Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khúc côn cầu trên băng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12: Dòng 12:
{{Olympic sports}}
{{Olympic sports}}
{{Thể thao đồng đội|state=collapsed}}
{{Thể thao đồng đội|state=collapsed}}
[[Thể loại:Môn thể thao Thế vận hội]]
[[Thể loại:Môn thể thao đồng đội]]
[[Thể loại:Môn thể thao đồng đội]]
[[Thể loại:Môn thể thao mùa đông]]
[[Thể loại:Môn thể thao mùa đông]]
Dòng 20: Dòng 19:
[[Thể loại:Khúc côn cầu trên băng]]
[[Thể loại:Khúc côn cầu trên băng]]
[[Thể loại:Môn thể thao tại Thế vận hội Mùa đông]]
[[Thể loại:Môn thể thao tại Thế vận hội Mùa đông]]
[[Thể loại:Biến thể khúc côn cầu]]

[[ang:Hociȝ#Īshociȝ]]

Phiên bản lúc 11:05, ngày 5 tháng 7 năm 2016

Khúc côn cầu trên băng là một môn thể thao đồng đội chơi trên băng, trong đó người tham gia sử dụng cây gậy trượt ván của mình để đánh bóng vào lưới đối phương. Đó là một môn thể thao vận động với tốc độ di chuyển nhanh. Khúc côn cầu trên băng phổ biến nhất trong các khu vực đủ lạnh để tạo thành lớp băng theo mùa với độ cứng an toàn một cách tự nhiên, như ở nước Canada, Cộng hòa Séc, Latvia, Scandinavia, Phần Lan, Nga, Slovakia, Slovenia, Đức, Áo, Thụy Sĩ và khu vực nằm ở vĩ độ phía Bắc của Hoa Kỳ. Với sự ra đời của sân băng nhân tạo trong nhà, Khúc côn cầu trên băng đã trở thành một trò tiêu khiển quanh năm trong các vùng này. Ở Bắc Mỹ, giải Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia (National Hockey League) là giải cao nhất dành cho nam. Cả giải Liên đoàn Khúc côn cầu Phụ nữ Canada (Canadian Women's Hockey League) và giải Liên đoàn Khúc côn cầu Phụ nữ phương Tây (Western Women's Hockey League) là giải cao nhất dành cho phái nữ. Đây là môn thể thao mùa đông quốc gia chính thức của Canada, tại quốc gia này khúc côn cầu trên băng rất được ưa chuộng và phổ biến.

Có tổng cộng 68 thành viên trong Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế (International Ice Hockey Federation), tuy nhiên 162 trong tổng số 177 huy chương tại Giải vô địch Thế giới Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế thuộc về bảy quốc gia: Canada, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Nga, Slovakia, Thụy Điển và Hoa Kỳ.[1][2] Trong số 64 huy chương được trao trong cuộc thi của nam giới ở Thế vận hội từ năm 1920 trở về sau, chỉ có sáu huy chương không thuộc về một trong bảy nước trên. Tất cả 12 huy chương Thế vận hội và 36 huy chương Giải vô địch Phụ nữ Thế giới Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế đều thuộc về một trong bảy quốc gia, và mỗi huy chương vàng trong cả hai cuộc thi đều do Canada hoặc Hoa Kỳ đem về.[3][4]

Tham khảo

  1. ^ Including former incarnations of them, such as Czechoslovakia or the Liên Xô.
  2. ^ “Men”. Iihf.com. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  3. ^ “Women”. Iihf.com. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ “Women”. Iihf.com. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.

Liên kết ngoài