Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, removed: __TOC__ using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 10: Dòng 10:
| colors= [[Vàng]], [[Đỏ]]
| colors= [[Vàng]], [[Đỏ]]
| colors_label= Colours
| colors_label= Colours
| battles= [[Chiến tranh đặc biệt]]<br/>[[Sự kiện Tết Mậu Thân|Chiến dịch Mậu Thân]]<br/>[[Mùa hè đỏ lửa]]<br/>[[Hải chiến Hoàng Sa]]
| battles= [[Chiến tranh đặc biệt]]<br/>[[Sự kiện Tết Mậu Thân|Chiến dịch Mậu Thân]] 1968<br/>[[Mùa hè đỏ lửa]] 1972<br/>[[Hải chiến Hoàng Sa]] 1974
| notable_commanders= [[Nguyễn Văn Hinh]] ([[*]])<br/>[[Lê Văn Tỵ]]<br/>[[Trần Văn Đôn]]<br/>[[Dương Văn Minh]]<br/>[[Lê Văn Nghiêm]]<br/>[[Dương Văn Đức]]<br/>[[Nguyễn Khánh]]<br/>[[Trần Thiện Khiêm]]<br/>[[Đỗ Cao Trí]]<br/>[[Linh Quang Viên]]<br/>[[Nguyễn Văn Thiệu]]<br/>[[Đỗ Mậu]]<br/>[[Nguyễn Hữu Có]]<br/>[[Cao Văn Viên]]<br/>[[Nguyễn Cao Kỳ]]<br/>[[Nguyễn Chánh Thi]]<br/>[[Dư Quốc Đống]]<br/>[[Ngô Quang Trưởng]]<br/>[[Phạm Văn Phú]]<br/>[[Nguyễn Khoa Nam]]<br/>[[Trần Văn Hai]]<br/>[[Lâm Ngươn Tánh]]<br/>[[Lê Văn Hưng]]<br/>[[Lê Minh Đảo]]<br/>[[Lê Nguyên Vỹ]]
| notable_commanders= [[Nguyễn Văn Hinh]] ([[*]])<br/>[[Lê Văn Tỵ]]<br/>[[Trần Văn Đôn]]<br/>[[Dương Văn Minh]]<br/>[[Lê Văn Nghiêm]]<br/>[[Dương Văn Đức]]<br/>[[Nguyễn Khánh]]<br/>[[Trần Thiện Khiêm]]<br/>[[Đỗ Cao Trí]]<br/>[[Linh Quang Viên]]<br/>[[Nguyễn Văn Thiệu]]<br/>[[Đỗ Mậu]]<br/>[[Nguyễn Hữu Có]]<br/>[[Cao Văn Viên]]<br/>[[Nguyễn Cao Kỳ]]<br/>[[Nguyễn Chánh Thi]]<br/>[[Dư Quốc Đống]]<br/>[[Ngô Quang Trưởng]]<br/>[[Phạm Văn Phú]]<br/>[[Nguyễn Khoa Nam]]<br/>[[Trần Văn Hai]]<br/>[[Lâm Ngươn Tánh]]<br/>[[Lê Văn Hưng]]<br/>[[Lê Minh Đảo]]<br/>[[Lê Nguyên Vỹ]]



Phiên bản lúc 05:58, ngày 5 tháng 8 năm 2016

Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu.
Hoạt động1955–1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phân loạiLực lượng vũ trang
Tên khác'Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệuTổ quốc - Danh Dự - Trách nhiệm
ColoursVàng, Đỏ
Tham chiếnChiến tranh đặc biệt
Chiến dịch Mậu Thân 1968
Mùa hè đỏ lửa 1972
Hải chiến Hoàng Sa 1974
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Nguyễn Văn Hinh (*)
Lê Văn Tỵ
Trần Văn Đôn
Dương Văn Minh
Lê Văn Nghiêm
Dương Văn Đức
Nguyễn Khánh
Trần Thiện Khiêm
Đỗ Cao Trí
Linh Quang Viên
Nguyễn Văn Thiệu
Đỗ Mậu
Nguyễn Hữu Có
Cao Văn Viên
Nguyễn Cao Kỳ
Nguyễn Chánh Thi
Dư Quốc Đống
Ngô Quang Trưởng
Phạm Văn Phú
Nguyễn Khoa Nam
Trần Văn Hai
Lâm Ngươn Tánh
Lê Văn Hưng
Lê Minh Đảo
Lê Nguyên Vỹ
Huy hiệu
Quân kỳ 1
Quân kỳ 2[1]

Quân lực Việt Nam Cộng hòa (chính tả cũ: Quân-lực Việt-nam Cộng-hòa; tiếng Anh: Republic of Vietnam Military Forces, RVNMF) là Lực lượng Quân đội của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, thành lập từ năm 1955, với nòng cốt là Lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Trong các tài liệu của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị đối phương gọi là "Quân đội Sài Gòn" hoặc "Ngụy quân". Một số tài liệu nước ngoài cũng sử dụng cụm từ "quân đội tay sai" (Puppet Army) để chỉ Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì sự phụ thuộc của quân đội này vào viện trợ Mỹ[2][3]

Trong quá trình tồn tại của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhiều lần tham gia các biến cố chính trị, mà cao điểm là cuộc Đảo chính năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, và sau đó các tướng lĩnh của quân đội nắm quyền chi phối chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày chính phủ này sụp đổ.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hỏa lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ và các đồng minh, để chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được sự viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa đồng minh. Tuy vậy, khác với đối phương được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả cao, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội trang bị hiện đại, mô phỏng hoàn toàn theo Hoa Kỳ nên rất tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm[cần dẫn nguồn] (gấp 10 lần đối phương). Nền Kinh tế Việt Nam Cộng hòa, vốn quá lệ thuộc vào Mỹ đã không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ trước đối phương có sức mạnh phù hợp với hình thái chiến tranh thực địa hơn.

Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%[4]. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vốn không được tổ chức thích hợp, sử dụng hỏa lực quá tốn kém lại cộng thêm nạn tham nhũng nên đã rơi vào tình trạng thiếu kinh phí để duy trì mức hoạt động như trước. Dù được trang bị rất tốt nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình trạng thiếu đạn dược, bảo trì, xăng dầu dẫn đến giảm hỏa lực và tính cơ động. Cùng với sự yếu ớt về tinh thần chiến đấu và những sai lầm từ cấp chỉ huy, chỉ sau 55 ngày đêm chiến dịch Mùa Xuân 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Lực lượng quân đội với hơn 1 triệu quân này đã tan rã.[5]

Quá trình phát triển

Thời kỳ trước khi Quốc gia Việt Nam thành lập

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, quân đội Pháp có những người Việt phục vụ trong Quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan.

Khi chiến tranh lan rộng, để huy động thêm nhân lực, người Pháp đã thành lập các Lực lượng phụ thuộc (Forces suppletives) bao gồm lính được tuyển mộ tại địa phương do sĩ quan Pháp chỉ huy. Ngày 1 tháng 10 năm 1946, Vệ binh Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập, là Lực lượng quân sự đầu tiên của Chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Ngày 9 tháng 6 năm 1948, Lực lượng này được đổi tên thành Vệ binh Nam Việt. Ngày 12 tháng 4 năm 1947, Lực lượng Bảo vệ quân ra đời tại Huế, năm 1948 cải danh thành Việt binh đoàn. Tháng 7 năm 1948, Lực lượng quân sự người Việt tại Bắc Kỳ ra đời mang tên Bảo chính đoàn. Thực chất, đây là những Lực lượng quân sự Địa phương, tổ chức để hỗ trợ cho Quân đội Pháp, về nguyên tắc trực thuộc Chính quyền người Việt, trên thực tế vẫn do các sĩ quan Pháp chỉ huy.

Thời kỳ Quốc gia Việt Nam

Tập tin:Chao co Phap.jpg
Lính quốc gia Việt Nam làm lễ chào cờ Pháp và Quốc gia Việt Nam tại Bắc Ninh

Theo Hiệp ước Élysée (1949) ngày 8 tháng 3 năm 1949, Quốc gia Việt Nam được thành lập, có Quân đội và cơ quan ngoại giao riêng. Theo Nghị định Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1949, một Lực lượng Quân đội Quốc gia được thành lập, lấy tên là Vệ binh Quốc gia[6][7][8] Các lực lượng Vệ binh Nam Việt, Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn và Vệ binh sơn cước được chuyển sang Vệ binh Quốc gia.

Trong nỗ lực thành lập Quân đội Quốc gia, vấn đề cơ bản là đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan. Quốc gia Việt Nam thừa nhận tình trạng thiếu những người được huấn luyện quân sự nhưng tuyên bố vì lý do chính trị, việc sử dụng sĩ quan Pháp là trở ngại. Trong khi đó Pháp lại không chấp nhận trang bị vũ khí cho những đơn vị Quân đội Quốc gia mới thành lập trừ khi Việt Nam chấp nhận một tỷ lệ nhất định sĩ quan nước ngoài trong Quân đội Quốc gia trong thời gian sĩ quan Việt Nam đang được đào tạo tại những cơ sở huấn luyện mới thành lập. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam trong công tác huấn luyện sĩ quan.[9]

Ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố chính thức thành lập Vệ binh Quốc gia Việt Nam với quân số lúc đó là 60.000 người [10].

Ngày 8 tháng 12, 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia bằng cách đặt một số đơn vị Quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt.[9] Quốc trưởng Bảo Đại là Tổng chỉ huy của Quân đội Quốc gia Việt Nam từ năm 1950 đến 1955.

Sau hai lần thay đổi nội các, Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 43 ngày 23 tháng 5 năm 1952 thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam từ ngày 1 tháng 5 năm 1952. Quân đội Quốc gia có Tổng chỉ huy là Quốc trưởng Bảo Đại và được đặt dưới quyền quản trị của Bộ Tổng tham mưu. Tổng tham mưu trưởng đầu tiên là một sĩ quan người Việt quốc tịch Pháp, nguyên Đại tá Chánh Võ phòng của Quốc trưởng, tân Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Trụ sở Bộ Tổng tham mưu đặt tại số 1 đường Galiéni, tức thành Ô Ma (Camp Aux Mares), Sài Gòn [11]. Toàn Việt Nam được phân thành 4 quân khu đầu tiên và một số sĩ quan cấp tá người Việt đã được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân khu[12]. Cùng năm đó, Binh chủng Hải quânBinh chủng Nhảy dù được thành lập[13]. Tuy vậy, các Tư lệnh chiến trường của Pháp lại có quyền yêu cầu các đơn vị của Quốc gia Việt Nam hỗ trợ trong các cuộc hành quân.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyển quân, từ năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam cho thực hiện cuộc Tổng động viên với lệnh tất cả thanh niên tuổi từ 18 đến 33 phải ghi danh[14]. Quân đội Quốc gia Việt Nam phát triển nhanh chóng về số lượng. Khi hội nghị Geneve được ký kết đã có 82 "Tiểu đoàn Việt Nam", 81 "Tiểu đoàn khinh quân" và 5 Tiểu đoàn Nhảy dù, chưa kể 3 Trung đoàn cơ giới, 8 nhóm Pháo binh, 5 nhóm Vận tải và 5 Tiểu đoàn Công binh đó là chưa kể Tuần binh, Quân đội của các Giáo phái và Bình Xuyên, tổng cộng là 272.000 người (không kể số lính da vàng trong các đơn vị da trắng). Số tiền người Pháp bỏ ra để thành lập Quân đội này là: 524 tỉ francs năm 1952, 585 tỉ năm 1953, 575 tỉ năm 1954.

