Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Mã Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sh1minh (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 18: Dòng 18:
|countytree = không
|countytree = không
|countybird = [[Nhàn mào Trung Quốc]] (''Sterna bernsteini'')
|countybird = [[Nhàn mào Trung Quốc]] (''Sterna bernsteini'')
|website = matsu.gov.tw wwww.matsu.gov.tw
|website = matsu.gov.tw wwww.matsu.gov.tw
}}
}}
'''Quần đảo Mã Tổ''' ({{zh|t=馬祖列島|s=马祖列岛|hp=Mǎzǔ Lièdǎo|v=Mã Tổ liệt đảo}}, tiếng Phúc Châu: Mā-cū liĕk-dō̤) là một quần đảo nhỏ gồm 19 hòn đảo nằm gần vùng duyên hải [[Phúc Kiến]], và thuộc phía bắc của [[eo biển Đài Loan]] được tổ chức về mặt hành chính như là '''huyện Liên Giang''' (連江縣) thuộc [[Tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa Dân Quốc)|tỉnh Phúc Kiến]] của [[Trung Hoa Dân Quốc]] (Đài Loan). [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] quy thuộc quần đảo Mã Tổ thành hương Mã Tổ của huyện Liên Giang, song chưa từng kiểm soát các đảo này trên thực tế.
'''Quần đảo Mã Tổ''' ({{zh|t=馬祖列島|s=马祖列岛|hp=Mǎzǔ Lièdǎo|v=Mã Tổ liệt đảo}}, tiếng Phúc Châu: Mā-cū liĕk-dō̤) là một quần đảo nhỏ gồm 19 hòn đảo nằm gần vùng duyên hải [[Phúc Kiến]], và thuộc phía bắc của [[eo biển Đài Loan]] được tổ chức về mặt hành chính như là '''huyện Liên Giang''' (連江縣) thuộc [[Tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa Dân Quốc)|tỉnh Phúc Kiến]] của [[Trung Hoa Dân Quốc]] (Đài Loan). [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] quy thuộc quần đảo Mã Tổ thành hương Mã Tổ của huyện Liên Giang, song chưa từng kiểm soát các đảo này trên thực tế.
Dòng 37: Dòng 37:
Quần đảo Mã Tổ tổng cộng có 19 đảo lớn nhỏ,<ref name=identity>{{chú thích báo |title=Cases of mistaken identity perplexing Lienchiang County |author=Sandy Huang |url=http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2003/04/06/201011 |newspaper=[[Taipei Times]] |date=April 6, 2003 |accessdate=January 14, 2009}}</ref> nằm cách đảo Đài Loan 114 hải lý, cách Kim Môn 152 hải lý, cách cửa [[Sông Mân (Phúc Kiến)|sông Mân]] khoảng 54 hải lý, cách duyên hải Phúc Kiến khoảng hơn 10 hải lý. Diện tích đất liền của quần đảo là 29,52&nbsp;km², tổng chiều dài đường bờ biển của các đảo trong quần đảo là 133&nbsp;km. Về mặt địa chất, các đảo là các nền đá hoa cương có hình cái dùi, địa thế nhấp nhô, dốc dựng đứng. Đỉnh Bích Sơn trên đảo Bắc Can cao 294 mét, cũng là đỉnh cao nhất quần đảo. Đỉnh cao nhất đảo Nam Can là Vân Đài Sơn với [[cao độ]] 248 mét, được liệt vào trong "tiểu bách nhạc" của khu vực Đài Loan. Trong số 4 hương của Liên Giang, chỉ có Đông Dẫn là không có [[bãi biển]].
Quần đảo Mã Tổ tổng cộng có 19 đảo lớn nhỏ,<ref name=identity>{{chú thích báo |title=Cases of mistaken identity perplexing Lienchiang County |author=Sandy Huang |url=http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2003/04/06/201011 |newspaper=[[Taipei Times]] |date=April 6, 2003 |accessdate=January 14, 2009}}</ref> nằm cách đảo Đài Loan 114 hải lý, cách Kim Môn 152 hải lý, cách cửa [[Sông Mân (Phúc Kiến)|sông Mân]] khoảng 54 hải lý, cách duyên hải Phúc Kiến khoảng hơn 10 hải lý. Diện tích đất liền của quần đảo là 29,52&nbsp;km², tổng chiều dài đường bờ biển của các đảo trong quần đảo là 133&nbsp;km. Về mặt địa chất, các đảo là các nền đá hoa cương có hình cái dùi, địa thế nhấp nhô, dốc dựng đứng. Đỉnh Bích Sơn trên đảo Bắc Can cao 294 mét, cũng là đỉnh cao nhất quần đảo. Đỉnh cao nhất đảo Nam Can là Vân Đài Sơn với [[cao độ]] 248 mét, được liệt vào trong "tiểu bách nhạc" của khu vực Đài Loan. Trong số 4 hương của Liên Giang, chỉ có Đông Dẫn là không có [[bãi biển]].


