Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jakarta”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: szl:Dżakarta
n robot Thêm: yo:Jakarta
Dòng 189: Dòng 189:
[[vec:Xacarta]]
[[vec:Xacarta]]
[[war:Jakarta]]
[[war:Jakarta]]
[[yo:Jakarta]]
[[zh-yue:耶加達]]
[[zh-yue:耶加達]]
[[bat-smg:Džakarta]]
[[bat-smg:Džakarta]]

Phiên bản lúc 20:23, ngày 28 tháng 11 năm 2009

Đặc khu Thủ đô Jakarta
Daerah Khusus Ibukota Jakarta Raya
Logo của Jakarta
Khẩu hiệu: Jaya Raya
(nghĩa: "Thịnh vượng và Vĩ đại")
Jakarta trên bản đồ Indonesia
Jakarta
Jakarta
Jakarta (Indonesia)
Tỉnh lỵ Jakarta
Tỉnh trưởng Fauzi Bowo
Diện tích 661,52 km²
Dân số 8.792.000 (năm 2004)
Các dân tộc Javanese (35%), Betawi (28%), Sundanese (15%), người Hoa (6%), Batak (4%), Minangkabau (3%) [1]
Tôn giáo Hồi giáo (86%), Tin Lành (6%), Công giáo (4%), Phật giáo (4%), Ấn Độ giáo
Ngôn ngữ tiếng Indonesia, tiếng lóng Betawi, tiếng Java, tiếng Sunda
Múi giờ WIB (UTC+7)
Trang Web www.jakarta.go.id
Trung tâm Jakarta

Jakarta tên đầy đủ là Tỉnh Đặc khu Thủ đô Jakarta (tiếng Indonesia: Propinsi Daerah Khusus Ibukota Jakarta, viết tắt là Propinsi DKI Jakarta hoặc DKI Jakarta) là thủ đô của Indonesia. Nó là một tỉnh của Indonesia. Trước đây được biết đến như là Sunda Kelapa, JayakartaBatavia. Jakarta tọa lạc trên bờ tây bắc của Đảo Java, có diện tích 661,52 km² và dân số 8.792.000 người năm 2004. Jakarta đã phát triển hơn 490 năm và hiện là vùng đô thị có mật độ dân cư xếp thứ 9 thế giới với 44.283 người/dặm vuông. Vùng đô thị Jakarta được gọi là Jabotabek và có 23 triệu người và nó bao gồm Vùng Đại đô thị Jakarta-Bandung.

Jakarta có Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta. Từ năm 2004, dưới trào Sutiyoso đã phát triển hệ thống giao thông vận tải mới. Đến năm 2007, Jakarta sẽ có xe điện trên cao Monorail. Jakarta có Sở giao dịch chứng khoán Jakarta.

Khu cao ốc của Jakarta

Lịch sử

Các bản ghi chép về vùng đất mà ngày nay là Jakarta là một cảng có nguồn gốc có thể truy nguyên là một khu định cư của người Ấn giáo thế kỷ 4. Đến thế kỷ 14, đây đã là một cảng lớn của vương quốc Ấn giáo Sunda. Đội tàu châu Âu đầu tiên đã đến đây năm 1513 gồm 4 con tàu Bồ Đào Nha từ Malacca. Malacca bị Alfonso d'Albuquerque xâm lược năm 1511 khi người Bồ Đào Nha tìm kiếm gia vị và đặc biệt là hồ tiêu. Mối quan hệ giữa vương quốc Sunda và người Bồ Đào Nha được tăng cường khi một người Bồ Đào Nha khác tên là Enrique Leme viếng thăm Sunda với ý định tặng quà. Ông ta đã được đón tiếp nồng nhiệt năm 1522, và nhờ đó, người Bồ Đào Nha đã nhận được quyền xây kho và mở rộng pháo đài ở Kalapa (tên của vị trí). Đây được những cư dân Sunda xem như sự củng cố địa vị của họ chống lại các đội quân Hồi Giáo đang có thế lực tăng lên của Sultanate (vương quốc Hồi Giáo) Demak ở Trung Java.