Sau chiến bại của Pháp tại trận Điện Biên Phủ, Quân đội Quốc gia Việt Nam lâm vào tình thế khó khăn. Sách của Việt Nam Cộng hòa mô tả thời kỳ này như sau[15]:

Người lính quốc gia đã không còn tinh thần để chiến đấu vì trước đà thắng thế của đối phương, phải liên miên chịu đựng áp lực nặng nề, vừa chiến đấu mệt mỏi, không được nghỉ ngơi, không được bổ sung, vừa bị khủng hoảng tinh thần bởi các sự tuyên truyền của đối phương nên đã đào ngũ khá nhiều. Từ ngày 21-7 đến ngày 20-8-1954, chỉ trong 1 tháng, số đào ngũ ở miền Bắc lên tới 21.421 người, gồm 112 sĩ quan, 1.031 hạ sĩ quan và 20.278 binh sĩ. Số đào ngũ vẫn gia tăng vào những tháng chót.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủng
Lục quân
Hải quân
Không quân
Dấu hiệu/Cấp bậc
Quân hàm
Phù hiệu các đơn vị
Hiệu kỳ các đơn vị
Lịch sử
Tiến trình phát triển
Các đại đơn vị
Các tướng lãnh
Việt Nam Cộng hòa và bốn vùng chiến thuật.

Năm 1955, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và Quân đội Quốc gia từ đó cải danh là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm 1955, Bộ Tổng tham mưu không còn tùy thuộc hệ thống chỉ huy Pháp.

Cũng trong năm này, khối bộ binh được tổ chức là 4 Sư đoàn dã chiến và 6 Sư đoàn khinh chiến[16].

Năm 1956, trụ sở Bộ Tổng tham mưu dời về trại Trần Hưng Đạo (tức Camp Chanson trước kia). Các Quân khu được tổ chức lại thành 6 quân khu[17]. Cũng trong năm này, Hải quân Việt Nam Cộng hòa bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh[18], đến 1963 mới chấm dứt.

Năm 1957, Quân đoàn I và Quân đoàn II được thành lập[19]. Cùng năm, thành lập Binh chủng Lực lượng đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1.

Đầu năm 1959, các Sư đoàn khinh chiến và dã chiến được tổ chức lại thành 7 Sư đoàn bộ binh[20]. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập, gồm Sư đoàn 5 và 7 bộ binh. Cùng năm, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến tách ra khỏi Hải quân và trở thành Lực lượng Tổng trừ bị.

Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Binh chủng Biệt động quân được thành lập với 50 đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại đơn vị Cảnh sát Quân sự cũng được tái tổ chức ngày 1 tháng 10, tập hợp các đơn vị cũ từ năm 1948 dưới tên mới là Quân cảnh.[21] Cũng trong năm này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành động viên từng phần. Theo đó thì tất cả những thanh niên trong lứa tuổi quân dịch (18-35) phải vào quân ngũ trong một thời gian[22]

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã chỉ huy một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp.... làm đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng.

Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lãnh thổ thành ba vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô. Vùng 1 chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng 2 chiến thuật gồm Cao nguyên Trung phần và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định vào tới Bình Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh từ Bình Tuy vào Nam do Quân đoàn III trấn đóng. Biệt khu Thủ đô gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định.

Năm 1962, Liên đoàn Nhảy dù gồm 7 tiểu đoàn nhảy dù 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8, tiền thân là các Tiểu đoàn nhảy dù thuộc địa của Pháp, được phát triển thành Lữ đoàn Nhảy dù. Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt cũng được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, gồm các Không đoàn 41 (Đà Nẵng), 62 (Pleiku), 23 (Biên Hòa), 33 (Tân Sơn Nhất), 74 (Cần Thơ). Sư đoàn 9 và 25 bộ binh cũng được thành lập trong năm này, nâng cấp số đơn vị bộ binh lên thành 9 Sư đoàn.

Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật. Theo đó, cơ cấu các vùng chiến thuật và các đơn vị cơ hữu quân đoàn được tổ chức lại như sau:

Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Ngày 27/11/1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật.

Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh (đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 cải danh thành Sư đoàn 18 bộ binh), nâng tổng số Sư đoàn bộ binh lên 10. Cũng trong năm này, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù.

Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được cải danh trở lại thành các Quân khu. Tính đến năm này, Quân lực Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu (grenade launcher) M-79, và 2.000 lựu pháo (howitzer) và súng cối hạng nặng (heavy mortar)[23]. Cũng trong năm này Quân chủng Không quân lấy nòng cốt từ các Không đoàn trên 4 Quân khu để thành lập 4 Sư đoàn: Sư đoàn 1 tại Đà Nẵng, Sư đoàn 2 tại Nha Trang, Sư đoàn 3 tại Biên Hòa và Sư đoàn 4 tại Cần Thơ. Cùng năm này, giải tán Lực lượng đặc biệt để sát nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù.

Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11 và cũng là đơn vị chủ lực quân con út của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm này, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng, thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân.

Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần.

Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 Liên đoàn nữa.

Các trận chiến quan trọng

Tranh chấp lãnh thổ hải đảo với các nước

Không chỉ giao chiến với Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với Vương quốc Campuchia, Philipine, Đài LoanTrung Quốc:

  • Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất tại thuộc quần đảo Trường Sa) khi đó thuộc quyền quản lý của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 cuả Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân Việt Nam Cộng hòa rút khỏi đảo Ba Bình, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.[24])[25]
  • Những năm 1956 - 1966, hải quân Việt Nam Cộng hòa đã để mất 6 hòn đảo nằm giữa đảo Phú Quốc và nội địa Campuchia vào tay quân đội Vương quốc Campuchia. Đó là các đảo: Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài (tiếng Pháp lần lượt là "Ile du Milieu" và "Ile à l’Eau", còn được gọi là đảo Phú Dự) bị Campuchia đánh chiếm năm 1956; đảo Hòn Tai (Ile du Pic) bị chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval) bị chiếm năm 1960; đảo Hòn Trọc (đảo Wai hay Poulo Wai, thực tế là gồm 2 đảo nằm liền kề nhau) bị chiếm mất năm 1966. Tổng diện tích các đảo bị mất khoảng 30 km2, lớn nhất là đảo Phú Dự rộng khoảng 25 km2.
  • Năm 1970, Philipine đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đã mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay. Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này[26][27].
  • Năm 1974, trong Hải chiến Hoàng Sa, quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại và mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Các tướng lĩnh

Tập tin:National Day of South Vietnam, 1 November 1966.jpg
Hội đồng Quân lực tại lễ quốc khánh 1 tháng 11 năm 1966.

Trong lịch sử tồn tại của Quân đội Quốc gia sau là Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có 173 người được phong cấp tướng, trong đó có 1 Thống tướng. Còn lại là các cấp Đại tướng, Trung tướng, Thiếu tướngChuẩn tướng. Rất nhiều tướng lĩnh (chiếm 1/3) được phong hàm tướng trong giai đoạn 1963-1965, thời kỳ mà dân chúng gọi là "loạn tướng".

- Các tướng lĩnh còn lại, xin xem danh sách:
- Cấp tá Việt Nam Cộng hòa:

Đào tạo và học viện quân sự

Việt Nam Cộng hòa có một số cơ sở Trung tâm Huấn luyện Quốc gia, đào tạo nhân sự cho ngành quân lực. Đứng đầu là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Ngoài ra còn có Trường Bộ binh Thủ Đức, Trường Huấn luyện Không quân Nha Trang, Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ...

Mỗi vùng chiến thuật có một trung tâm huấn luyện:[28]

Quân số và vũ khí năm 1975

  • Đầu năm 1975, ngoài Bộ Tổng tham mưu với các cơ quan, binh chủng và binh sở trong hệ thống quản trị (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn có các đơn vị yểm trợ tác chiến gồm 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm:
    • Lục quân: 11 Sư đoàn bộ binh, 1 Sư đoàn Nhảy dù, 1 Sư đoàn Thủy quân lục chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, 17 Liên đoàn Biệt động quân, 4 Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập và Lực lượng Địa phương quân gồm 400 Tiểu đoàn, Nghĩa quân hơn 50.000 quân. Tổng quân số: ~495.000 quân chủ lực và ~800.000 quân địa phương, dân vệ có vũ trang
    • Thiết giáp kỵ binh: Có 4 Lữ đoàn Kỵ binh, 18 Thiết đoàn (tương đương Trung đoàn) và 57 Chi đoàn (tương đương Tiểu đoàn) xe tăng Thiết giáp với 383 xe tăng (162 M48A3, 221 M41) và 1.691 Thiết giáp chở quân M-113.
    • Pháo binh: Có 66 Tiểu đoàn và trên 160 Trung đội Pháo binh độc lập với khoảng 1.500 khẩu pháo các loại 105mm, 155mm và một số pháo tự hành 175mm.
    • Không quân. Quân số 60.000, trang bị hơn 2.000 máy bay các loại. Gồm: 1 Bộ tư lệnh Quân chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ, 5 Sư đoàn Không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ, trang bị khoảng 550 phi cơ A-1H, A-37F-5, 23 Phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 phi cơ UH-1CH-47, 8 Phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2 và U17), 1 Sư đoàn vận tải (9 Phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ C7, C-47, C-119C-130), 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 Phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC-119, AC-130 Spectre Gunship. Ngoài ra còn có Phi đoàn Trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát RC119L và Biệt đoàn Đặc vụ 314.
    • Hải quân. Quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có Hải quân Công xưởng), gồm 3 Lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông, với 14 Giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh; (2) Hành quân lưu động biển với một hạm đội trang bị Tuần dương hạm, Hộ tống hạm, Khu trục hạm, Tuần duyên hạm, Giang pháo hạm, Trợ chiến hạm, Dương vận hạm, Hải vận hạmGiang vận hạm; (3) các Lực lượng Đặc nhiệm 211 Thủy bộ với 6 Giang đoàn, 212 Tuần thám với 12 Giang đoàn, 214 Trung ương với 6 Giang đoàn, và Liên đoàn Người nhái. Tổng cộng được trang bị khoảng 1.500 tàu xuồng các loại, trong đó có khoảng 700 tàu chiến trên sông và trên biển.
  • Năm 1975, theo số liệu từ hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng[31], toàn bộ Quân lực Cộng Hòa gồm có 1.351.000 quân, trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân "Phòng vệ dân sự" có vũ trang, gồm 13 Sư đoàn chủ lực, 17 Liên đoàn biệt động quân.
  • Theo Walter J. Boyne[32], toàn bộ Quân lực Cộng hòa gồm có 750.000 người (chưa kể quân dân vệ), trong đó 229.000 là Lực lượng chiến đấu nòng cốt để chống lại gần 500.000 quân Giải phóng ở miền Nam,bao gồm cả các Lực lượng chính quy và du kích, trong đó có hơn 200.000 bộ đội chính quy mà hơn 80.000 quân đã ở lại miền Nam sau Hiệp định Paris.