Quần đảo Mã Tổ thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới hải dương, bốn mùa rõ rệt, [[mùa đông]] lạnh và ẩm ướt, mùa thu có khí hậu khá ổn định. Mã Tổ có vĩ độ cao hơn [[Bắc Đài Loan]] một chút, song do nằm gần đại lục nên mang đặc tính khí hậu đại lục, nhiệt độ độ trung bình năm là 18,6°C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở mức cao. Mỗi năm tại Mã Tổ, nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 2 là thấp nhất, từ tháng 3 mới tăng chậm, nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8 với nhiệt độ bình quân trên dưới 29°C, nhiệt độ có thể giảm xuống chỉ còn 10°C vào tháng 2.
Quần đảo Mã Tổ thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới hải dương, bốn mùa rõ rệt, [[mùa đông]] lạnh và ẩm ướt, mùa thu có khí hậu khá ổn định. Mã Tổ có vĩ độ cao hơn [[Bắc Đài Loan]] một chút, song do nằm gần đại lục nên mang đặc tính khí hậu đại lục, nhiệt độ độ trung bình năm là 18,6&nbsp;°C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở mức cao. Mỗi năm tại Mã Tổ, nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 2 là thấp nhất, từ tháng 3 mới tăng chậm, nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8 với nhiệt độ bình quân trên dưới 29&nbsp;°C, nhiệt độ có thể giảm xuống chỉ còn 10&nbsp;°C vào tháng 2.


== Hành chính ==
== Hành chính ==

Phiên bản lúc 06:53, ngày 29 tháng 7 năm 2016

Huyện Liên Giang
連江縣
Abbreviation(s): Mã Tổ (馬祖)
Huyện lỵ trấn Nam Can (南竿鄉)
Vùng Đông Phúc Kiến
Huyện trưởng
Thành phố 0
Trấn 4
Diện tích
- Tổng 28,8 km²
(22/25)
- % nước n/a %
Dân số
- Tổng 11.417 (tháng 1/2013)
(22/25)
- Mật độ 396,42/km²
Biểu tượng
- Hoa biểu tượng huyện Hoa giấy (Bougainvillea glabra)
- Cây biểu tượng huyện không
- Chim biểu tượng huyện Nhàn mào Trung Quốc (Sterna bernsteini)
website chính thức wwww.matsu.gov.tw

Quần đảo Mã Tổ (giản thể: 马祖列岛; phồn thể: 馬祖列島; Hán-Việt: Mã Tổ liệt đảo; bính âm: Mǎzǔ Lièdǎo, tiếng Phúc Châu: Mā-cū liĕk-dō̤) là một quần đảo nhỏ gồm 19 hòn đảo nằm gần vùng duyên hải Phúc Kiến, và thuộc phía bắc của eo biển Đài Loan được tổ chức về mặt hành chính như là huyện Liên Giang (連江縣) thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy thuộc quần đảo Mã Tổ thành hương Mã Tổ của huyện Liên Giang, song chưa từng kiểm soát các đảo này trên thực tế.

Lịch sử

Cư dân đại lục từ Phúc Kiến đã bắt đầu khai phá Mã Tổ từ thời nhà Nguyên, quần đảo là nơi các ngư dân đại lục tìm vào tránh gió khi họ đi ra vùng biển xa đánh cá. Những năm cuối thời nhà Minh và đầu thời nhà Thanh, quần đảo Mã Tổ trở thành căn cứ của uy khấu. Vào những năm đầu thời Thanh, cư dân ven biển Phúc Châu đã di cư đến Mã Tổ, trong đó Trần, Lâm, Tào, Vương, Lưu là các họ tộc lớn. Hầu hết cư dân Mã Tổ ngày nay có nguồn gốc từ Hầu Quan (侯官), nay là thành phố Trường Lạc của Phúc Châu.

