Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án Xét lại Chống Đảng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa cho thêm đúng những sự kiện
Xixaxixup (thảo luận | đóng góp)
Dòng 39: Dòng 39:
Ở cương vị Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, một trong những lý thuyết gia của đảng, ông [[Hoàng Minh Chính]]<ref>Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Ðông Nam Á, sau đó làm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam</ref> được Trường Chinh giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9. Bản báo cáo ông Hoàng Minh Chính bị bác bỏ, nhưng ông đã tự ý <ref>Trả lời Bader, ký giả Ba Lan thì sở dĩ ông đã dám cho phổ biến bài viết của mình vì nghĩ rằng ông được sự ủng hộ của nhiều người và gần nửa số ủy viên bộ chính trị. Mặc khác ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trên toàn thế giới đã ủng hộ lập trường "xét lại" (81 trong số 86 đảng đã tham dự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập)</ref> phân phát bài viết mang tựa đề "Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam" cho một số đại biểu tham dự hội nghị. Một số các đại biểu đã hưởng ứng lập trường này như [[Bùi Công Trừng]], [[Lê Liêm]], [[Ung Văn Khiêm]]. Chính vì thế ông Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng.
Ở cương vị Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, một trong những lý thuyết gia của đảng, ông [[Hoàng Minh Chính]]<ref>Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Ðông Nam Á, sau đó làm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam</ref> được Trường Chinh giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9. Bản báo cáo ông Hoàng Minh Chính bị bác bỏ, nhưng ông đã tự ý <ref>Trả lời Bader, ký giả Ba Lan thì sở dĩ ông đã dám cho phổ biến bài viết của mình vì nghĩ rằng ông được sự ủng hộ của nhiều người và gần nửa số ủy viên bộ chính trị. Mặc khác ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trên toàn thế giới đã ủng hộ lập trường "xét lại" (81 trong số 86 đảng đã tham dự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập)</ref> phân phát bài viết mang tựa đề "Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam" cho một số đại biểu tham dự hội nghị. Một số các đại biểu đã hưởng ứng lập trường này như [[Bùi Công Trừng]], [[Lê Liêm]], [[Ung Văn Khiêm]]. Chính vì thế ông Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng.


Theo Trần Đĩnh thì đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Cherbakov cố can thiệp xin thả một số nhân vật nhưng chính quyền từ chối. Tin này, theo những người bị bắt trong vụ án nói trên, không chính xác.       <ref>Trần Đĩnh. ''Đèn cù'' Tr 334.</ref>{{nguồn không đáng tin?}}
Theo Trần Đĩnh thì đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Cherbakov cố can thiệp xin thả một số nhân vật nhưng chính quyền từ chối. Tin này, theo những người bị bắt trong vụ án nói trên, không chính xác.<ref>Trần Đĩnh. ''Đèn cù'' Tr 334.</ref>{{nguồn không đáng tin?}}


==Những giả thuyết về nguyên nhân vụ án==
==Những giả thuyết về nguyên nhân vụ án==

Phiên bản lúc 08:14, ngày 12 tháng 10 năm 2016

Vụ án Nhóm Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"[1] mang mã số X77[2] là một vụ án chính trị do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức ThọBộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo đưa đến việc cách chức hoặc bắt giữ không xét xử khoảng 30 nhân vật quan trọng của Đảng Lao động Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1967 với cáo buộc những người này đi theo Chủ nghĩa Xét lại, sau đó từ năm 1973 lần lượt thả ra[cần dẫn nguồn].

Vụ án này trước kia được phương Tây đồn đoán là bắt nguồn từ cuộc tranh chấp do mâu thuẫn đường lối chính trị trong nội bộ Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một bên là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, bên kia là Trường ChinhVõ Nguyên Giáp. Hồ Chí Minh lúc đầu không ủng hộ bên nào cả nhưng sau chấp nhận đường lối của Lê Duẩn[3] Tuy nhiên đến thập niên 1990, các tài liệu do nhà sử học Ilya V. Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ của Liên Xô cho thấy trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả một số sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm nhỏ các nhân vật bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhóm này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[4] Theo Merle L. Pribbenow, miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với những cán bộ của sứ quán Liên Xô tạo ra cớ chính đáng cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt giữ và sau đó giam nhiều năm không xét xử nhiều nhân vật bất đồng chính kiến.[5]

Bối cảnh

Vào tháng 9 năm 1953, Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương cùng tồn tại với thế giới Tư bản ("Các nước không cùng lập trường chính trị có thể cùng tồn tại trong hoà bình")[6]. Đường lối của Khrushchyov bị Trung Quốc, dưới thời Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là "Chủ nghĩa Xét lại".