Theo đánh giá về trang bị và quân số, Quân lực Cộng hòa có Lục quân và Không quân đứng thứ 4 thế giới, Hải quân đứng thứ 9 thế giới. So với đối thủ là Quân đội Nhân dân Việt Nam, họ có ưu thế 2 lần về quân số, 4 lần về xe tăngđại bác, hơn tuyệt đối về Không quânHải quân.

Nguyên nhân thất bại

Tập tin:Quân phục lính VNCH bỏ lại trên đường tháo chạy.jpg
Hàng loạt bộ quân phục mà lính Việt Nam Cộng Hòa vứt bỏ lại trên đường khi quân đội này thất bại và tan rã vào tháng 4/1975

Tuy trang bị hùng hậu, song thực tế tác chiến cho thấy khi không còn quân Mỹ hỗ trợ, quân đội này thường thất trận khi đối đầu với bộ đội chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chỉ sau gần 2 tháng của Chiến dịch Mùa Xuân 1975, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với hơn 1,2 triệu quân hoàn toàn bị tiêu diệt hoặc tan rã. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê một số nguyên nhân để lý giải cho sự sụp đổ to lớn và toàn diện này.

  • Theo nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương trong bài viết "Việt Nam Cộng hòa 1975, nguyên nhân sụp đổ" thì một trong các nguyên nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại là vì được "tổ chức rập khuôn theo lối Mỹ, một lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chính… nên trên thực tế lính tác chiến chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, Địa phương quân và Nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính bộ binh của Sư đoàn". Lối đánh này sử đụng tối đa hỏa lực nên vô cùng tốn kém, đòi hỏi phải cung cấp dồi dào về vũ khí đạn dược. Mỗi năm Quân lực Cộng hòa cần hơn 3 tỷ đôla viện trợ mới đủ để duy trì sức chiến đấu, trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ cần khoảng 300 triệu đôla là đủ để củng cố lực lượng. Kết quả tất yếu là khi bị Mỹ giảm viện trợ, nhiều máy bay, xe tăng, tàu chiến… thiếu cơ phận thay thế đã trở thành bất khiển dụng. Hỏa lực Không quân giảm 60% so với năm 1972. Dự trữ đạn dược tuy còn tới gần 2 triệu tấn (gấp 15 lần đối phương), nhưng nếu tiêu tốn nhanh như chiến thuật mà Mỹ áp dụng thì chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975.
  • Về chiến lược quân sự, Quân lực Việt Nam Cộng hòa thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn)[33]. Những hành vi tội ác của quân đội Việt Nam Cộng hòa khiến người dân xem họ như kẻ thù. Một nông dân kể rằng "Khi quân đội Cộng hòa tới, mọi người trong làng đều bị đe dọa... Quân đội thoải mái đánh đập bất cứ ai, giết bất cứ ai", người khác kể rằng "cứ mỗi lần quân đội Cộng hòa tới thì lại càng có nhiều người dân kết thân với Việt cộng". Khi được hỏi tại sao người dân không ủng hộ chính phủ Sài Gòn, một người dân trả lời "vì quân đội Cộng hòa... thường xuyên đốt nhà của dân làng và hiếp dâm phụ nữ". Không có cách nào để quân đội Việt Nam Cộng hòa có thể đánh bại đối phương khi mà người dân đã xa lánh họ và quan hệ thân thiết với quân Giải phóng[34].
  • Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng hiệu quả chiến lược chiến tranh nhân dân, do đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị dồn ép liên tục, phải trải quân khắp nơi để giữ đất. Toàn bộ 13 Sư đoàn và 17 Liên đoàn Biệt động quân (tương đương với hơn 6 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung bình một tỉnh chỉ được 1 tới 2 Trung đoàn chính quy đóng giữ. Trong khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam do nắm thế chủ động chiến lược có thể tập trung hơn 10 Trung đoàn để đánh một tỉnh như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.
  • Tuy Quân lực Việt Nam Cộng hòa có ưu thế số lượng nhưng về mặt phẩm chất vũ khí không có ưu thế. Xe tăng chỉ có M48 Patton tương đương với T-54, pháo 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số, ngang với pháo 122 ly cấp Sư đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, pháo 175 ly thì không có nhiều. Hơn nữa do phải chiến đấu nhiều năm trong điều kiện bị áp đảo về hỏa lực nên Quân đội Nhân dân Việt Nam có kinh nghiệm hơn hẳn về ngụy trang và phản pháo, trong khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì quen dựa dẫm vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ nên thường bị lúng túng khi phải tự lực chiến đấu. Các tướng lĩnh Mỹ đã nhận xét: "Hiệu quả chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa không đều, họ đứng vững được bởi sự trợ giúp của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không... Điểm yếu nội tại trong cấu trúc chỉ huy là họ tỏ ra quá phụ thuộc vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ"[35][36].
Một cố vấn Mỹ và binh lính Việt Nam Cộng hòa
  • Nạn tham nhũng làm hao mòn trang bị và sức chiến đấu của quân đội: như cả nửa triệu tấn gạo biến mất khỏi các kho lương thực trong năm 1967. Súng cũng được tuồn ra bán với giá 25-30 đôla một khẩu. Nếu ai muốn mua một xe bọc thép hoặc một máy bay lên thẳng thì việc đó cũng có thể dàn xếp được. Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ nêu trường hợp Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Hoa Kỳ trang bị và sớm tiêu thụ hết sạch sành sanh, tài liệu mật từ Tòa đại sứ Mỹ cho biết phần lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải phóng[37]
  • Vấn đề quan trọng nhất vẫn là tổ chức và con người. Tại một nước có truyền thống Nho giáo như Việt Nam, các nhà lãnh đạo phải thể hiện được lối sống đạo đức và tài năng của bản thân trong một tập thể chung. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nhà lãnh đạo của họ thể hiện được lý tưởng hết sức quan trọng này. Ngược lại, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì không ngừng tham gia vào các âm mưu chính trị, tham nhũng quá nhiều, và thiếu ổn định, do đó làm sụt giảm sự ủng hộ và làm xói mòn tinh thần của binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nạn đào ngũ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1965 đến năm 1972, ước tính có khoảng 840.000 binh sĩ đã đào ngũ. Riêng từ tháng 4 tới tháng 12/1974, có 176.000 lính đào ngũ. Tại các lực lượng tinh nhuệ của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55%), tiếp theo là các đơn vị dù (30%) và Thủy quân Lục chiến (15%). Trong khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh mục đích cá nhân để cống hiến cho nỗ lực chiến tranh của tập thể.[38].

