Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Âu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu (2) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5: Dòng 5:
]]
]]


[[Tập tin:Location-Europe-UNsubregions, Kosovo as part of Serbia.png|phải|nhỏ|250px|Các vùng châu Âu theo các phân chia của [[Liên Hiệp Quốc|Liên hợp quốc]]:
[[Tập tin:Location-Europe-UNsubregions, Kosovo as part of Serbia.png|phải|nhỏ|250px|Các vùng [[châu Âu]] theo các phân chia của [[Liên Hiệp Quốc]]:
{| width=100%
{| width=100%
|-
|-
Dòng 16: Dòng 16:
|}
|}
]]
]]
'''Tây Âu''' là một khái niệm chính trị-xã hội xuất hiện trong thời kỳ [[Chiến tranh Lạnh]] để chỉ khu vực của [[châu Âu]], nằm kề các nước thuộc [[khối Warszawa]] và [[Nam Tư]] về [[hướng Tây|phía tây]]. Đây là hệ thống chính trị và kinh tế đối lập với [[Đông Âu]], vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của [[Liên Xô]] từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh thế giới lần thứ hai]]. Thuật ngữ này được dùng khi đề cập đến yếu tố kinh tế, chính trị, lịch sử hơn là nói về sự phân cách đất đai cụ thể. Các [[quốc gia]] trung lập được xác định theo bản chất bộ máy chính trị.
'''Tây Âu''' là 1 khái niệm [[chính trị]] – [[xã hội]] xuất hiện trong thời kỳ [[Chiến tranh Lạnh]] để chỉ khu vực của [[châu Âu]], nằm kề các nước thuộc [[khối Warszawa]] và [[Nam Tư]] về [[hướng Tây|phía tây]]. Đây là hệ thống [[chính trị]][[kinh tế]] đối lập với [[Đông Âu]], vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của [[Liên Xô]] từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. [[Thuật ngữ]] này được dùng khi đề cập đến yếu tố [[kinh tế]], [[chính trị]], [[lịch sử]] hơn là nói về sự phân cách [[đất|đất đai]] cụ thể. Các [[quốc gia]] trung lập được xác định theo bản chất bộ máy [[chính trị]].


Ranh giới văn hóa và tôn giáo giữa Tây Âu và Đông Âu xen phủ lẫn nhau, không đơn giản phân định một cách chính xác bởi những biến động lịch sử.
Ranh giới [[văn hóa]][[tôn giáo]] giữa '''Tây Âu'''[[Đông Âu]] xen phủ lẫn nhau, không đơn giản phân định 1 cách chính xác bởi những biến động [[lịch sử]].


== [[Các quốc gia Tây Âu]] ==
== [[Các quốc gia Tây Âu]] ==

Phiên bản lúc 16:52, ngày 10 tháng 7 năm 2016

Ranh giới Đông-Tây Âu được hình thành trong Chiến tranh Lạnh
  Khối Tây Âu - các nước thành viên NATO
  các nước trung lập theo chủ nghĩa tư bản
Các vùng châu Âu theo các phân chia của Liên Hiệp Quốc:
  Tây Âu

Tây Âu là 1 khái niệm chính trịxã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối WarszawaNam Tư về phía tây. Đây là hệ thống chính trịkinh tế đối lập với Đông Âu, vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thuật ngữ này được dùng khi đề cập đến yếu tố kinh tế, chính trị, lịch sử hơn là nói về sự phân cách đất đai cụ thể. Các quốc gia trung lập được xác định theo bản chất bộ máy chính trị.

Ranh giới văn hóatôn giáo giữa Tây ÂuĐông Âu xen phủ lẫn nhau, không đơn giản phân định 1 cách chính xác bởi những biến động lịch sử.

Các quốc gia Tây Âu

Tên gọi Tây Âu thường gắn liền với chế độ dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản và cũng đi đôi với khái niệm Liên minh châu Âu. Phần lớn các quốc gia trong vùng này có cùng văn hóa phương tây, và nhiều ràng buộc, gắn bó chính trị, kinh tế và lịch sử với các nước Bắc Mĩ, Nam MĩChâu Đại Dương (xem thêm thế giới phương Tây). Nói tổng quát, khu vực này gồm các nước châu Âu có thu nhập đầu người cao, đó cũng là các nước thuộc Thế giới thứ nhất ở châu Âu:

Nói theo cách khác, Tây Âu là một khu vực của Châu Âu với định nghĩa cụ thể về địa lý là không chặt chẽ, tuy vậy yếu tố khác biệt với Đông Âu về chính trị và văn hóa là rõ ràng hơn. Định nghĩa của Liên hợp quốc [1] xác định Tây Âu gồm chín quốc gia:

Những sự khác biệt từ thời Trung cổ

Sự chia cắt đông-tây ở châu Âu bắt nguồn từ lịch sử Đế chế La Mã. Bởi phạm vi Đế chế trải rộng, sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ xuất hiện chủ yếu giữa các tỉnh phía đông nói tiếng Hy Lạp, những tỉnh này đã đạt đến sự đô thị hoá khá cao của nền văn minh Hy Lạp. Ngược lại các lãnh địa phía tây sử dụng ngôn ngữ La-tinh. Sự cách biệt về văn hoá và ngôn ngữ này lại càng được đào sâu bởi chế độ chính trị đông-tây của Đế chế La Mã về sau này.

