Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quang Hải quân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: AlphamaEditor, Restructure category + change Thể loại:Mất 1641 by Thể loại:Mất năm 1641, Executed time: 00:00:02.0711184 using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 104: Dòng 104:
*體天興運俊德弘功神聖英肅欽文仁武敍倫立紀明誠光烈隆奉顯保懋定重熙睿哲壯毅章憲順靖建義守正彰道崇業大王
*體天興運俊德弘功神聖英肅欽文仁武敍倫立紀明誠光烈隆奉顯保懋定重熙睿哲壯毅章憲順靖建義守正彰道崇業大王


== Tham khảo ==
== Phim ảnh ==
Phim : Nữ nhân chốn hậu cung do [[Lu Han (ca sĩ)|Luhan]] đóng .{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
* ''Bài này được dịch từ Wikipedia tiếng Anh''
* ''Bài này được dịch từ Wikipedia tiếng Anh''



Phiên bản lúc 15:11, ngày 11 tháng 7 năm 2016

Bản mẫu:FixBunching

Quang Hải Quân
Vua Triều Tiên
Vua nhà Triều Tiên
Tại vị1608 - 1623
Đăng quang1608
Tiền nhiệmTriều Tiên Tuyên Tổ
Kế nhiệmTriều Tiên Nhân Tổ
Thông tin chung
Sinh1574
Mất1641 (67 tuổi)
Thê thiếpPhế phi họ Liễu
Hậu duệ
Thân phụTriều Tiên Tuyên Tổ
Thân mẫuCung phi họ Kim

Bản mẫu:FixBunching

Quang Hải quân
Hangul
광해군
Hanja
光海君
Romaja quốc ngữGwanghaegun
McCune–ReischauerKwanghaegun
Tên khai sinh
Hangul
이혼
Hanja
李琿
Romaja quốc ngữI Hon
McCune–ReischauerI Hon

Bản mẫu:FixBunching

Quang Hải Quân (光海君, 광해군, Kwanghaegun; 1574-1641, trị vì 1608-1623) là vị vua thứ mười lăm của nhà Triều Tiên. Ông húy là Lý Hồn (李琿, 리혼, Li Hon). sau khi bị phế truất khỏi ngôi vị, ông đã không được đặt miếu hiệu. Ông kết hôn với Phế phi họ Liễu và sinh ra phế thế tử Yi Ji

Thân thế và hoàn cảnh

Ông là con trai thứ hai của vua Triều Tiên Tuyên Tổ với Cung tần họ Kim. Khi Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, ông được phong làm thế tử. Trong khi nhà vua chạy lên biên giới phía bắc với nhà Minh, ông đã lãnh đạo bộ phận triều đình chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong khoảng thời gian này và ngay cả giai đoạn sau chiến tranh, thực chất Quang Hải là người cai trị thực sự của Triều Tiên, ông chỉ huy các trận đánh và lãnh đạo việc tái thiết đất nước, thay thế cho vua Tuyên Tổ đã già và yếu kém.

Mặc dù tạo được uy tín cho riêng mình, vị trí của Quang Hải vẫn không chắc chắn. Ông vẫn còn một người anh kém cỏi là Lâm Hải quân (臨海君,임해군, Imhaegun) và một người em có tư cách kế thừa ngai vàng là Vĩnh Xương Đại Quân (永昌大君, 영창대군, Yŏngch'angtaegun), người này là con trai của vương hậu và được sự ủng hộ của phái Tiểu Bắc Nhân. May mắn thay, vua Tuyên Tổ bất ngờ qua đời nên không thể lập Vĩnh Xương Đại quân làm thế tử.

Hành động của phái Đại Bắc Nhân

Sau khi vua Tuyên Tổ băng hà, thế tử Quang Hải được gọi là vương tử và chờ lên ngôi. Tuy nhiên, Yu Yeong-gyeong của phái Tiểu Bắc Nhân dấu đi chiếu chỉ lên ngôi và âm mưu lập Vĩnh Xương Đại Quân làm vua. Âm mưu này bị Jeong In-hong thủ lĩnh phái Đại Bắc Nhân phát hiện, Yu bị xử tử còn Vĩnh Xương Đại Quân bị tống giam rồi qua đời sau 1 năm.

Sau sự kiện này, Quang Hải Quân cố gắng khôi phục các đại thần từ nhiều phái chính trị và từ nhiều vùng khác nhau của Triều Tiên, nhưng điều này bị ngăn chặn bởi phái Đại Bắc Nhân bao gồm Yi IcheomJeong In-hong. Sau đó, phái Đại Bắc Nhân bắt đầu loại bỏ các phe phái khác, đặc biệt là phái Tiểu Bắc Nhân. Cuối cùng vào năm 1613, Kim Je-nam, ông ngoại của Vĩnh Xương Đại Quân bị kết tội mưu phản và giam cầm, trong khi Vĩnh Xương bị lưu đày rồi bị sát hại. Đồng thời, phái Đại Bắc Nhân đàn áp những người của phái Tiểu Bắc Nhân. Năm 1618, mẹ của Vĩnh Xương, hoàng hậu Inmok, bị phế truất và bị tống giam. Quang Hải Quân đã không thể ngăn chặn những điều này dù ông là người đứng đầu triều đình.

Thành tựu

Mặc dù bị danh tiếng xấu trong thời gian sau này, nhưng Quang Hải Quân là một nhà chính trị có tài và thực tế. Ông đã nỗ lực trong việc khôi phục đất nước và bảo trợ cho việc phục hồi các thư tịch. Như một phần của công cuộc tái thiết, ông đã sửa đổi pháp lệnh về đất đai và chia lại đất cho dân chúng, ông cũng ra lệnh xây dựng lại Xương Đức Cung cùng với một số cung điện khác.