Theo William Colby, người từng đứng đầu tổ chức tình báo CIA tại Việt Nam Cộng hòa thì Quân lực Việt Nam Cộng hòa "Được huấn luyện theo chiến thuật Hoa Kỳ, thì nay họ lại phải vận dụng chiến thuật ấy trong điều kiện thiếu thốn đạn dược, máy bay khác hẳn những gì họ đã học""giới quân sự Nam Việt Nam trước viễn cảnh của một trận chiến đấu cuối cùng đầy tuyệt vọng, đã bắt đầu quan tâm nhiều đến sự sống còn của gia đình mình hơn là quan tâm đến lợi ích chung"[39]. Ký giả Alan Dawson nhận xét: Đội quân này trang bị vũ khí tốt hơn bất kỳ nước châu Á nào khác, có nhiều máy bay chiến đấu, có nhiều đạn dược, xăng dầu, quân cụ, xe cộ và lương thực hơn hầu hết các quân đội trên thế giới. Nó chỉ thiếu mỗi một điều thôi. Một người Mỹ nói với một binh sĩ Sài Gòn rằng: Chúng tôi đã cho anh mọi thứ anh cần, trừ sự dũng cảm. Chỉ tại anh không có thứ ấy. [40]

Ngay sau thất bại trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (tháng 2/1975), cố vấn Mỹ John Pilger đã tiên liệu chính xác rằng sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ sớm diễn ra. Ông viết:

Sài Gòn đang sụp đổ trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là "thủ đô tiêu dùng" nhưng chẳng hề sản xuất được một mặt hàng nào ngoài chiến tranh. Trong hàng ngũ của quân đội lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ cả nghìn người trong một ngày...[41]

Năm 2005, khi về Việt Nam và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống kiêm tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng hòa nhận định rằng:

"Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.
Tôi biết rất rõ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh miền Nam khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau thì không có chuyện gì, nhưng khi phải một mình trực tiếp đối diện với khó khăn thì bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay.
Trong một cuộc chiến, nói gì thì nói, theo tôi quan trọng nhất vẫn là Lực lượng, là Quân đội. Quân đội miền Nam, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh - trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc các chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.[42]

Tan rã

Trực thăng UH-1 của Việt Nam Cộng Hòa bị ném xuống biển sau khi di tản ra tàu sân bay Mỹ
  • Tháng 3 năm 1975, sau khi Phước LongBan Mê Thuột thất thủ, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh tái phối trí, rút bỏ Quân khu 1 và 2, dồn toàn quân về Quân khu 3 và 4 chống giữ. Cuộc rút quân tái phối trí hoàn toàn thất bại. Cuối tháng 4, ông Thiệu từ chức, các tướng tá tháo chạy, và trong vòng 55 ngày, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tan rã, chủ yếu vì suy sụp tinh thần và thiếu lãnh đạo.
  • Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngoài vòng đai Sài Gòn xảy ra tại Xuân Lộc, do Sư đoàn 18 bộ binh, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo, và Lữ đoàn 1 Nhảy dù, dưới sự chỉ huy của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh. Sau trận này Lê Minh Đảo bị đối phương bắt và phải đi cải tạo.
  • Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong thành phố Sài Gòn xảy ra tại bản doanh Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, do Liên đoàn 81 Biệt kích dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng Biệt đội 3 Chiến thuật, Thiếu tá Phạm Châu Tài.
  • Lực lượng tan rã và đầu hàng sau cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, Đại tá Phan Văn Huấn.

Sau năm 1975, hơn 200.000 quân nhân và nhân viên chính phủ Việt Nam Cộng hòa bị bắt và phải đi các trại cải tạo của chính quyền mới[43]. Con số 200.000 cũng được Jean Louis Margolin nói đến theo xác nhận của Phạm Văn Đồng. Cũng có một quân số tương đương như vậy chạy trốn ra nước ngoài bằng tàu hoặc trực thăng. Một số quân nhân khác thì lại được gọi nhập ngũ và phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, với nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì các loại vũ khí của Mỹ mà Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được để tái sử dụng trong Chiến tranh biên giới Tây Nam.

