Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Việt và Nguyễn Đức”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → , → (5) using AWB
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: [[Thể loại:Mất 2007 → [[Thể loại:Mất năm 2007 using AWB
Dòng 32: Dòng 32:
[[Thể loại:Sinh đôi dính liền]]
[[Thể loại:Sinh đôi dính liền]]
[[Thể loại:Nhân vật còn sống]]
[[Thể loại:Nhân vật còn sống]]
[[Thể loại:Mất 2007]]
[[Thể loại:Mất năm 2007]]
[[Thể loại:Người Việt Nam]]
[[Thể loại:Người Việt Nam]]

Phiên bản lúc 05:17, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Nguyễn Việt (25 tháng 2 năm 19816 tháng 10 năm 2007) và Nguyễn Đức (ngày 25 tháng 2 năm 1981 -) là cặp sinh đôi dính liền sinh ở Việt Nam. Họ là cặp sinh đôi dính liền đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Được hỗ trợ bởi các tổ chức như hội chữ thập đỏchính quyền Việt Nam, họ đã được phẫu thuật tách rời vào năm 1988. Việt qua đời vào năm 2007.[1]

Tiểu sử

Việt và Đức sinh vào ngày 25 tháng 2 năm 1981 trong tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên, Việt Nam. Việt là anh còn Đức là em. Dòng họ của họ xác nhận họ bị dính với nhau là tác động của chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ sử dụng với lí do diệt cỏ trong Chiến tranh Việt Nam. Mẹ của họ trồng lúa trong vùng đất từng bị chất độc màu da cam sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Bà còn uống cả nước trong khu vực đó.

Ngày 4 tháng 10 năm 1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách ra thành công ở bệnh việnthành phố Hồ Chí Minh, do bác sĩ Trần Đông A làm trưởng kíp mổ. Sau đó Việt bị hôn mê.

Hiện giờ, Đức làm việc tại bệnh viện ở Hồ Chí Minh. Anh lập gia đình với Nguyễn Thị Thanh Tuyền vào ngày 16 tháng 12, 2006. Tháng 10 năm 2009, hai vợ chồng có hai người con sinh đôi khỏe mạnh bình thường một bé trai và một bé gái [2].

Sức khỏe của Việt yếu đi dần sau ca phẫu thuật. Sau 19 năm sống đời sống thực vật, trong sự chăm sóc của các bác sĩ anh đã chết vì viêm phổi do quá yếu vào ngày 6 tháng 10, 2007 ở tuổi 26.[3]

Đức đặt tên hai đứa con mình là Việt và Nhật với lý do: tên Việt dùng để tưởng nhớ người anh em đã khuất, còn tên Nhật để nhớ ơn người Nhật đã giúp anh em Việt - Đức, và Việt - Đức đã từng được điều trị tại Nhật Bản.[4]

Chú thích

  1. ^ “GiaoDucSucKhoe.net”. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ Song Nghi (27 tháng 10 năm 2009). “Người em của cặp song sinh Việt - Đức làm bố”. ngoisao.net. Truy cập 16 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ Thông tin đầy đủ về cặp sinh đôi này truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ “Chuyện về cặp song sinh Việt – Đức: Thêm một cặp song sinh ra đời”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.

Tham khảo