Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhân Hiếu Văn Hoàng hậu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: thứ 3 của → thứ ba của using AWB
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: thứ 4 của → thứ tư của using AWB
Dòng 22: Dòng 22:
| place of burial = [[Trường lăng]] (長陵)
| place of burial = [[Trường lăng]] (長陵)
}}
}}
'''Nhân Hiếu Văn hoàng hậu''' ([[chữ Hán]]: 仁孝文皇后, [[1362]] - [[1407]]), là [[Hoàng hậu]] duy nhất của [[Minh Thành Tổ]] Vĩnh Lạc hoàng đế, vị [[Hoàng đế]] thứ ba của [[nhà Minh]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ngoài ra, bà là thân mẫu của [[Minh Nhân Tông]] Hồng Hi hoàng đế, vị Hoàng đế thứ 4 của triều đại này.
'''Nhân Hiếu Văn hoàng hậu''' ([[chữ Hán]]: 仁孝文皇后, [[1362]] - [[1407]]), là [[Hoàng hậu]] duy nhất của [[Minh Thành Tổ]] Vĩnh Lạc hoàng đế, vị [[Hoàng đế]] thứ ba của [[nhà Minh]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ngoài ra, bà là thân mẫu của [[Minh Nhân Tông]] Hồng Hi hoàng đế, vị Hoàng đế thứ của triều đại này.


Hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử nhà Minh bởi tính hiền huệ và công lao lớn trong sự nghiệp của Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế.
Hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử nhà Minh bởi tính hiền huệ và công lao lớn trong sự nghiệp của Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế.

Phiên bản lúc 09:26, ngày 6 tháng 9 năm 2016

Thành Tổ Từ hoàng hậu
成祖徐皇后
Hoàng hậu nhà Minh
Tại vị1402 - 1407
Tiền nhiệmHiếu Mẫn Nhượng hoàng hậu
Kế nhiệmThành Hiếu Chiêu hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1362
Mất1407
Phối ngẫuMinh Thành Tổ
Hậu duệMinh Nhân Tông Chu Cao Sí
Hán vương Chu Cao Hú
Triệu vương Chu Cao Toại
Vĩnh An công chúa
Vĩnh Bình công chúa
An Thành công chúa
Hàm Ninh công chúa
Thụy hiệu
Nhân Hiếu Từ Ý Thành Minh Trang Hiến Phối Thiên Tề Thánh Văn hoàng hậu
仁孝慈懿诚明莊献配天齐圣文皇后
Hoàng tộcNhà Minh
Thân phụTừ Đạt
Thân mẫuTạ phu nhân

Nhân Hiếu Văn hoàng hậu (chữ Hán: 仁孝文皇后, 1362 - 1407), là Hoàng hậu duy nhất của Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế, vị Hoàng đế thứ ba của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra, bà là thân mẫu của Minh Nhân Tông Hồng Hi hoàng đế, vị Hoàng đế thứ tư của triều đại này.

Hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử nhà Minh bởi tính hiền huệ và công lao lớn trong sự nghiệp của Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế.

Thân thế

Nhân Hiếu hoàng hậu họ Từ (徐氏), người Hào Châu (濠州), là con gái của Khai quốc đại công thần Từ Đạt, một trong 18 anh em kết nghĩa của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi còn hàn vi. Mẹ bà là Tạ phu nhân, con gái thứ của Tạ Tái Hưng (謝再興).

Bà có 4 người anh trai; Từ Huy Tổ (徐輝祖), Từ Thiêm Phúc (徐添福), Từ Ưng Tự (徐膺緒) và Từ Tăng Thọ (徐增壽). Ngoài ra còn 2 người em gái, đều lấy các người con trai khác của Minh Thái Tổ; Đại Giản vương Chu Quế (朱桂) và An Huệ vương Chu Doanh (朱楹).

Yên Vương phi

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương có giao tình tốt với cha bà là Từ Đạt, muốn hậu đãi nhà họ Từ, bèn gả Từ thị cho Yên vương Chu Lệ (朱棣).

Năm Hồng Vũ thứ 9 (1377), ngày 27 tháng 1, bà chính thức được gả cho Chu Đệ. Lúc đó Từ thị mới 15 tuổi, còn Chu Lệ cũng mới 17 tuổi. Từ thị tư sắc xinh đẹp, ôn nhu hòa hiếu, đối với Mã hoàng hậu rất đúng lễ nghi nên được bà yêu quý.

