse-knall-a-1099488.html “Blitzanalyse: Der große Knall”]. spiegel. 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)