Tại Việt Nam, đảng viên cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương tạm thời sống hòa bình với Việt Nam Cộng hòa), không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam ngay, mà cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Trong giai đoạn 1954-1959, theo BBC Việt ngữ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ủng hộ ý kiến này[7], vì cơ hội thi hành Hiệp định Genève vẫn còn. Họ hi vọng có thể thống nhất hòa bình như Hiệp định Genève quy định; ngược lại, nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ đẩy Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, và khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô. Nhóm kia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của Mao Trạch Đông (tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam), nhóm này gồm nhiều cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, họ nóng lòng muốn đất nước thống nhất để trở về quê hương. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm "chủ hòa" rằng: "Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc". Trong hồi ký "Tử tù tự xử lí" của Trần Thư, ông mô tả không khí lúc bấy giờ là "tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc" và "nếu có ai chủ trương chung sống hòa bình và thi đua hòa bình giữa hai miền thì cũng chẳng dám nói ra."[7][8]

Xung khắc giữa Hà Nội và Moskva đưa đến Liên Xô làm áp lực, đe dọa cắt viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan hệ Việt-Xô chỉ cải thiện sau khi Brezhnev lên thay thế Khrushchyov năm 1964. Liên Xô sau đó lại viện trợ cho Hà Nội dồi dào trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh.[9]

Trong khi đó, tình hình tại Việt Nam từ năm 1960 trở đi đã cho thấy Hiệp định Genève coi như không thể thi hành được nữa. Với sự trợ giúp của hàng ngàn cố vấn Mỹ, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phát động chính sách "Tố Cộng - Diệt Cộng", giết hại hàng loạt những cán bộ của Việt Minh. Trong tình hình này, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cũng ủng hộ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 9 tháng 12 năm 1963 chính thức xác định đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, tổ chức các lực lượng cách mạng miền Nam tìm cách giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất, nhưng không đưa quân chủ lực từ miền Bắc vào chi viện để không tạo cớ cho Mỹ nhảy vào. Nghị quyết này cũng đòi hỏi Đảng dẹp mọi hành động chống đối bằng cách loại bỏ những cá nhân không tuân phục quyết định của tập thể.[10]

Diễn biến

Tháng 9 năm 1963, Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đăng một bài báo trên Báo Nhân dân nói rằng một số đảng viên bị ảnh hưởng của "chủ nghĩa xét lại" vì thế nghi ngờ chiến lược thống nhất đất nước của đảng.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ IX, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết xác định lập trường đứng về phía Trung Quốc lên án "chủ nghĩa xét lại Khrushchyov", đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ IX, nhóm do Lê Duẩn đứng đầu tăng cường phê phán "chủ nghĩa xét lại hiện đại". Lê Đức Thọ cho đăng loạt bài "Tăng cường mặt trận tư tưởng để củng cố Đảng" nói rằng một thiểu số trong đảng không đi theo đường lối đã vạch ra và thông báo các đảng viên sẽ phải dự các lớp học tập và chỉnh huấn để thấm nhuần nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ IX.

