Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
VolkovBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 70: Dòng 70:


[[bg:Портал:Втора световна война]]
[[bg:Портал:Втора световна война]]
[[ca:Portal:Segona Guerra Mundial]]
[[cs:Portál:Druhá světová válka]]
[[cs:Portál:Druhá světová válka]]
[[de:Portal:Imperialismus und Weltkriege/Zweiter Weltkrieg]]
[[de:Portal:Imperialismus und Weltkriege/Zweiter Weltkrieg]]

Phiên bản lúc 06:32, ngày 22 tháng 12 năm 2009


Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai

Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục (phát-xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Tựa đề phim ở đoạn phim giới thiệu.
Casablanca là một bộ phim tâm lý Mỹ của đạo diễn Michael Curtiz được công chiếu năm 1942. Dàn diễn viên của phim gồm hai ngôi sao hàng đầu của HollywoodHumphrey BogartIngrid Bergman cùng các diễn viên Paul Henreid, Claude Rains, Conrad Veidt, Sydney Greenstreet và Peter Lorre. Lấy bối cảnh giai đoạn đầu Thế chiến thứ hai, Casablanca đề cập tới số phận của những người do cuộc chiến mà phải mắc kẹt lại tại thành phố biển Casablanca, Maroc lúc này thuộc quyền quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã. Trung tâm của bộ phim là Rick Blaine (do Bogart thủ vai), một chủ quán bar bị giằng xé bởi lựa chọn khó khăn giữa tình yêu của anh dành cho Ilsa Lund (do Bergman thủ vai) và trách nhiệm giúp cô cùng chồng là Victor Laszlo (do Henreid thủ vai), một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc thoát khỏi Maroc để tới Hoa Kỳ.

Mặc dù là một bộ phim có đầu tư lớn với dàn diễn viên nhiều ngôi sao cùng đội ngũ sản xuất tên tuổi, không ai trong đoàn làm phim tin rằng nó sẽ trở thành một sản phẩm vượt trội so với hàng chục bộ phim Hollywood khác được sản xuất cùng năm. Được đưa ra rạp công chiếu sớm nhằm tận dụng sự kiện quân Đồng minh tấn công Bắc Phi (Chiến dịch Torch), bộ phim được coi là một thành công về doanh thu cũng như về mặt nghệ thuật khi giành được ba giải Oscar trong đó có giải quan trọng Phim hay nhất. Trải qua thời gian, bộ phim tiếp tục được đánh giá cao và nó được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hollywood với nhiều câu thoại, hình tượng nhân vật và phần nhạc phim đã trở thành mẫu mực trong lịch sử điện ảnh. Hơn 60 năm sau ngày công chiếu đầu tiên, Casablanca vẫn thường xuyên đứng ở nhóm đầu trong các bảng xếp hạng những bộ phim hay nhất trong lịch sử.


Thiết bị và phương tiện được chọn

Nevada ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương vào ngày 17 tháng 9 năm 1944.
USS Nevada (BB-36), chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nevada; chiếc tàu chị em với nó chính là chiếc Oklahoma. Được hạ thủy vào năm 1914, Nevada là một cú nhảy vọt trong kỹ thuật tàu chiến hạng nặng, với bốn trong trong số các đặc tính của nó hiện diện trên tất cả các thiết giáp hạm Mỹ sau này: tháp pháo với ba khẩu súng chính, súng phòng không, thay thế than bằng dầu làm nhiên liệu, và nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì” khi thiết kế vỏ giáp. Các đặc tính này làm cho Nevada trở thành chiếc thiết giáp hạm “Siêu Dreadnought” đầu tiên của Hải quân Mỹ.

Nevada đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ nhất, Nevada đặt căn cứ tại vịnh Bantry, Ireland để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước Anh. Trong Thế chiến thứ hai, nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành “điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó” của nước Mỹ. Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả ngư lôi và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại xưởng hải quân Puget Sound, Nevada phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại Normandie và tại miền Nam nước Pháp; trong trận Iwo Jimatrận Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương.

Sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Hải quân Mỹ đánh giá chiếc Nevada đã quá cũ để có thể giữ lại, nên họ đã dùng nó như một mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm nguyên tử được thực hiện tại đảo san hô Bikini vào tháng 7 năm 1946 (Chiến dịch Crossroad). Sau khi chịu đựng hai trái bom nguyên tử, nó vẫn có thể nổi được nhưng bị hư hại và bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 29 tháng 8 năm 1946 và bị đánh chìm trong một cuộc thực tập tác xạ pháo hải quân vào ngày 31 tháng 7 năm 1948. [ Đọc tiếp ]


Bài viết kỳ này

Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần 5 lần diện tích quốc gia.
Đế quốc Nhật Bản (tiếng Nhật: 大日本帝國; Hán-Việt: Đại Nhật Bản Đế Quốc) là thể chế của Nhật Bản từ 9 tháng 11 năm 1867 đến 2 tháng 9 năm 1945, khoảng thời gian bao gồm các thời kỳ lịch sử Minh Trị (明治時代), Đại Chính (大正時代) và Chiêu Hòa (昭和時代 ). Những hoàng đế Nhật trong giai đoạn này gồm có Mutsuhito, YoshihitoHirohito.

Đế quốc Nhật Bản, Phát xít ÝĐức Quốc Xã nằm trong khối Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả ba đều có chủ trương làm bá chủ toàn cầu. Trước cuộc chiến này, hải quân Nhật thuộc hạng mạnh nhất nhì thế giới, đủ sức đánh bại NgaTrung Quốc. Sau năm 1940, khi kỹ nghệ phát triển vượt bực và quân lực tăng cường tối đa, Nhật bắt đầu đặt kế hoạch xâm lăng láng giềng - Trung Quốc, Đại HànĐông Nam Á.

Vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch oanh tạch trải thảm quy mô vào các thành phố của Nhật trong một nỗ lực hũy hoại kỹ nghệ và làm lung lay tinh thần của người Nhật. Những chiến dịch này gây ra thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho hàng trăm ngàn người dân nhưng không khiến nước Nhật đầu hàng. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki đã chết bởi hai vụ nổ cũng như bởi hậu quả của chúng. Các vụ ném bom nguyên tử này là lần đầu tiên và cũng hy vọng là lần cuối được sử dụng để chống một nước thù địch khác trong thời chiến.

Bảy ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Đế quốc Nhật Bản ký giấy đầu hàng vô điều kiện và kết thúc chiến tranh với phe Đồng Minh bằng tuyên bố Potsdam.


Hình ảnh chọn lọc

(Từ trái sang) Winston Churchill, Franklin D. RooseveltJoseph Stalin tại Hội nghị Yalta.

Thỏa thuận trong Hội nghị Yalta (Yalta còn được viết phiên âm là I-an-ta hoặc Ianta), với sự tham gia của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin (Liên Xô), Roosevelt (Hoa Kỳ) và Churchill (Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại miền nam Ukraina, là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.


Nhân vật lịch sử

Thống chế Erwin Rommel năm 1942.
Erwin Johannes Eugen Rommel (nghe) (15 tháng 11, 1891 – 14 tháng 10, 1944) (còn được biết đến với tên Cáo Sa mạc, Wüstenfuchs, nghe), là một trong những thống chế Đức nổi tiếng nhất thế chiến thứ hai.

Là một sĩ quan nổi tiếng ở thế chiến thứ nhất, Rommel được tặng thưởng huân chương Pour le Mérite vì những chiến công của ông ở mặt trận Ý. Trong thế chiến thứ hai, Rommel nổi bật lên trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma (Sư đoàn Thiết giáp số 7 của Đức) trong cuộc tấn công nước Pháp năm 1940 của Đức. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quân Ý Đức, một vai trò mà ông đã thực hiện thành công đến nổi nó mang lại cho ông biệt danh Cáo Sa mạc (Wüstenfuchs) và được công nhận rộng rãi là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.

Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn Châu Phi (Afrikakorps) của Rommel hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy.

Ở cuối thế chiến thứ hai, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát ông này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vì hành quyết ông. Sau khi mất, Rommel được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao, nhưng lý do thực sự cho cái chết của ông là một bí ẩn mãi tới tận khi Tòa án Nürnberg được mở.


Bạn có biết...

Bạn có biết...
Bạn có biết...

Thể loại

Không có thể loại con

Diễn biến chiến sự

Châu Âu

Chiến trường châu Âu (1939-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Châu Á-Thái Bình Dương

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1937-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Các mốc sự kiện chính

Chiến tranh thế giới thứ hai
Mặt trận Sự kiện chính Khía cạnh khác Thành phần

Mở đầu

Mặt trận chính

Tổng quát

1939

1940

1941

1942

1943

1944

1945

xem thêm...

Ảnh hưởng dân thường và tội ác chiến tranh

Hậu quả

Đồng Minh

xem thêm...

Phe Trục

xem thêm...

Các tài liệu khác

Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·   Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham gia

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Bản mẫu:Cổng tri thức Wikipedia

Cổng tri thức Wikipedia