Năm 1934, chính quyền tỉnh Phúc Kiến đã lần đầu tiên thiết lập "Can Tây liên bảo biện công xứ" tại Bắc Can, bắt đầu thực thi chế độ bảo giáp. Năm 1935, Can Tây liên bảo biện công xứ phân thành "Tây Dương liên bản biện công xứ" (quản lý Đông Dũng, Tây Dương) và "Can Đường liên bảo biện công xứ" (quản lý Nam Can, Bắc Can).

Đến năm 1949, Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc đến trú tại các đảo của Mã Tổ. Ngày 15 tháng 12 năm 1950, Trung Hoa Dân Quốc thành lập "Mã Tổ hành chính công thự", trị sở đặt tại địa khu Ngưu Giác ở khu Nam Can, bên dưới phân thành các khu: Nam Can, Bắc Can, Bạch Khẳng, Đông Dũng, Tứ Sương, Đại Sơn, Tây Dương, Phù Ưng; mỗi khu thiết lập một khu công sở và được chia tiếp thành các thôn. Năm 1952, Trung Hoa Dân Quốc liên tiếp rút khỏi bốn khu Tứ Sương tức quần đảo Tứ Sương (四礵列島), Đại Sơn tức quần đảo Đài Sơn (台山列島), Tây Dương tức đảo Tây Dương (西洋島), Phù Ưng tức đảo Phù Ưng (浮鷹島). Bộ chỉ huy khu thủ bị Mã Tổ chuyển thuộc quyền quản lý của Bộ tư lệnh ti phòng vệ Kim Môn. Năm 1953, Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi đảo Lãng (浪島). Tháng 8 cùng năm, Trung Hoa Dân Quốc thành lập chính quyền huyện Liên Giang tại Nam Can, đổi các khu Nam Can và Bắc Can thành các hương; tại khu Bạch Khẳng thì thành lập chính quyền huyện Trường Lạc, quản lý Bạch Khẳng và Đông Dũng. Sang tháng 9 thì khu Bạch Khẳng của huyện Trường Lạc phân thành trấn Bạch Khẳng và hương Đông Khẳng.

Hải đăng đảo Đông Dẫn

Tháng 3 năm 1954, Trung Hoa Dân Quốc cho thiết lập chính quyền huyện La Nguyên ở khu Đông Dũng, khu Đông Dũng đổi thành hương Đông Dũng. Năm 1955, Mã Tổ hành chính công thự đổi thành "Mân Đông Bắc hành chính công thự", giám sát ba huyện Liên Giang, Trường Lạc, La Nguyên. Đến ngày 1 tháng 7, lại đổi tên thể chế này thành "Phúc Kiến tỉnh đệ nhất khu hành chính đốc sát chuyên viên công thự". Tháng 7 năm 1956, khu vực Kim-Mã thực thi chính vụ chiến địa, chính quyền tỉnh Phúc Kiến (THDQ) tuân theo mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, triệt tiêu "Phúc Kiến tỉnh đệ nhất khu hành chính đốc sát chuyên viên công thự" cùng hai huyện Trường Lạc và La Nguyên, chính vụ của khu vực Mã Tổ giao cho Ủy ban chính vụ chiến địa khu thủ bị Mã Tổ (hiện đổi tên thành Bộ Tư lệnh Phòng vệ Mã Tổ) tiếp quản; trấn Bạch Khẳng và hương Đông Khẳng được đổi thành hương Tây Khuyển, hương Đông Khuyển; hương Đông Dũng được đổi thành hương Đông Dẫn.