Nghĩa trang và khu tưởng niệm

Tại Việt Nam

Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa tại Biên Hòa là nơi tưởng niệm chính; ngoài mộ địa chôn hàng chục nghìn tử sĩ, còn có một số công trình kiến trúc như viện bảo tàng, cổng tam quan, hội trường, nhà thăm viếng, Nghĩa Dũng đài.[44] Nghĩa trang này sau năm 1975 thuộc khu vực cấm nên dần hoang tàn. Năm 2006 nghĩa trang được trao trả cho địa phương quản lý.[45]

Tại nước ngoài

Đài tưởng niệm Quân lực Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Úc ở Brisbane, Queensland

Ở hải ngoại, cộng đồng người Việt tỵ nạn đã xây dựng một số đài tưởng niệm các quân nhân trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Địa phương đầu tiên là do cộng đồng người Úc gốc Việt ở Sydney vào thập niên 1990 với đài tưởng niệm ở Cabra-Vale, thuộc thành phố Fairfield, ngoại ô Sydney, thuộc tiểu bang New South Wales.[46] Sau đó các cộng đồng người Việt tỵ nạn các nơi cũng xúc tiến xây dựng.

Hoa Kỳ

Úc

Xem thêm

Chú thích

(*) Theo thứ tự thời gian được phong cấp tướng (từ tháng 3 năm 1964 trở về trước với cấp Thiếu tướng, từ tháng 4 năm 1964 trở về sau với cấp Chuẩn tướng)

