Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Hương”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n +en
Dòng 15: Dòng 15:
[[Thể loại:Sông Việt Nam|Hương]]
[[Thể loại:Sông Việt Nam|Hương]]
[[Thể loại:Thừa Thiên-Huế]]
[[Thể loại:Thừa Thiên-Huế]]

[[en:Perfume River]]

Phiên bản lúc 06:02, ngày 15 tháng 6 năm 2006

Sông Hương hay Hương Giang (Hán nôm 香江) là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế, miền trung Việt Nam.

Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng Tả Trạch chảy từ dãy Trường Sơn Đông về phía tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, sau đó chảy chậm qua ngã ba sông Bằng Lãng. Hữu Trạch ngắn hơn và là nhánh phụ, chảy qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng nơi dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 30km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trân, sắc nước sông Hương xanh hơn hơn – đây là địa điểm Chùa Ngọc – vì tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hoà lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế... Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.

Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, thápđền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.

Núi Ngự Bình cao 105 mét có hình dáng cân xứng và ấn tượng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng “Tử Cấm Thành”. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một món quà vô giá thứ hai thiên nhiên dành cho Huế. Sông núi bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh quan sông núi tuyệt đẹp cho Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, và mọi người cũng thường gọi Huế là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.