Khác biệt giữa bản sửa đổi của “VietJet Air”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hình thành: sửa chính tả 3, replaced: thứ 4 của → thứ tư của using AWB
Sh1minh (thảo luận | đóng góp)
Dòng 83: Dòng 83:
* {{Cờ|Singapore}} [[Sân bay Changi|Singapore-Changi]] SIN-WSSS
* {{Cờ|Singapore}} [[Sân bay Changi|Singapore-Changi]] SIN-WSSS
* {{cờ|Hàn Quốc}} [[Sân bay quốc tế Incheon|Seoul-Incheon]] ICN-RKSI
* {{cờ|Hàn Quốc}} [[Sân bay quốc tế Incheon|Seoul-Incheon]] ICN-RKSI
* {{cờ|Hàn Quốc}} [[Sân bay quốc tế Gimhae|Busan-Gimhae]] PUS-RKPK
* {{Cờ|Myanmar}} [[Sân bay quốc tế Yangon|Yangon]] RGN-VYYY
* {{Cờ|Myanmar}} [[Sân bay quốc tế Yangon|Yangon]] RGN-VYYY
* {{Cờ|Đài Loan}} [[Sân bay quốc tế Đào Viên|Đài Bắc-Đào Viên]] TPE-RCTP
* {{Cờ|Đài Loan}} [[Sân bay quốc tế Đào Viên|Đài Bắc-Đào Viên]] TPE-RCTP

Phiên bản lúc 00:14, ngày 20 tháng 10 năm 2016

VietJet Air
IATA
VJ
ICAO
VJC
Tên hiệu
VIETJET
Lịch sử hoạt động
Thành lập2007
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Nội Bài
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Cát Bi
Thông tin chung
Công ty mẹSovico
Số máy bay40 (đặt mua 187)
Điểm đến29
Trụ sở chínhTầng 7, Toà nhà Nhật An, 30D Phố Kim Mã Thượng, P. Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Trang webhttp://www.vietjetair.com
Tập tin:Máy bay A320 của Vietjetair tại TSN.jpg
Airbus A320 của Vietjet Air tại sân bay Tân Sơn Nhất

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock Company), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không giá rẻ tư nhân đầu tiên của Việt Nam có trụ sở tại thủ đô Hà Nội. Ngày 12 tháng 6 năm 2013, tại Paris Airshow, VietJetAir ký thoả thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus đặt hàng tổng cộng 100 máy bay các loại dành cho VietJetAir, trong đó có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến 2022 với tổng giá trị giao dịch theo biểu giá của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD.[1]

Hình thành

VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico HoldingsNgân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào tháng 11 năm 2007[2] và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Jetstar PacificVietnam Aviation Service Company (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam[3]. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho VietJet Air[4].

Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn lại và sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2009 (Quý IV) VietJet Air khởi động đường bay vào quý IV. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir[5][6].

Những rắc rối về thương hiệu

Ngay từ khi thành lập (2007), Vietjet Air đã đăng ký độc quyền thương hiệu VietAir tại đơn số 24503, cho nhóm hàng 39 (dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không) và các dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực hàng không. Mãi đến tháng 11 năm 2008, Vietnam Airlines gửi kháng nghị đến Cục Sở hữu Trí tuệ đề nghị không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VietAir cho Vietjet. Lý do đưa ra là Vietnam Airlines đã sử dụng về mặt thực tế từ tháng 9 năm 1992 thương hiệu Viet Air trên các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines từng đã trình đề án tái tổ chức một hãng con là VASCO trở thành một hãng hàng không cổ phần mang tên Viet Air[4].

Lập luận bác bỏ của Vietjet Air đưa ra là tuy Vietnam Airlines sử dụng từ lâu nhưng hãng này đã không tiến hành các thủ tục để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu tại Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, thì đơn vị đăng ký trước có ưu thế trong việc đăng ký thương hiệu. Hơn nữa, thương hiệu VietAir và Viet Air mặc dù chữ viết có khác nhau (ở dấu cách) nhưng phát âm hoàn toàn giống nhau, nên dễ gây hiểu nhầm. Do đó, thương hiệu Viet Air của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của hãng.

Vụ tranh chấp này được cho là bắt nguồn từ thế mạnh gần như độc quyền của Hãng hàng không quốc gia mà Vietnam Airlines nắm giữ. Hãng này từng lên tiếng phản đối các vụ mua bán cổ phần cho các đối tác hàng không nước ngoài của Jetstar Pacific và sau là Vietjet Air[7]. Vì vậy, dù đã qua 2 năm, tranh chấp vẫn chưa kết thúc.

Một rắc rối khác về thương hiệu là khi có sự hiện diện của cổ đông nước ngoài AirAsia. Hãng mong muốn hợp tác khai thác thị trường nội địa Việt Nam dưới thương hiệu Vietjet AirAsia. Tuy nhiên, ý định này không nhận được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tảiCục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Vì vậy, trong tháng 3 năm 2011, hãng đã ngỏ ý muốn rút vốn khỏi VietjetAir.[8], đến tháng 10 năm 2011, AirAsia đã chính thức làm thủ tục rút vốn khỏi Vietjet Air[9]

Những bước chuẩn bị

Bên trong chiếc A320 của VietJet Air

Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất cánh. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp về thương hiệu Viet Air và những quy định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận diện thương hiệu trong khai thác vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ thời gian để xử lý.

Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị, đồng thời xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do tranh chấp thương hiệu.

Sau nhiều lần trì hoãn, Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air đang hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trước tháng 6 năm 2011.

Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.[10]

Ngày 10 tháng 2 năm 2013, VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.[11]

Mở rộng hoạt động

Thành lập Thai VietJet Air

Ngày 26 tháng 6, 2013, tại trung tâm hội nghị quốc gia Plaza Athenée, Bangkok VietJet Air công bố thành lập Thai VietJet Air[12]. Thai VietJet Air thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 3, 2015. Thai VietJet Air bắt đầu các chuyến bay quốc tế từ ngày 5 tháng 12, 2015[13].

Công ty thành viên

Các tuyến bay

{{{alias}}} Nội địa

Quốc tế

Đội máy bay

Đội máy bay VietJet Air (tính đến tháng 23/5/2016[15])
Tàu bay Tổng Đặt hàng Số khách Ghi chú
Airbus A320 (bao gồm bản thường và bản neo/ceo) 29 52 Y180 sở hữu 3 chiếc, còn lại là thuê
Airbus A321 (bao gồm bản thường và bản neo/ceo) 6 35 Y230
Boeing 737 MAX 200 0 100
Giao năm 2019-2023[16]
Tổng cộng 35 187

Những vụ tai tiếng

Giữa năm 2014, một chuyến bay Vietjet từ Hà Nội đi Đà Lạt đã đáp nhầm tới Cam Ranh.[17] Tháng 10 năm 2015, một chuyến bay đáp xuống đúng phi trường nhưng lại đáp sai phi đạo.[18]. Tháng 4, 2015, dư luận phẫn nộ khi báo chí đưa tin tiếp viên Vietjet Air từ chối phục vụ người khuyết tật.[19]

Tham khảo

  1. ^ “VietjetAir làm thế nào để có 9,1 tỷ USD thuê mua máy bay? - VnExpress Kinh doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ “Vietnamese government approves country's first privately owned airline”. Forbes. ngày 30 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ “Vietnam has first private owned airline”. VietnamNet. ngày 30 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ a b “Đồng ý thành lập Hãng hàng không cổ phần VietAir - Kinh tế - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “AirAsia mua 30% cổ phần của VietJet Air”. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ Leithen Francis (ngày 11 tháng 2 năm 2010). “AirAsia buying 30% of VietJet”. Flightglobal. Air Transport Intelligence news. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ “Vietnam Airlines phản đối lập liên doanh hàng không giá rẻ - VnExpress Kinh doanh” (bằng tiếng vi_VN). VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 15 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  8. ^ Hồng Anh (31 tháng 3 năm 2011). “AirAsia muốn rút vốn khỏi Vietjet - VnExpress Kinh doanh” (bằng tiếng vi_VN). VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  9. ^ Lê Nam (13 tháng 10 năm 2011). “AirAsia rút vốn khỏi Hãng hàng không VietJet Air” (bằng tiếng vi_VN). báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  10. ^ “VietJet Air bán vé 100.000 đồng chiều Hà Nội - TP HCM - VnExpress Kinh doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  11. ^ “VietJetAir chính thức bay quốc tế”. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  12. ^ “VietJetAir thành lập liên doanh hàng không tại Thái Lan”. VietJet Air. VietJet Air. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  13. ^ “Vietjet Thailand starts operations to India”. VietJet Air. VietJet Air. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  14. ^ “Vietjet mở đường bay TP.HCM đi Kuala Lumpur”. VietJetAir. 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  15. ^ “VietJetAir Fleet Details and History”. Planespotters.net. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  16. ^ “Vietjet Finalize Vietnam's Largest Ever Commercial Airplane Purchase”. Boeing. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2016.
  17. ^ VietjetAir xin lỗi khách vì sự cố đáp nhầm sân bay
  18. ^ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/203531/may-bay-vietjetair-ha-canh-sai-duong-bang.html
  19. ^ Nhân viên Vietjet bị phạt 5 triệu đồng vì từ chối người khuyết tật

Liên kết ngoài