Tháng 12 năm 1965, tại Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương, trong bài diễn văn này, Lê Duẩn nói: “Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 về các vấn đề quốc tế, Trung ương đảng ta vẫn giữ vững và làm đúng đường lối đã đề ra. Nhưng sở dĩ có một số đồng chí hiểu lầm rằng hình như đường lối của đảng ta đã thay đổi là vì các đồng chí ấy không hiểu đúng tinh thần cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Trung ương, do sự phổ biến nghị quyết ở một số nơi không được đầy đủ và nghiêm túc.” Lê Duẩn tuyên bố: những quan điểm cho rằng nghĩ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 9 cho thấy Đảng đã "chọn phe" trong cuộc tranh cãi Trung Quốc - Liên Xộ là sai lầm. Ông cho biết đường lối của Đảng Lao động Việt Nam “khác về chiến lược với đường lối của đảng Cộng sản Liên Xô và đảng Cộng sản Trung Quốc.”, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ duy trì quan hệ tốt với cả 2 nước đó chứ không nghiêng về bên nào cả[5]

Bất chấp phát biểu của Lê Duẩn, những bất đồng trong nội bộ đảng không dừng lại ở năm 1963-64 mà kết thúc bằng đợt bắt giữ những người thuộc nhóm bất mãn vào năm 1967.

Lê Đức Thọ được đưa vào Quân ủy trung ương. Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh bị mất chức trong Quân ủy trung ương và quản thúc. Một số sĩ quan cao cấp của quân đội như Lê Minh Nghĩa, Lê Trọng Nghĩa, và Đỗ Đức Kiên đều bị cách chức trong khoảng thời gian từ giữa năm 1967 đến 1969. Riêng Lê Trọng Nghĩa, đại tá cục trưởng cục Quân báo (Cục 2) bị bắt giam 6 năm. [11] Lê Duẩn đã dùng vụ án này để vô hiệu hóa các đối tượng chống đối và thiết lập hệ thống an ninh chặt chẽ ở miền Bắc.[10]

Đến thập niên 1990, các tài liệu do nhà sử học Ilya Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ của Liên Xô cho thấy trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả một số sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm nhỏ các nhân vật bất mãn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng bị giáng chức từ nhiều năm trước đó. Nhóm bất đồng chính kiến này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[4] Theo Merle L. Pribbenow, miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với tình báo Liên Xô tạo ra cớ chính đáng cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt giữ và sau đó giam nhiều năm không xét xử nhiều nhân vật bất đồng chính kiến[5]

Thời điểm vụ án bắt giữ những nhân vật này được diễn ra vào năm 1967, vài tháng trước khi Nghị quyết 14 ra đời vào đầu năm 1968, đúc kết và định hướng cho Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968.[12] Trong khi còn chưa thể tiếp cận tài liệu lưu trữ của Việt Nam, không thể nào xác định liệu việc bắt giữ này có liên quan tới những suy tính của Bộ Chính trị về việc đảm bảo bí mật cho kế hoạch Tấn công Tết hay không[5]

Những nhân vật trong vụ án

Nghiên cứu về sự kiện này được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War History tháng 11 năm 2005, ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.

  • Một số nhân vật bị bắt có vị trí khá cao trong đảng, nhiều sĩ quan cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin Hoàng Minh Chính[13] (bị bắt ngày 27-7-1967); nguyên Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao Vũ Đình Huỳnh[14] (bị bắt ngày 18-10-1967)[15]; thiếu tướng Đặng Kim Giang, thứ trưởng Bộ Nông trường; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá Lê Trọng Nghĩa[16]; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá Lê Minh Nghĩa; Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên[17]; Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng; phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Kiến Giang; Minh Tranh, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật (không bị bắt, nhưng bị cách chức và phát vãng) [18]; Phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội Trần Minh Việt; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Hữu Viết[19]; phó tổng biên tập tạp chí Học Tập Phạm Kỳ Vân[20]; Tổng thư kí toà báo Quân đội Nhân dân Trần Thư[21]; nhà báo Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Ngọc Tấn...
  • Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm[22], Thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm[23][24]; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh[25]; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng[22]. Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm về bản tuyên bố chung "thân Liên Xô" trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 1963 của Chủ tịch Tiệp Khắc Novotny và bị thay thế bởi Xuân Thủy[26]
  • Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại tá Lê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân thượng tá Ðỗ Văn Doãn.

Ở cương vị Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, một trong những lý thuyết gia của đảng, ông Hoàng Minh Chính[27] được Trường Chinh giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9. Bản báo cáo ông Hoàng Minh Chính bị bác bỏ, nhưng ông đã tự ý [28] phân phát bài viết mang tựa đề "Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam" cho một số đại biểu tham dự hội nghị. Một số các đại biểu đã hưởng ứng lập trường này như Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm. Chính vì thế ông Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng.