Năm 1959, chính quyền huyện Liên Giang dời đến địa khu Thiết Bản (nay là thôn Nhân Ái), hương Nam Can. Năm 1965, Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc sau khi tiến hành diễn tập ở cực bắc lãnh thổ kiểm soát, lại tiến vào đồn trú tại đảo Lãng, năm sau thì đổi tên thành đảo Lượng (亮島). Năm 1970, hai hương Đông Khuyển và Tây Khuyển hợp thành hương Bạch Khẳng. Năm 1971, hương Bạch Khẳng đổi tên thành hương Cử Quang, lấy từ ý "vô vong tại Cử [1]. Năm 1978, chính quyền huyện Liên Giang dời đến địa điểm này nay, tức khu vực Sơn Lũng của hương Nam Can. Ngày 7 tháng 11 năm 1992, khu vực Mã Tổ giải trừ "chính vụ chiến địa", trở về với chế độ tự trị địa phương, bắt đầu việc nhân dân bầu chọn huyện trưởng và nghị viên huyện. Từ năm 2003, chính quyền huyện đã bắt đầu xem xét việc đổi tên huyện thành "huyện Mã Tổ" nhằm tránh nhầm lần với huyện Liên Giang của Trung Quốc đại lục, song một số cư dân địa phương phản đối việc này vì họ cho rằng nó phản án quan điểm Đài Loan độc lập của Đảng Dân Tiến.[2] Ngày 7 tháng 7 năm 2012, cư dân huyện Liên Giang đã chấp nhận cho mở sòng bài ở huyện trong một cuộc trưng cầu dân ý.[3][4]

Địa lý

Bản đồ hành chính huyện Liên Giang của Trung Hoa Dân Quốc

Quần đảo Mã Tổ tổng cộng có 19 đảo lớn nhỏ,[2] nằm cách đảo Đài Loan 114 hải lý, cách Kim Môn 152 hải lý, cách cửa sông Mân khoảng 54 hải lý, cách duyên hải Phúc Kiến khoảng hơn 10 hải lý. Diện tích đất liền của quần đảo là 29,52 km², tổng chiều dài đường bờ biển của các đảo trong quần đảo là 133 km. Về mặt địa chất, các đảo là các nền đá hoa cương có hình cái dùi, địa thế nhấp nhô, dốc dựng đứng. Đỉnh Bích Sơn trên đảo Bắc Can cao 294 mét, cũng là đỉnh cao nhất quần đảo. Đỉnh cao nhất đảo Nam Can là Vân Đài Sơn với cao độ 248 mét, được liệt vào trong "tiểu bách nhạc" của khu vực Đài Loan. Trong số 4 hương của Liên Giang, chỉ có Đông Dẫn là không có bãi biển.

Quần đảo Mã Tổ thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới hải dương, bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và ẩm ướt, mùa thu có khí hậu khá ổn định. Mã Tổ có vĩ độ cao hơn Bắc Đài Loan một chút, song do nằm gần đại lục nên mang đặc tính khí hậu đại lục, nhiệt độ độ trung bình năm là 18,6 °C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở mức cao. Mỗi năm tại Mã Tổ, nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 2 là thấp nhất, từ tháng 3 mới tăng chậm, nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8 với nhiệt độ bình quân trên dưới 29 °C, nhiệt độ có thể giảm xuống chỉ còn 10 °C vào tháng 2.

Hành chính

Tên tiếng Hán Wade–Giles Bính âm tiếng Phúc Châu Diện tích
(km²)
Nhân khẩu
(người)
Mật độ
(người/km²)
Phân cấp
Bắc Can 北竿鄉 Pei³-kan¹ Hsiang¹ Běigān Xiāng Báe̤k-găng Hiŏng 9,3 2.071 209 6 thôn và 27 lân
Đông Dẫn 東引鄉 Tung¹-in³ Hsiang¹ Dōngyǐn Xiāng Dĕ̤ng-īng Hiŏng 4,35 1.132 298 2 thôn và 13 lân
Cử Quang 莒光鄉 Chü³-kuang¹ Hsiang¹ Jǔguāng Xiāng Gṳ̄-guŏng Hiŏng 5,26 1.327 282 5 thôn và 21 lân
Nam Can 南竿鄉 Nan²-kan¹ Hsiang¹ Nángān Xiāng Nàng-găng Hiŏng 10,64 6.780 652 9 thôn và 76 lân
Tổng cộng 29,6 11.310 393 22 thôn và 137 lân

Giao thông

Trên đảo Bắc Can có sân bay Mã Tổ Bắc Can, trên đảo Nam Can có sân bay Mã Tổ Nam Can.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ thời Chiến Quốc, Tề bị Yên đánh bại phải rút vào thành Cử, sau phản công tái chiếm được đất đai bị mất
  2. ^ a b Sandy Huang (6 tháng 4 năm 2003). “Cases of mistaken identity perplexing Lienchiang County”. Taipei Times. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ 馬祖七月七日博弈公投 正反方五五波
  4. ^ 公投通過 馬祖設賭場過頭關