Tham khảo

  1. ^ Không chính thức.
  2. ^ https://books.google.com.vn/books?id=ZHD4Asj0FagC&pg=PA466&lpg=PA466&dq=arvn+puppet+army&source=bl&ots=uKrl5hQ1it&sig=T6D4msPUwoEk12U77FsLd_c9Brc&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwiFme7CgNDNAhXDjpQKHf_TDe84ChDoAQg_MAU#v=onepage&q=arvn%20puppet%20army&f=false
  3. ^ http://liberationschool.org/how-vietnam-defeated-u-s-imperialism/
  4. ^ Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr. 80
  5. ^ Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr.80
  6. ^ Trần Hội & Trần Ðỗ Cẩm, Khái lược lịch sử hình thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  7. ^ Vương Hồng Anh, Hiệp định Genève, 50 Năm Nhìn Lại
  8. ^ Bách khoa toàn thư Việt Nam
  9. ^ a b A Brief Overview of the Vietnam National Army and the Republic of Vietnam Armed Forces (1952-1975), PERSPECTIVES ON RVNAF FROM FRUS, Stephen Sherman and Bill Laurie
  10. ^ Khái lược lịch sử hình thành quân lực Việt Nam Cộng hòa - Thời kỳ thành lập (1950-1952)
  11. ^ Quân đội Lãnh đạo Quốc Gia từ ngày 19 tháng 6 năm 1965
  12. ^ Đệ Nhất Quân khu tại Nam Việt (Tư lệnh: Đại tá Lê Văn Tỵ), Đệ Nhị Quân khu tại Trung Việt (Tư lệnh: Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ), Đệ Tam Quân khu tại Bắc Việt (Tư lệnh: Trung tá Nguyễn Văn Vận), Đệ Tứ Quân khu tại Cao nguyên Trung phần (chưa rõ tư lệnh)
  13. ^ Lược sử tổ chức Hải quân Việt Nam Cộng hòa
  14. ^ Smith. Harvey et al. tr 441
  15. ^ Lê Văn Dương và các tác giả khác: Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn hình thành 1946-1955, Phòng 5 Bộ Tổng tham mưu xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr 199, 206.
  16. ^ Sư đoàn dã chiến (gồm các Sư đoàn 1, 2, 3, 4), với quân số hơn 8.500 người mỗi sư đoàn, là những Sư đoàn có biên chế, trang bị mạnh, được huấn luyện tác chiến chính quy để đảm đương nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn sự xâm nhập của quân chủ lực miền Bắc. Sư đoàn khinh chiến (gồm các Sư đoàn 11, 12, 13, 14, 15, 16), với quân số hơn 5.000 người mỗi sư đoàn, là Sư đoàn được tổ chức biên chế, trang bị gọn nhẹ hơn, đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm an ninh nội địa, kết hợp tiếp sức chi viện cho các Sư đoàn dã chiến khi cần.
  17. ^ gồm Đệ nhất Quân khu (Đông Nam phần), Đệ nhị Quân khu (Trung phần), Đệ tam Quân khu (Kontum, Pleiku, Bình Định, Phú Yên), Đệ tứ Quân khu (nam Cao nguyên Trung phần và phía nam Duyên hải Trung phần), Đệ Ngũ Quân khu (Tây Nam phần) và Quân khu Thủ đô (Sài Gòn, Gia Định, Long An).
  18. ^ "Hạm" (艦) dùng để chỉ tàu có boong rộng, "đỉnh" (艇) dùng để chỉ tàu có boong hẹp dài.
  19. ^ Quân đoàn I thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1957, gồm các Sư đoàn 1 và 2 dã chiến. Quân đoàn II ngày 1 tháng 10 năm 1957, gồm Sư đoàn 3 và 4 dã chiến.
  20. ^ Khi đó, 3 Sư đoàn khinh chiến 12, 13, và 16 được giải thể và phối về các Sư đoàn còn lại để thành lập 7 Sư đoàn bộ binh (1, 2, 5, 7, 21, 22, 23), với quân số hơn 10.500 người mỗi Sư đoàn.
  21. ^ Quân cảnh Nam California...
  22. ^ "Những con đường dẫn vào tương lai..."
  23. ^ Robert Buzzanco, Vietnam and the Transformation of American Life, 1999, Blackwell Publishing, tr. 103.
  24. ^ Nguyễn, Nhã (31 tháng 1 năm 2008). “Đài Loan thừa gió bẻ măng, chiếm đảo Ba Bình”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2012.
  25. ^ (Dzurek 1996, tr. 16), dẫn lại Heinzig (1976), tr. 35-36, 42.
  26. ^ http://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys
  27. ^ http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html
  28. ^ Trịnh Quang Chiếu. "Quân trường hoài niệm". Hội Ái hữu Khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Vì Dân, Kỷ yếu kỷ niệm 60 năm 1954-2014. 2014. Tr 268-71
  29. ^ Đại nhạc hội Cảm Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH kỳ 7
  30. ^ Vietnam RVN flag Air Force To Quoc Khong Gian (aged) gold fringe
  31. ^ Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân, Chương 4.
  32. ^ Walter J. Boyne, The Fall of Saigon
  33. ^ Noam Chomsky, Nguồn gốc, nguyên nhân và bài học trong chiến tranh Việt Nam, Biên bản Quốc hội Mỹ, tài liệu lưu trữ tại Ban tổng kết chiến lược - Bộ Quốc phòng, 1973]
  34. ^ https://books.google.com.vn/books?id=LqsVAgAAQBAJ&pg=PA162&lpg=PA162&dq=arvn+puppet+army&source=bl&ots=0-rFJSdZ4y&sig=Lun6nXCcRSZa5vwj-wLeUgC9zkE&hl=vi&sa=X&sqi=2&ved=0ahUKEwjR4eLdhNDNAhWGGJQKHYYfCF8Q6AEIGTAA#v=onepage&q=arvn%20puppet%20army&f=false
  35. ^ Palmer, Dave Ri chard, Summons of the Trumpet: A History of the Vietnam War From A Military Mans Viewpoint. Novato CA: Presidio Press, 1999, tr.324.
  36. ^ Andrade, Dale, Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, Americas Last Việt Nam Battle, New York: Hippocrene Books, 1995, tr.529
  37. ^ “Kỳ 22 - Tại sao TT Marcos khuyên Nguyễn Cao Kỳ "để sẵn va-li đầu giường ngủ" và câu chuyện về "Quế tướng công"?”. Một Thế giới. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  38. ^ http://ic.galegroup.com/ic/uhic/ReferenceDetailsPage/ReferenceDetailsWindow?failOverType=&query=&prodId=UHIC&windowstate=normal&contentModules=&display-query=&mode=view&displayGroupName=Reference&limiter=&currPage=&disableHighlighting=true&displayGroups=&sortBy=&search_within_results=&p=UHIC%3AWHIC&action=e&catId=&activityType=&scanId=&documentId=GALE%7CBT2336200026&source=Bookmark&u=imgacademy&jsid=5116c558dde83f89d502b9ce6a804831
  39. ^ William Colby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ Nhà xuất bản CAND p402
  40. ^ 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ - Alan Dawson. Cao Minh trích dịch. Nhà xuất bản Sự thật 1990. Chương 2: Mở màn
  41. ^ “Sự thất hứa của Mỹ sau Hiệp định Paris 1973”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 16 tháng 11 năm 2015.
  42. ^ “Dong Duong Thoi Bao”. Truy cập 13 tháng 3 năm 2015.
  43. ^ Frank Snepp, Decent Interval, tr. 476
  44. ^ "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Chuyện Kể Từ Đầu"
  45. ^ “Quyết định 1568/QĐ-TTg về việc bàn giao đất khu vực Nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 27 tháng 11 năm 2006. Truy cập 4 tháng 5 năm 2014.
  46. ^ "Treo Cờ Vàng vĩnh viễn tại Sydney Úc Đại Lợi"
  47. ^ "Vietnam War Memorial, Tượng-đài Chiến-sĩ Việt-Mỹ"
  48. ^ "Houston đất lành chim đậu"
  49. ^ "Lễ khánh thành tượng đài kỷ niệm"
  50. ^ "Các Sinh Hoạt Tháng 6, 2005"
  51. ^ "Phan Công Tôn – 40 năm nhìn lại: Lịch sử việc thành lập các Hội Đoàn người Việt tại tiểu bang Utah (1975-2015)"
  52. ^ a b "Cộng đồng người Việt Quốc Gia Wichita khánh thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt-Mỹ mới nhất ở Hoa Kỳ"
  53. ^ "Tường Thuật Buổi Lễ Khánh Thành Tượng Đài Việt - Mỹ"
  54. ^ "Khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ tại Arlington, Texas"
  55. ^ "Texas có thêm một tượng Ðài Chiến Sĩ Việt - Mỹ"
  56. ^ "Tượng đài Úc Việt"
  57. ^ "Australian Vietnamese War Memorial"
  58. ^ "ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TỰ DO TRẬN VONG ÚC VIỆT TẠI VICTORIA"
  59. ^ "Hình ảnh tượng đài chiến sĩ Úc Việt mới được khánh thành"

Thư mục

  • Nguyễn Đức Phương. Chiến tranh Việt Nam Toàn tập. Toronto: Làng Văn, 2001.
  • Smith, Harvey et al. Area Handbook for South Vietnam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967.

Liên kết ngoài