Theo Trần Đĩnh thì đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Cherbakov cố can thiệp xin thả một số nhân vật nhưng chính quyền từ chối. Tin này, theo những người bị bắt trong vụ án nói trên, không chính xác.[29][nguồn không đáng tin?]

Những giả thuyết về nguyên nhân vụ án

Nguyên nhân của vụ án đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhiều nhân vật bị bắt trong thời kỳ này cho rằng nguyên nhân của Vụ án Xét lại Chống Đảng là vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng "hiểm họa xét lại" để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Judith Stowe cũng cho rằng ông Võ Nguyên Giáp "là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại." Trao đổi với BBC ngày 02/12/2013, nhà văn Vũ Thư Hiên nói ông và những người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án "Xét lại chống Đảng" chỉ là những 'con dê tế thần' của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[30] Pierre Asselin[31], trong tiểu luận "Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State" nói rõ thêm rằng "do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ."

Ngoài xung đột lý thuyết giữa phe theo Mao của Hoa lục kình nhau với phe theo Krushchev của Liên Xô, soạn giả K.W Taylor còn cho rằng có sự ngăn cách chiến thuật giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh đề xuất đường lối quân sự tổng tấn công bằng chiến tranh quy ước trong khi Võ Nguyên Giáp chủ trương chiến tranh du kích. Theo K.W Taylor, cùng lúc đó với sức khỏe Hồ Chí Minh càng kém, Lê Duẩn lo rằng thanh thế Võ Nguyên Giáp sẽ đưa Giáp vào địa vị lãnh đạo Đảng Cộng sản nên mở cuộc tấn công nhằm loại bỏ nhóm ủng hộ đối phương và củng cố quyền lực.[32]

Soạn giả Lien-Hang T. Nguyen thì cho rằng vụ án là tập hợp của tất cả yếu tố: tranh chấp quyền lực trong Bộ Chính trị, sự khác biệt chiến lược và cả tư tưởng giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp, rồi lồng vào xung đột tư tưởng Liên Xô - Trung Hoa, với hậu quả là sự chia rẽ trong chính trị tại Hà Nội.[33]

Tuy nhiên Sophie Quinn Judge lại cho rằng Vụ án Xét lại Chống Đảng thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không chỉ đơn thuần mang tính đấu đá cá nhân.[34] "Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc (trong khuôn khổ liên minh yêu nước), phát triển khoa học và tiến bộ kĩ thuật với [phía bên kia là] khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức." [7]

Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp cũng phủ nhận việc ông có bất đồng với Lê Duẩn[cần dẫn nguồn], bản thân ông cũng ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang của Trung Quốc, còn những vấn đề khác họ vẫn ủng hộ Liên Xô. Bởi thực tế họ cũng đã từ chối đề nghị của phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình sẽ giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa nếu Việt Nam chấm dứt quan hệ với Liên Xô. Báo chí Việt Nam cũng bóng gió nói về "sự đe dọa từ phía Bắc" từ thời phong kiến. Trong một bài phát biểu tháng 5-1966, Lê Duẩn đã phản bác quan điểm của Trung Quốc, bảo vệ quyền được quan hệ với Liên Xô và đề nghị thái độ hòa giải với "các nước xét lại".

Tài liệu giải mật của Liên Xô

Đến thập niên 1990, các tài liệu do nhà sử học Ilya Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ của Liên Xô đã cho thấy nguyên nhân thực sự của vụ án là vấn đề chống gián điệp và chống nước ngoài can thiệp vào nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả một số sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm nhỏ các nhân vật bất đồng chính kiến. Nhóm bất đồng chính kiến này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[4] Theo Merle L. Pribbenow, miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với tình báo Liên Xô là quá đủ để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện các cuộc bắt giữ nhanh chóng, khi mà một mối nguy về gián điệp và khe hở về an ninh đã lộ diện[5]

Nhận định

Theo Huy Đức thì Tướng Đồng Sỹ Nguyên, uỷ viên Bộ Chính trị Khoá VI từng nói: vụ "chống Đảng năm 1967 là một vụ án được dựng lên".[35]

Trong bức thư gửi Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, ngày 18 tháng 7 năm 1995, ông Lê Hồng Hà[36], nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ viết về Vụ án Xét lại Chống Đảng: "Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX".[1][nguồn không đáng tin?]