Tháng 3, năm Hồng Vũ thứ 13 (1381), Yên vương phi cùng Chu Đệ đến phiên ấp Bắc Bình (北平).

Năm 1399, Minh Thái Tổ qua đời, cháu đích tôn là Chu Doãn Văn lên kế vị, tức Minh Huệ Đế. Yên vương từ lâu có ý muốn cướp ngôi, bèn tập hợp gây dựng thanh thế hiển hách.

Hoàng hậu

Năm 1402, Yên vương khởi binh, tấn công Nam Kinh. Minh Huệ Đế mất tích, bị phế truất, Yên vương tức vị, tức Minh Thành Tổ, đổi niên hiệu là Vĩnh Lạc (永樂). Từ thị được sắc phong Hoàng hậu. Từ hoàng hậu là người có học vấn, lễ độ, bà tương trợ rất nhiều cho Thành Tổ trong việc cai trị và chưởng quản hậu cung.

Năm 1403, bà cho ban hành cả nước Nội huấn (内训) và Khuyến Thiện thư (劝善书), để giản công đức cho phụ nữ khắp cả nước và truyền bá tư tưởng quy thiện cho nhân dân thiên hạ. Việc làm của bà giúp Thành Tổ lấy được nhân tâm, giúp đỡ xóa nhòa đi việc cướp ngôi của Thành Tổ.

Từ hoàng hậu còn cho triệu các mệnh phụ phu nhân của các danh thần trong triều, ban thưởng cho họ và thường trò chuyện với họ. Bà đề cao sự hiền đức và tấm lòng giúp chồng trong sự nghiệp. Bà còn năng động khuyến khích Thành Tổ áp dụng luật nhân từ, khuyến khích trọng dụng hiền tài, xóa bỏ hình cụ, lấy nhân từ mà cai trị.

Năm 1407, tháng 7, Từ hoàng hậu mất, thọ 46 tuổi. Sau khi qua đời, thụy hiệu của bà là Nhân Hiếu Từ Ý Thành Minh Trang Hiến Phối Thiên Tề Thánh Văn hoàng hậu (仁孝慈懿诚明莊献配天齐圣文皇后).

Hậu duệ

Nhân Hiếu Văn hoàng hậu Từ thị với Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế có với nhau 3 con trai và 4 con gái:

  1. Chu Cao Sí [朱高炽], tức Nhân Tông Chiêu hoàng đế (仁宗昭皇帝), con trưởng của Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế.
  2. Vĩnh An công chúa [永安公主; 1377 - 1417], hạ giá lấy Quảng Bình hầu Viên Dung (袁容).
  3. Vĩnh Bình công chúa [永平公主; 1379 - 1444], hạ giá lấy Phú Dương hầu Lý Phượng (李让).
  4. Chu Cao Hú [朱高煦; 30 tháng 12, 1380 - 6 tháng 10, 1426], hoàng nhị tử, tước phong là Cao Dương quận vương (高阳郡王), về sau cải thành Hán vương (汉王). Sinh thời ông cường tráng anh tuấn, giỏi cung kị, rất được Thành Tổ coi trọng, từng có ý được lập Thái tử. Nhưng Thành Tổ quyết định lập trưởng huynh Chu Cao Sí, khiến ông bất mãn, từ đó nuôi ý noi gương Thành Tổ mà đoạt ngôi từ anh. Phát động Cao Hú chi loạn (高煦之亂) nhưng bị thất bại, bị cháu ruột là Minh Tuyên Tông Tuyên Đức hoàng đế bắt giam và giết chết. Có 11 người con, và 9 trong số đó tham gia cùng ông vào binh biến, đều bị giết chết.
  5. Chu Cao Toại [朱高燧; 19 tháng 1, 1383 - 5 tháng 10, 1431], hoàng tam tử, tước phong là Triệu vương (趙王). Sau khi qua đời, được truy thụy là Triệu Giản vương (趙簡王). Có 3 người con trai.
  6. An Thành công chúa [安成公主; 1384 - 1443], hạ giá Tống Hổ (宋琥), con trai của Tây Ninh hầu Tống Thịnh (宋晟).
  7. Hàm Ninh công chúa [咸宁公主; 1385 - 1440], hạ giá lấy Tống Anh (宋瑛), con trai của Tây Ninh hầu.

Tham khảo

Hoàng đế Trung Hoa
Tiền nhiệm:
Hiếu Mẫn Nhượng hoàng hậu
Hoàng hậu Trung Quốc
1402– 1407
Kế nhiệm:
Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu