Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tướng (vua nhà Hạ)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{sơ khai Trung Quốc}} → {{sơ khai nhân vật Trung Quốc}} using AWB
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{sơ khai nhân vật Trung Quốc}} → {{sơ khai nhân vật hoàng gia Trung Quốc}} using AWB
Dòng 49: Dòng 49:
{{các chủ đề|Trung Quốc|Lịch sử}}
{{các chủ đề|Trung Quốc|Lịch sử}}


{{sơ khai nhân vật Trung Quốc}}
{{sơ khai nhân vật hoàng gia Trung Quốc}}


[[Thể loại:Vua nhà Hạ]]
[[Thể loại:Vua nhà Hạ]]

Phiên bản lúc 13:39, ngày 30 tháng 7 năm 2016

Hạ Tướng
夏相
Vua Trung Hoa
Vua nhà Hạ
Trị vì2147 TCN - 2120 TCN
Tiền nhiệmTrọng Khang
Kế nhiệmThiếu Khang
Thông tin chung
Mất2120 TCN
Châm Tầm
VợHậu Mân
Hậu duệThiếu Khang
Triều đạiNhà Hạ
Thân phụTrọng Khang

Tướng (chữ Hán: 相; trị vì: 2147 TCN2120 TCN[1]) là vị vua thứ năm của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc.

Lưu vong ở Châm Tầm

Tướng là con của Trọng Khang. Từ đời Thái Khang - bác của Hạ Tướng - nhà Hạ bị Hậu Nghệ cướp ngôi nên phải chạy đi lưu vong tại nước Châm Tầm.

Năm 2147 TCN, Trọng Khang mất, Tướng lên thay cha. Ông dựa vào sự hỗ trợ của vua nước Châm Tầm để mưu khôi phục nhà Hạ. Khi đó Hậu Nghệ cướp được ngôi nhà Hạ lại tỏ ra kiêu ngạo, bỏ chính sự như Thái Khang trước kia và bị bầy tôi là Hàn Trác cướp ngôi năm 2120 TCN.

Năm 2119 TCN, Hàn Trác nghe tin Hạ Tướng chuẩn bị binh lực ở nước Châm Tầm, bèn sai hai con là Kiêu và Ế mang quân đánh. Quân Hàn Trác tiến đến Châm Tầm, giết chết Hạ Tướng và tiêu diệt nước này. Vợ Hạ Tướng là Hậu Mân đang có mang, chui qua lỗ tường trốn thoát. Sau này Hậu Mân sinh ra Thiếu Khang.

Hạ Tướng ở ngôi tại Châm Tầm được 27 năm. Về sau con ông là Thiếu Khang diệt được cha con Hàn Trác, trung hưng nhà Hạ.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên những điều chưa biết - Hạ bản kỷ, Bùi Hạnh Cẩn - Việt Anh dịch (2005), Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
  • Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Thanh niên
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá

Chú thích

  1. ^ Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành, sách đã dẫn, tr 15