Ông Nguyễn Kiến Giang nguyên Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình, người bị bắt giam 6 năm và quản chế 3 năm nói: "Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa cơ. Nghe người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở xà lim mấy năm, thêm mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm. Khi tôi trở về Hà Nội với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì. Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa ".[37]

Trong di chúc, ông Lê Trọng Nghĩa đã xin khôi phục danh dự, "vì tôi không phạm tội chống Đảng, phản bội tổ quốc như đã quy kết mà chỉ vì quy cho tôi liên quan đến vụ việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[38]"

Trả lời BBC về Vụ án Xét lại Chống Đảng, Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: "Năm 1993 và 1994, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kết luận sai phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử lý như vậy thôi"[39]

Chú thích

  1. ^ a b Chương Tự bạch, hồi ký Đêm giữa ban ngày
  2. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 337.
  3. ^ Davidson, Phillip. Tr 304-6.
  4. ^ a b c Ilya V. Gaiduk, The Soviet Union and the Vietnam War. Chicago. Ivan R. Dee Publishers, 1996, 67-68.
  5. ^ a b c d e Merle L. Pribbenow II. Journal of Vietnamese Studies, Volume 3, Number 2, Summer 2008. General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive
  6. ^ Theo chính sách đó, các nước cộng sản không nên tìm kiếm đối đầu quân sự với phương Tây mà cần theo đuổi cạnh tranh kinh tế với khối tư bản.
  7. ^ a b c “Kỳ 3: Cuộc đấu tranh trong nội bộ”. BBC. ngày 10 tháng 5 năm 2006.
  8. ^ Thư Trần (1996). Tử tù tự xử lí. Nhà xuất bản Văn Nghệ. ISBN 1886566178. Trang 21.
  9. ^ "The Vietnam-Soviet Union-China Triangle Relations during the Vietnam War (1964-1973) from Vietnamese Sources"
  10. ^ a b "Hanoi and the American War"
  11. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù. Tr 320
  12. ^ Nguyen, Lien-Hang T. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. Tr 106.
  13. ^ Người được coi là đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng
  14. ^ Cựu bí thư của Hồ Chí Minh, cựu tù Sơn La, từng là thành viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, cha Vũ Thư Hiên, bị giam 6 năm trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, mất ngày 3 tháng 5 năm 1990
  15. ^ Chương 6, Đêm giữa ban ngày, hồi ký của Vũ Thư Hiên mô tả khi nghe ông Huỳnh bị bắt Đỗ Mười đã sửng sốt:"Tại sao lại bắt anh Huỳnh, anh Giang? Những người cách mạng như thế sao có thể đổ cho người ta chống Đảng được? Bậy quá! Bậy quá!"
  16. ^ Được mời đi họp, rồi đưa thẳng tới trại giam vào sáng ngày 6-1-1968,
  17. ^ Đại tá Đỗ Đức Kiên, tên thật là Phạm Khương, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1924, nguyên quán Thái Bình. Năm 1944, ông tham gia hoạt động Việt Minh từng giữ chức: Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Trường Sĩ quan Lục quân; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân
  18. ^ Bị kết tội cho dịch bừa bãi nhiều sách của Liên Xô, được đưa đi cải tạo ở Nam Hà
  19. ^ Ông chết trong thời gian bị bắt giam năm 1971
  20. ^ Hoạt động cách mạng từ khi còn là học sinh, sau đó sang Tàu cho Hồ Chí Minh huấn luyện cách mệnh, 21 tuổi đã là xứ ủy viên Ðảng cộng sản Ðông Dương.
  21. ^ Trần Thư vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 1940, chiến đấu tại Hà Nội trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, phục vụ cho tờ Quân đội Nhân dân trở thành Thư ký toà soạn của tờ báo này. Trong Vụ án Xét lại Chống Đảng bị bắt ngay tại tòa soạn báo Quân đội Nhân dân, giam 6 năm ở Yên Bái và Sơn Tây; quản chế 3 năm lao động cải tạo tại Hưng Yên
  22. ^ a b Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
  23. ^ Từng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Dân quân kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị bằng sắc lệnh 116/SL ngày 18 tháng 10 năm 1949 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
  24. ^ Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  25. ^ Ông Nguyễn Văn Vịnh bị tước quân hàm trung tướng, khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho đến ngày 13-10-1977, thì có Quyết định số 255 do chính Lê Đức Thọ ký, viết: "Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biết Đặng Kim Giang là phần tử xấu có quan điểm chống lại Nghị quyết 9 của Đảng vẫn quan hệ trao đổi một số quan điểm sai trái về đường lối chống Mỹ, tiết lộ những tin tức cơ mật về quân sự, chính trị với Giang. Giang đã sử dụng những tin ấy để hoạt động chống Đảng và cung cấp cho người nước ngoài. Nhưng tác hại không lớn. Đồng chí Vịnh không có quan hệ về tổ chức và hành động với nhóm chống Đảng của Đặng Kim Giang và không biết Giang hoạt động chống Đảng có tổ chức như sai lầm của 3 ủy viên Trung ương: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm, Bùi Công Trừng".
  26. ^ Đề xuất của Dương Bạch Mai tại Quốc hội nhằm hoãn việc thay thế Ung Văn Khiêm cho tới tháng 9 năm 1963 đã bị bác bỏ. Xem SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, AND Hanoi, Zum Besuch von Liou Chao chi, Pommerening, 28 tháng 5 năm 1963.
  27. ^ Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Ðông Nam Á, sau đó làm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam
  28. ^ Trả lời Bader, ký giả Ba Lan thì sở dĩ ông đã dám cho phổ biến bài viết của mình vì nghĩ rằng ông được sự ủng hộ của nhiều người và gần nửa số ủy viên bộ chính trị. Mặc khác ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trên toàn thế giới đã ủng hộ lập trường "xét lại" (81 trong số 86 đảng đã tham dự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập)
  29. ^ Trần Đĩnh. Đèn cù Tr 334.
  30. ^ 'Chúng tôi chỉ là những con dê tế thần'. BBC Vietnamese. Truy cập 21 tháng 2 năm 2015.
  31. ^ Pierre Asselin là Phó Giáo sư Lịch sử tại Viện đại học Hawaii Thái bình dương, tác giả sách Một nền hòa bình cay đắng: Washington, Hà Nội và việc ký kết Hiệp định Paris (Chapel Hill: Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2002).
  32. ^ Taylor, K. W. A History of the Vietnamese. Tr 603
  33. ^ Nguyen, Lien-Hang T. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. Tr 102-9.
  34. ^ Cold War History, Vol. 5, No. 4, November 2005, © Taylor & Francis
  35. ^ Bên thắng cuộc- Phần 2: Quyền Bính- Chương 15. Vụ Án "Năm Châu - Sáu Sứ"
  36. ^ Lê Hồng Hà sinh năm 1926, tên thật là Lê Văn Quỳ, tham gia hoạt động từ trước Cách mạng Tháng Tám. Trong cuộc khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, tham gia đánh chiếm Trại Bảo An Binh. Tháng 7 năm 1946, chính phó Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam Lê Giản giới thiệu ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1958, được đề bạt Chánh Văn phòng Bộ Công an
  37. ^ Tôi từ bỏ CNCS như thế nào?
  38. ^ “Ông Lê Trọng Nghĩa từ trần”., BBC, 22 tháng 2 2015
  39. ^ 'Một đảng không có nghĩa là mất dân chủ'

.

Tham khảo

  • Davidson, Phillip. Vietnam at War: The History, 1946-1975. Oxford, UK: Oxford University Press, 1988.
  • Nguyen, Lien-Hang T. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. University of North Carolina Press, 2013.
  • Taylor, K. W. A History of the Vietnamese. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2013.
  • Trần Đĩnh. Đèn cù. Westminster, CA: Người Việt Books, 2014.

Liên kết ngoài