Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Daniel Cohn-Bendit”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chú thích: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:24.0683766 using AWB
Dòng 32: Dòng 32:


[[Thể loại:Chính trị gia đảng Xanh]]
[[Thể loại:Chính trị gia đảng Xanh]]
[[Thể loại:Sinh 1945]]
[[Thể loại:Nhà hoạt động phản đối Chiến tranh Việt Nam]]
[[Thể loại:Người Pháp gốc Do Thái]]
[[Thể loại:Nhân vật còn sống]]

Phiên bản lúc 17:28, ngày 13 tháng 7 năm 2016

Daniel Cohn-Bendit
Daniel Cohn-Bendit trong tháng 3 2010
Đồng chủ tịch nhóm châu Âu Xanh-Liên minh tự do châu Âu tại Quốc hội châu Âu
Nhiệm kỳ
2004–2014
Kế nhiệmPhilippe Lamberts
Thông tin cá nhân
Sinh4 tháng 4, 1945 (79 tuổi)
Montauban, Tarn-et-Garonne, Midi-Pyrénées, Pháp
Đảng chính trịLiên minh 90/Đảng Xanh (Đức)
Sinh thái châu Âu–Đảng Xanh (Pháp)
Cư trúFrankfurt am Main
Websitecohn-bendit.eu

Daniel Marc Cohn-Bendit (tiếng Pháp: [kɔn bɛndit]; tiếng Đức: [koːn ˈbɛndiːt]; sinh ngày 4 tháng 4 1945) là một chính trị gia Đức-Pháp. Ông là lãnh tụ sinh viên trong thời kỳ náo động dân sự vào tháng 5 1968 ở Pháp[1] và lúc đó được biết tới như là Dany le Rouge ("Danny Đỏ", vì cả quan điểm chính lẫn màu tóc của ông). Ông là đại biểu Quốc hội châu Âu từ 1994-2014, đã từng là Đồng chủ tịch nhóm châu Âu Xanh-Liên minh tự do châu Âu tại Quốc hội châu Âu. Hiện tại ông là đồng chủ tịch Spinelli Group, một liên nhóm Quốc hội châu Âu với mục đích lập một dự án liên bang châu Âu.[1]

Thời niên thiếu

Cha mẹ Cohn-Bendit là người Do Thái. Cha ông Erich Cohn-Bendit (1902–1959) là một luật sư ở Berlin và là một Trotzkist tích cực. 1933 vì Đức Quốc Xã cha mẹ ông đã phải chạy khỏi nước Đức sang sống ở Paris, Pháp. Một số thân nhân của họ là người Do Thái ở Berlin đã bị đi đầy 1942/43 tới Riga và chết hoặc bị giết chết ở đó.[2] Từ 1936 Erich Cohn-Bendit thuộc nhóm bạn bè thân cận của nữ triết gia Do Thái Hannah Arendt, những cuốn sách của bà sau này có ảnh hưởng lớn đến Daniel.[3]

Chú thích

  1. ^ a b ZEIT Online Cohn-Bendit zieht sich 2014 aus Politik zurück
  2. ^ Sabine Stamer: Cohn-Bendit. Die Biografie. 2001, S. 34.
  3. ^ Regine Romberg: Athen, Rom oder Philadelphia? Die politischen Städte im Denken Hannah Arendts. Königshausen & Neumann, 2007, ISBN 978-3-8260-3361-2, S. 22.