Ông nhận thức được rằng Triều Tiên không có khả năng để có thể tấn công Mãn Châu, nhà vua đã giữ quan hệ với Mãn Châu dù vẫn ở dưới quyền bá chủ của nhà Minh, trong khi nhà MinhMãn Châu luôn xảy ra chiến tranh. Dù vậy, mối quan hệ vẫn buộc ông phải gửi 10 ngàn quân đến giúp nhà Minh vào năm 1619, đội quân này bị tiêu diệt hết 2 phần 3 trong trận đánh Tát Nhĩ Hử. Tướng Khương Hoằng Lập (姜弘立, 강홍립, Kang Hong-rip) đầu hàng Nỗ Nhĩ Cáp Xích của Mãn Châu. Quang Hải Quân đã phải đàm phán với Mãn Châu để tránh khỏi một cuộc chiến khác. Ông cũng khôi phục quan hệ với Nhật Bản năm 1609 và gửi sứ thần vào năm 1617.

Trong thời gian cầm quyền, Quang Hải Quân khuyến khích xuất bản nhằm đẩy nhanh và tái thiết để khôi phục lại sự thịnh vượng như trước. Nhiều cuốn sách ra đời trong triều đại của ông, đặc biệt nhất là tác phẩm Đông Y Bảo Giám (Tongŭi Pokam, 동의보감), trứ tác của thần y Hứa Tuấn. Nhiều bộ sử kí cũng được viết lại trong thời kỳ này.

Năm 1616, thuốc lá lần đầu tiên được truyền bá tới Hàn Quốc và nhanh chóng được phổ biến trong giới quý tộc.

Truất ngôi và cuộc sống cuối đời

Năm 1623, Quang Hải Quân bị phái Tây Nhân phế truất. Ông bị lưu đày ở đảo Giang Hoa rồi sau đó là đảo Jeju, nơi ông mất năm 1641. Ông không có lăng tẩm và không được đặt miếu hiệu như các vị vua khác của nhà Triều Tiên. Ông và phế phi Liễu hiện vẫn yên nghỉ tại một địa điểm tương đối khiêm tốn ở Namyangju, thuộc tỉnh Gyeonggi. Phái Tây Nhân đã lập Lăng Dương quân (Neungyanggun) làm vua Nhân Tổ, vị vua thứ 16 của Triều Tiên, và theo đường lối thân Minh chống Mãn, do đó đã dẫn đến 2 cuộc xâm lăng của Mãn Châu.

Nhận định

Hàn Quốc ngày nay, Quang Hải Quân vẫn được xem là một vị vua vĩ đại và uyên bác, chứ không phải một kẻ chuyên quyền. Mặc dù Quang Hải Quân là một trong số hai vị vua bị phế truất mà không được đặt miếu hiệu (một vị vua khác là Yên Sơn Quân, bạo chúa đã góp phần làm cho nhà Triều Tiên suy sụp), nhưng nhiều người cho rằng ông chỉ là nạn nhân của cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái trong triều đình Triều Tiên. Ông được đánh giá là làm tốt vai trò của mình hơn cả người tiền nhiệm là vua Tuyên Tổ và người kế nhiệm, vua Nhân Tổ. Dưới thời hai người này, Chiến tranh Bảy nămCuộc xâm lược của Mãn Châu bùng nổ.

Gia đình

Song thân

Vợ

  1. Phế phi họ Liễu Văn Thành Quận phu nhân (문성군부인 유씨, 1576-1623, 47 tuổi)
  2. Hồng Chiêu Nghi(소의 홍씨)
  3. Doãn Chiêu Nghi (소의 윤씨)
  4. Hứa Thục Nghi (숙의 허씨)
  5. Nguyên Thục Nghi (숙의 원씨)
  6. Quyền Thục Nghi (숙의 권씨)
  7. Lâm Chiêu Dung (소용 임씨)
  8. Trịnh Chiêu Dung (소용 정씨)
  9. Tân Thục Viện (소원 신씨)
  10. Thẩm Thục Viện (소원 심씨)
  11. Cung nhân họ Triệu (궁인 조씨)
  12. Thượng Cung họ Lý (상궁 이씨)
  13. Thục Viện họ Kim (숙원 김씨)[11][12]
  • Thượng cung họ Thôi (상궁 최씨)

Con trai

  1. Nguyên tử (1598), con trai đầu của Phế phi họ Liễu, bị chết yểu
  2. Phế Thế tử (폐세자, 1598-1623, 25 tuổi), con trai thứ của Phế phi họ Liễu. Bị giết vào năm 1623
  3. Đại quân (1600), bị chết yểu

Con gái

  • Thứ nữ (1619-1664, 45 tuổi), con của Chiêu nghi họ Doãn.

Thụy hiệu

  • Thể Thiên Hưng Vận Tuấn Đức Hoằng Công Thần Thánh Anh Túc Khâm Văn Nhân Vũ Tự Luân Lập Kỷ Minh Thành Quang Liệt Long Phụng Hiển Bảo Mậu Định Trọng Hy Duệ Triết Tráng Nghị Chương Hiến Thuận Tĩnh Kiến Nghĩa Thủ Chính Chương Đạo Sùng Nghiệp Đại Vương
  • 체천흥운준덕홍공신성영숙흠문인무서륜입기명성광렬융봉현보무정중희예철장의장헌순정건의수정창도숭업대왕
  • 體天興運俊德弘功神聖英肅欽文仁武敍倫立紀明誠光烈隆奉顯保懋定重熙睿哲壯毅章憲順靖建義守正彰道崇業大王

Phim ảnh

Phim : Nữ nhân chốn hậu cung do Luhan đóng .

  • Bài này được dịch từ Wikipedia tiếng Anh