Sự dị biệt giữa hai nửa đông-tây được củng cố trong thời Trung Cổ bởi một số sự kiện. Đế chế Tây La Mã sụp đổ đã khởi đầu cho thời Trung Cổ. Trái lại, Đế chế Đông La Mã, được biết đến với cái tên Đế chế Byzantine, đã tồn tại và phát triển thêm 1.000 năm. Đế chế Frankish trỗi dậy ở phía tây và đặc biệt là Schism Vĩ đại đã chính thức chia rẽ nhánh Thiên chúa phía đông với phía tây, làm trầm trọng thêm dự cách biệt về văn hoá và tôn giáo giữa Đông Âu và Tây Âu.

Sự chinh phục Đế chế Byzantine – trung tâm của nhà thờ Cơ đốc Chính thống bởi Đế quốc Hồi giáo Ottoman ở thế kỷ 15 và sự phân mảnh dần dần của Đế quốc La Mã thần thánh (trước đó là Đế chế Frankish) đã dẫn đến sự thay đổi tầm quan trọng trong khái niệm xung khắc Công giáo La Mã hoặc Tin lành với Nhà thờ Cơ đốc chính thốngChâu Âu.

Các sự kiện Phục Hưng, Cải cách Kháng Cách của Martin Lutherchống Kháng cách của Giáo hội Công giáo, thế kỷ ánh sáng, Cách mạng PhápCách mạng Công nghiệp được coi là những trải nghiệm hình thành nền văn hoá và đặc trưng của Tây Âu. Tất cả những sự kiện lịch sử và phát triển văn hoá này đều mang đến ảnh hưởng tới khái niệm Tây Âu.

Chiến tranh lạnh

Trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ hai, tương lai của châu Âu được định đoạt tại Hội nghị Yalta năm 1945 bởi các nguyên thủ quốc gia khối Đồng Minh gồm Thủ tướng nước Anh Winston Churchill, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt và thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin.

Châu Âu thời hậu chiến sẽ bị chia cắt thành hai nửa: phía tây chủ yểu bị chi phối bởi Hoa Kỳ và phía đông với sự kiểm soát của Liên Xô. Cùng với sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh, châu Âu bị ngăn đôi bởi Bức màn sắt.

Thuật ngữ Bức màn sắt đã được sử dụng trong thời gian Thế chiến thứ hai bởi Bộ trưởng tuyên truyền Đức Joseph Goebbels và sau đó là Bá tước Lutz Schewerin von Krosik trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, nhưng người sử dụng nó nhiều nhất là Winston Churchill, ông viết trong bài diễn văn nổi tiếng "Những rường cột của Hoà bình" (Sinews of Peace) ngày 5 tháng 3 năm 1946 tại trường Westminston, Fulton, bang Missouri:

Mặc dầu một số quốc gia là trung lập, nhưng họ được xếp loại ở Đông hay Tây Âu dựa vào bản chất hệ thống kinh tế và chính trị. Sự chia cắt này quy định nhận thức và hiểu biết của Tây Âu và những biên giới của nó với Đông Âu cho đến ngày nay.

Những thay đổi về mặt chính trị gần đây

Thế giới đã thay đổi sâu sắc kể từ khi Bức màn sắt (một khái niệm chỉ sự phân cách khu vực ảnh hưởng bởi Liên Xô và khu vực chịu ảnh hưởng bởi Hoa Kỳ) sụp đổ năm 1989. Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức trong hòa bình. Khối WarszawaHội đồng Tương trợ Kinh tế giải thể và Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết chấm dứt sự tồn tại sau 74 năm, các quốc gia thành viên dần tách ra trở thành độc lập.

Mặc dầu thuật ngữ Tây Âu được định nghĩa từ trong Chiến tranh Lạnh, nó vẫn được sử dụng cho dù sự đối đầu này đã chấm dứt hơn 15 năm. Từ ngữ này được sử dụng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và đời sống hàng ngày ở châu Âu và mọi nơi khác.

Cùng với quá trình đông tiến mạnh mẽ và nhanh chóng của Liên minh châu Âu, Tây Âu ngày càng trở nên ít tính tượng trưng cho liên minh kinh tế-chính trị-tiền tệ này.

Cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp của các quốc gia Tây Âu hầu hết được tổ chức theo kiểu lưỡng viện, ngoại trừ Luxembourg, LiechtensteinMonaco được tổ chức theo hệ thống đơn viện. Trong đó Quốc hội Pháp là cơ quan lập pháp có nhiều đại biểu nhất, với 925 nghị sĩ (348 ở thượng viện và 577 ở hạ viện), trong đó quốc hội của Monaco có ít thành viên nhất, chỉ với 24 đại diện.

STT Quốc gia Tổng số ghế Thượng viện Hạ viện
1  Pháp 925 ghế 348 ghế 577 ghế
2  Đức 689 ghế 69 ghế 620 ghế
3  Hà Lan 225 ghế 75 ghế 150 ghế
4  Bỉ 221 ghế 71 ghế 150 ghế
5  Áo 245 ghế 62 ghế 183 ghế
6  Thụy Sĩ 246 ghế 46 ghế 200 ghế
7  Luxembourg 60 ghế Không chia viện Không chia viện
8  Liechtenstein 25 ghế Không chia viện Không chia viện
9  Monaco 24 ghế Không chia viện Không chia viện
Tây Âu

Cách hiểu ngày nay

Hiện nay, Tây Âu được hiểu là bao gồm

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ “United Nations Statistics Division”. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.