Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vân Đài nhị thập bát tướng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: {{sơ khai}} → {{sơ khai Trung Quốc}} using AWB
Dòng 97: Dòng 97:
{{Vân Đài nhị thập bát tướng}}
{{Vân Đài nhị thập bát tướng}}


{{sơ khai}}
{{sơ khai Trung Quốc}}


[[Thể loại:Vân Đài nhị thập bát tướng]]
[[Thể loại:Vân Đài nhị thập bát tướng]]

Phiên bản lúc 11:36, ngày 29 tháng 7 năm 2016

Vân Đài nhị thập bát tướng (chữ Hán: 云台二十八将) là 28 viên đại tướng đã phò tá đắc lực Hán Quang Vũ đế trong quá trình kiến lập nhà Đông Hán.

Hoàn cảnh quá khứ

Diệt quần hùng, thống nhất giang sơn

Cuối thời Tân đầu thời Đông Hán, sau khi Vương Mãng và quân Xích Mi bị chinh phục vẫn còn 11 lực lượng cát cứ chống đối Hán Quang Vũ đế:

  1. Lưu Vĩnh là tôn thất nhà Hán, cháu 8 đời dòng trưởng của Lương Hiếu vương – con Hán Văn Đế, chiếm cứ 20 thành ở Sơn Đông, Giang Tô, Hà Nam, An Huy; tự xưng là thiên tử nối ngôi nhà Hán
  2. Trương Bộ ở Lang Nha, giữ 12 quận ở miền trung Sơn Đông, liên minh với Lưu Vĩnh, xưng là Tề Vương
  3. Đổng Hiến chiếm Thanh Đàm ở đông nam Sơn Đông, cũng liên minh với Lưu Vĩnh, tự xưng là Hải Tây vương
  4. Lư Phương chiếm giữ Ngũ Nguyên, Sóc Phương, Vân Trung, Nhạn Môn thuộc Nội Mông và bắc Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc ở phía tây bắc, liên kết với Hung Nô, tự xưng là Thiên tử.
  5. Lý Hiến chiếm Lư Giang phía đông nam, tự xưng Hoài Nam vương
  6. Tần Phong chiếm Kinh châu ở phía nam, tự xưng là Sở Lê Vương
  7. Bành Sủng là tướng của Lưu Tú làm phản năm 26, tự xưng là Yên vương, chiếm bắc Hà Bắc và Liêu Ninh
  8. Công Tôn Thuật chiếm cứ đất Thục lập nước Thành gia, xưng là Bạch đế.
  9. Quỳ Ngao chiếm Lũng Tây, đông nam Cam Túc, xưng vương
  10. Điền Nhung chiếm Di Lăng
  11. Đậu Dung chiếm 5 quận ở Hà Tây

Sau chiến tranh liên miên, cuối cùng Hán Quang Vũ đế cùng với các chư hầu cũng thống nhất được toàn bộ Trung Hoa.

Ghi nhớ công thần

Năm Vĩnh Bình thứ 3 (60), Hán Minh đế Lưu Trang nhớ đến những công thần túc tướng đã theo vua cha (Hán Quang Vũ đế) trung hưng giang sơn nhà Hán, tại gác Vân Đài của Nam Cung, Lạc Dương, cho người vẽ tranh của 28 công thần, sử cũ gọi là Vân Đài nhị thập bát tướng.

Thứ tự của họ theo Tư trị thông giám như sau:

1. Đặng Vũ

2. Mã Thành

3. Ngô Hán

4. Vương Lương

5. Giả Phục

6. Trần Tuấn

7. Cảnh Yểm

8. Đỗ Mậu

9. Khấu Tuân

10. Phó Tuấn

11. Sầm Bành

12. Kiên Đàm

13. Phùng Dị

14. Vương Bá

15. Chu Hữu

16. Nhiệm Quang

17. Sái Tuân

18. Lý Trung

19. Cảnh Đan

20. Vạn Tu

21. Cái Duyên

22. Bi Đồng

23. Diêu Kì

24. Lưu Thực

25. Cảnh Thuần

26. Tang Cung

27. Mã Vũ

28. Lưu Long

Ngoài ra trên Vân Đài còn có tranh vẽ của 4 công thần khác là Vương Thường, Lý Thông, Đậu Dung, Trác Mậu.

Những công thần là thân thích có quan hệ gần gũi với hoàng thất đều không được liệt vào như Lai Hấp (anh họ của Quang Vũ đế), Mã Viện (cha vợ của Minh đế).

Phê bình

Sử gia Nghiêm Canh Vọng chỉ ra Tư trị thông giám đã nhầm lẫn về thứ tự [1].

Tiết Quý Xuyên từ rất sớm đã chỉ ra rằng: bản cũ của Hán thư chia làm 2 tầng. Tầng thượng có thứ tự như sau: 1. Đặng Vũ, 2. Ngô Hán, 3. Giả Phục, 4. Cảnh Yểm, 5. Khấu Tuân, 6. Sầm Bành, 7. Phùng Dị, 8. Chu Hữu, 9. Sái Tuân, 10. Cảnh Đan, 11. Cái Duyên, 12. Diêu Kì, 13. Cảnh Thuần, 14. Mã Vũ. Tầng hạ có thứ tự như sau: 1. Mã Thành, 2. Vương Lương, 3. Trần Tuấn, 4. Đỗ Mậu, 5. Phó Tuấn, 6. Kiên Đàm, 7. Vương Bá, 8. Nhiệm Quang, 9. Lý Trung, 10. Vạn Tu, 11. Bi Đồng, 12. Lưu Thực, 13. Tang Cung, 14. Lưu Long.

Chú thích

  1. ^ Nghiêm Canh Vọng, "Tiền Mục Tân Tứ Tiên Sanh Dữ Ngã" trang 71

Tham khảo