Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyên Nhân Thánh Liệt Hoàng hậu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 19: Dòng 19:
| mother = Tào phu nhân
| mother = Tào phu nhân
| tên đầy đủ = Cao Thao Thao (高滔滔)
| tên đầy đủ = Cao Thao Thao (高滔滔)
| con cái = [[Tống Thần Tông]] Triệu <br/>Kì vương [[Triệu Hạo]]<br/>Gia vương [[Triệu Quân]]<br/>[[Ngụy Sở quốc đại trưởng công chúa]]<br/>[[Ngụy quốc đại trưởng công chúa]]<br/>[[Hàn quốc Ngụy quốc đại trưởng công chúa]]
| con cái = [[Tống Thần Tông]] Triệu Húc<br/>Kì vương [[Triệu Hạo]]<br/>Gia vương [[Triệu Quân]]<br/>[[Ngụy Sở quốc đại trưởng công chúa]]<br/>[[Ngụy quốc đại trưởng công chúa]]<br/>[[Hàn quốc Ngụy quốc đại trưởng công chúa]]
| thông tin con cái = ẩn
| thông tin con cái = ẩn
| posthumous name = Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu<br>宣仁聖烈皇后
| posthumous name = Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu<br>宣仁聖烈皇后

Phiên bản lúc 06:26, ngày 13 tháng 7 năm 2016

Tuyên Nhân Thánh Liệt Hoàng hậu
欽聖獻肅皇后
Hoàng hậu nhà Tống
Tại vị1063 - 1067
Tiền nhiệmTừ Thánh Quang Hiến hoàng hậu
Kế nhiệmKhâm Thánh Hiến Túc hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Tống
Tại vị1067 - 1085
Tiền nhiệmTừ Thánh Tào thái hậu
Kế nhiệmKhâm Thánh Hướng thái hậu
Thái hoàng thái hậu nhà Tống
Tại vị1085 - 1093
Tiền nhiệmTừ Thánh Tào Thái hoàng thái hậu
Kế nhiệmHiến Thánh Ngô thái hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh1032
Mất1093
Phối ngẫuTống Anh Tông
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Cao Thao Thao (高滔滔)
Thụy hiệu
Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu
宣仁聖烈皇后
Hoàng tộcNhà Tống
Thân phụCao công
Thân mẫuTào phu nhân

Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu (chữ Hán: 宣仁聖烈皇后, 10321093), còn gọi Tuyên Nhân hoàng thái hậu (宣仁皇太后), là Hoàng hậu dưới triều Tống Anh Tông Triệu Thự, mẹ sinh của Tống Thần Tông Triệu Húc, bà nội của Tống Triết Tông Triệu Hú và Tống Huy Tông Triệu Cát.

Bà trở thành Hoàng thái hậu can thiệp triều chính rất mạnh mẽ dưới triều con trai Tống Thần Tông Triệu Húc và cháu trai Tống Triết Tông Triệu Hú, phản đối kịch liệt Tân pháp của Vương An Thạch, trọng dụng phe phái bảo thủ đứng đầu là Tư Mã Quang. Tuy vậy, bà được đánh giá có tài chấp chính, làm đất nước phồn vinh, ngaòi ra cũng nổi tiếng bởi sự hiền minh lễ độ. Sử gia Tống triều xưng bà làm Nữ trung Nghiêu Thuấn (女中尧舜).

Tiểu sử

Tuyên Nhân hoàng hậu họ Cao (高氏), nhũ danh Thao Thao (滔滔), người Mông Thành, Bạc Châu (nay là An Huy, Mông Thành). Ông tổ là Cao Quỳnh (高瓊), ông nội là Cao Huân (高勳), đều là vương thất đến Tiết độ sứ, gia thế danh giá hiển hách. Trong nhà bà còn có em trai là Cao Sĩ Lâm (高士林). Mẹ bà là Tào phu nhân (曹夫人), là chị của Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu Tào thị, Hoàng hậu của Tống Nhân Tông Triệu Trinh. Khi còn nhỏ, bà được Tào hoàng hậu đưa vào cung nuôi lớn, gặp gỡ Hoàng thân Triệu Tông Thực.

Năm 1064, Thái tử Triệu Tông Thực lên kế vị, tức Tống Anh Tông. Sang năm sau, Cao thị được sách lập làm Hoàng hậu. Bà được đánh giá là mỹ mạo, lễ độ. Bà sinh ra Tống Thần Tông Triệu Hú, Kì vương Triệu Hạo (赵颢), Gia vương Triệu Quân (赵頵), Ngụy Sở quốc đại trưởng công chúa (魏国楚国大长公主), Ngụy quốc đại trưởng công chúa (魏国大长公主) và Hàn quốc Ngụy quốc đại trưởng công chúa (韓國魏國大長公主).

Quốc mẫu

Năm 1067, Anh Tông hoàng đế giá băng, Thái tử Triệu Húc tức vị, tức Tống Thần Tông. Cao hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, ngự ở Bảo Từ cung (寶慈宮). Thái hậu thường xuyên can thiệp chính sự, kịch liệt phản đối Tân pháp của Vương An Thạch, trọng dụng phe phái chống đối đứng đầu là Tư Mã Quang.

Năm 1085, Thần Tông hoàng đế bệnh nặng, Tể chấp Vương Khuê (王珪) vào hầu bệnh, nhận di chiếu lập Diên An quận vương Triệu Húc làm Hoàng thái tử, Cao Thái hậu quyền được nghe chánh, giúp đỡ Tự quân. Thái tử đăng vị, tức Tống Triết Tông. Tân đế tôn Cao Thái hậu làm Thái hoàng thái hậu, tuân di chiếu mời Thái hoàng thái hậu giúp nhiếp chính, thực hiện Thùy liêm thính chánh (垂帘听政). Cao Thái hậu chấp chính trọng dụng Tư Mã Quang làm Tể tướng, phế bỏ toàn bộ Tân pháp của Vương An Thạch.

Cao Thái hoàng thái hậu tuy phản đối Tân pháp, song nhìn chung được đánh giá là uyên bác, anh minh trong thời kỳ bà nhiếp chính giúp Tống Triết Tông. Trong thời gian chấp chính, Thái hoàng thái hậu chủ trương tiết kiệm, thực thi lễ pháp anh minh, đất nước yên bình và hưng thịnh. Thời kì Tống Triết Tông được đánh giá tích cực, kinh tếxã hội phát triển đỉnh cao, không thể không kể đến công lao của Cao Thái hậu. Sử gia về sau xưng làm Nữ trung Nghiêu Thuấn (女中尧舜), tức Nghiêu, Thuấn của Nữ giới.

Tuy nhiên, do nhiều năm nắm quyền lực, Cao Thái hoàng thái hậu có quan hệ không mấy tốt đẹp với người cháu nội là Tống Triết Tông.

Năm 1093, tháng 9, Cao Thái hoàng thái hậu qua đời, thọ 62 tuổi. Thụy hiệuTuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu (宣仁聖烈皇后), hợp táng cùng Tống Anh Tông tại Vĩnh Dụ lăng (永裕陵).

Xem thêm

Tham khảo