Năm 1527, những đội quân Hồi Giáo đến từ CirebonDemak dưới sự lãnh đạo của Fatahillah đã tấn công Vương quốc Sunda. Nhà vua đã mong đợi người Bồ Đào Nha đến và giúp giữ quân đội của Fatahillah, do một hiệp ước đã được ký kết giữa Sunda và người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, quân đội Fatahillah đã thành công và đã chiếm thành ngày 22 tháng 6 năm 1557 và Fatahillah đã quyết định đổi tến "Sunda Kelapa" thành "Jayakarta" ("Chiến thắng huy hoàng").

Batavia năm 1897.

Người theo Sultan Banten (vị trí của Jayakarta), Hoàng tử Jayawikarta, cũng góp phần chính trong lịch sử của Jakarta. Năm 1596, nhiều tàu Hà Lan đã đến Jayakarta với ý định buôn bán gia vị, gần giống như người Bồ Đào Nha vậy. Năm 1602, chuyến đi đầu tiên của Công ty Đông Ấn Anh, dưới quyền chỉ huy của Sir James Lancaster, đã đến Aceh và giương buồm đi Bantam nơi ông ta đã được phép xây đồn trạm và đã trở thành trung tâm mậu dịch của Anh ở Indonesia cho đến năm 1682. Trong trường hợp này, Hoàng tử đã xem việc người Hà Lan đến đây một cách nghiêm trọng do người người Hà Lan trước đó đã xây nhiều tòa nhà quân sự. Hoàng tử Jayawikarta rõ ràng trước đó cũng đã có mối liên hệ với người Anh và đã cho phép họ xây nhiều ngôi nhà trực tiếp ngang qua các tòa nhà của người Hà Lan năm 1615. Khi các mối quan hệ giữa Hoàng tử Jayawikarta và người Hà Lan sau đó xấu đi, những người lính của ông đã tấn công pháo đài của Hà Lan với hai tòa nhà chính, Nassau và Mauritus. Nhưng thậm chí với sự trợ giúp của 15 tàu từ Anh, quân đội của Hoàng tử Jayakarta cũng không thể đánh bại người Hà Lan vì Jan Pieterszoon Coen (J.P. Coen) đã đến Jayakarta vừa kịp lúc, đẩy lui tàu Anh và đốt cháy các đồn trạm buôn của người Anh.

Mọi việc đã thay đổi đối với Hoàng tử khi Sultan (vương quốc Hồi Giáo) Banten phái lính và triệu mời Hoàng tử Jayawikarta đến để thiết lập mối quan hệ gần gũi với người Anh mà không có sự chấp thuận của chính quyền Banten. Quan hệ giữa cả Hoàng tử Jayawikarta và người Anh với chính quyền Banten trở nên xấu hơn và dẫn đến quyết định của Hoàng tử dời đến Tanara, một nơi nhỏ ở Banten, cho đến khi ông qua đời. Điều này giúp người Hà Lan trong những nỗ lực của họ thiết lập quan hệ gần gũi với Banten. Người Hà Lan đến lúc này đã đổi tên thành "Batavia", và duy trì tên này cho đến 1942.

Hành chính

Về mặt chính thức, Jakarta không phải là một thành phố mà là một tỉnh với tư cách đặc biệt là thủ đô của Indonesia. Jakarta gồm năm thành phố (kotamadya) và một huyện. Jakarta được quản lý như nhiều tỉnh khác của Indonesia. Đứng đầu bộ máy hành pháp Jakarta là tỉnh trưởng. Còn mỗi thành phố của nó được đứng đầu bởi một thị trưởng. Đứng đầu mỗi huyện là một huyện trưởng.

Các thành phố của Jakarta:

Huyện duy nhất của Jakarta là:

Thành phố kết nghĩa

Một vài hình ảnh

  1. ^ Indonesia's Population: Ethnicity and Religion in a Changing Political Landscape. Institute of Southeast Asian Studies. 2003.