Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lang trung”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:
Thời [[Bảo Thái]], Lang trung 6 bộ có trật là Chánh lục phẩm.
Thời [[Bảo Thái]], Lang trung 6 bộ có trật là Chánh lục phẩm.


Thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], Lang trung đứng đầu các [[Thanh lại ty|ty Thanh lại]] trong một bộ, trật Chánh tứ phẩm. Nhưng khác với quan chế [[Lục bộ]] tại [[Trung Quốc]], Lang trung thời Nguyễn không phải là quan cấp 2 trong một bộ, mà là quan cấp thứ 3, dưới quan [[Tham tri]], và trên quan [[Viên ngoại lang]].<ref name=":0" />
Thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], Lang trung đứng đầu các [[Thanh lại ty|ty Thanh lại]] trong một bộ, trật Chánh tứ phẩm. Nhưng khác với quan chế [[Lục bộ]] tại [[Trung Quốc]], Lang trung thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]] không phải là quan cấp thứ 2 trong một bộ, mà là quan cấp thứ 3, dưới quan [[Tham tri]], và trên quan [[Viên ngoại lang]].<ref name=":0" />


== Chú thích ==
== Chú thích ==

Phiên bản lúc 23:37, ngày 9 tháng 10 năm 2016

Lang trung (郎中, Bureau Director) là chức quan đứng đầu một ty Thanh lại thời Nguyễn, trật Chánh tứ phẩm.[1]

Nguyên chức Lang trung (郎中, Gentlemen of the Interior) là một chức lang được đặt từ thời Tần Trung Quốc giữ việc thị vệ. Bắt đầu từ thời Nam Bắc triều, Lang trung là một chức quan được bổ tại nhiều cơ quan khác nhau và Lang trung đôi khi là vị phó quan của quan Thượng thư hoặc là một vị trưởng quan của một viện, ty hoặc tào. Bắt đầu từ thời này, Lang trung được biết đến là chức phó quan của quan Thượng thư.[2]

Tại Việt Nam, Lang trung được dùng bắt đầu từ thời Trần năm Đinh Tị (1317) khi Thượng hoàng Trần Anh Tông ngự cung Thiên trường có Lang trung bộ Hình là Phí Trực theo hầu.

Thời Bảo Thái, Lang trung 6 bộ có trật là Chánh lục phẩm.

Thời Nguyễn, Lang trung đứng đầu các ty Thanh lại trong một bộ, trật Chánh tứ phẩm. Nhưng khác với quan chế Lục bộ tại Trung Quốc, Lang trung thời Nguyễn không phải là quan cấp thứ 2 trong một bộ, mà là quan cấp thứ 3, dưới quan Tham tri, và trên quan Viên ngoại lang.[1]

Chú thích

  1. ^ a b Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 392 mục 798. Lang trung
  2. ^ A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press

Bản mẫu:Chức Quan Việt Nam