Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiết độ sứ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2: Dòng 2:


==Tại Trung Quốc==
==Tại Trung Quốc==
Khoảng năm 710-711, [[Đường Duệ Tông]] khi đó để đối phó với những cuộc tấn công của quân Thổ Phồn đã bổ nhiệm Đô đốc Lương Châu là [[Hạ Bạt Diên Tự]] làm Hà Tây tiết độ sứ, được trao cờ tiết, cai quản quân sự của Hà Tây đạo. Những năm niên hiệu Khai Nguyên, Đường Huyền Tông bổ nhiệm 10 tiết độ sứ cho các vùng : Thích Tây, Bắc Đình, Sóc Phương, Hà Bắc, Hà Đông, Phạm Dương, Lũng Hữu, Bình Lô, Kiến Nam, Lĩnh Nam. Lúc này, mỗi tiết độ sứ cai quản quân sự trong phạm vi rất rộng, có thể đến vài chục châu (khác với châu của nhà Hán, châu nhà Đường khá nhỏ, chỉ tương đương một quận của nhà Hán). Khác với các đô đốc thông thường, tiết độ sứ có quyền tuyển quân, bổ nhiệm thuộc hạ, có quyền thu thuế để duy trì quân đội hình thành một đạo quân chuyên nghiệp. Đây là nguy cơ lớn đi ngược lại chế độ phủ binh chế truyền thống khi mà Tiết độ sứ có thể xây dựng quân đội của riêng mình. Ban đầu, chỉ có các vùng biên viễn mới có Tiết độ sứ. Nhưng sau loạn An Sử, do tình hình nội địa không ổn định và cũng để ban thưởng, nhiều vùng nội địa cũng bổ nhiệm Tiết độ sứ; các tiết độ sứ lúc này bắt đầu kiêm luôn công việc hành chính, bổ nhiệm quan chức trong khu vực cai quản và dần trở thành lãnh chúa cha truyền con nối. Cuối thời Đường, số lượng tiết độ sứ đã lên đến trên 50, phạm vi quản lý của tiết độ sứ chỉ còn vài châu đến hơn 10 châu được gọi là "quân" hoặc "đạo"; các vùng cai quản của tiết độ sứ đã hoàn toàn trở thành các phiên trấn độc lập với triều đình góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nhà Đường.
Khoảng năm 710-711, [[Đường Duệ Tông]] khi đó để đối phó với những cuộc tấn công của quân Thổ Phồn đã bổ nhiệm Đô đốc Lương Châu là [[Hạ Bạt Diên Tự]] làm Hà Tây tiết độ sứ, được trao cờ tiết, cai quản quân sự của Hà Tây đạo. Những năm niên hiệu Khai Nguyên, Đường Huyền Tông bổ nhiệm 10 tiết độ sứ cho các vùng : Thích Tây, Bắc Đình, Sóc Phương, Hà Bắc, Hà Đông, Phạm Dương, Lũng Hữu, Bình Lô, Kiến Nam, Lĩnh Nam. Lúc này, mỗi tiết độ sứ cai quản quân sự trong phạm vi rất rộng, có thể đến vài chục châu (khác với châu của nhà Hán, châu nhà Đường khá nhỏ, chỉ tương đương một quận của nhà Hán). Khác với các đô đốc thông thường, tiết độ sứ có quyền tuyển quân, bổ nhiệm thuộc hạ, có quyền thu thuế để duy trì quân đội hình thành một đạo quân chuyên nghiệp. Đây là nguy cơ lớn đi ngược lại chế độ phủ binh chế truyền thống khi mà Tiết độ sứ có thể xây dựng quân đội của riêng mình. Ban đầu, chỉ có các vùng biên viễn mới có Tiết độ sứ. Nhưng sau loạn An Sử, do tình hình nội địa không ổn định và cũng để ban thưởng, nhiều vùng nội địa cũng bổ nhiệm Tiết độ sứ; các tiết độ sứ lúc này bắt đầu kiêm luôn công việc hành chính, bổ nhiệm quan chức trong khu vực cai quản và dần trở thành lãnh chúa cha truyền con nối. Cuối thời Đường, số lượng tiết độ sứ đã lên đến 4-50, phạm vi quản lý của tiết độ sứ chỉ còn vài châu đến hơn 10 châu được gọi các phiên trấn với tên gọi là "quân" hoặc "đạo"; song các vùng cai quản của tiết độ sứ đã trở nên độc lập với triều đình góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nhà Đường.


Sang thời Tống, tại Tống, Liêu, Kim chức tiết độ sứ còn tồn tại song chỉ còn là chức vụ danh dự thường ban cho thành viên hoàng tộc. Đến thời Nguyên thì chức tiết độ sứ không xuất hiện nữa.
Sang thời Tống, tại Tống, Liêu, Kim chức tiết độ sứ còn tồn tại song chỉ còn là chức vụ danh dự thường ban cho thành viên hoàng tộc. Đến thời Nguyên thì chức tiết độ sứ không xuất hiện nữa.

Phiên bản lúc 13:57, ngày 28 tháng 10 năm 2016

Tiết độ sứ (節度使) là chức võ quan cai quản quân sự ( bao gồm cả những vấn đề an ninh) các đạo hay một bộ phận của đạo có nguồn gốc từ thời nhà Đường, Trung Quốc bắt đầu từ khoảng năm 710-711, nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài Trung Quốc. Thực chất, tiết độ sứ là chức đô đốc được ban cờ chỉ huy trở thành sứ giả của hoàng đế sai đi tiết chế quân đội. Ban đầu, tiết độ sứ chỉ cai quản quân sự, sau đó mới kiêm quản hành chính địa phương và cuối cùng trở thành lãnh chúa cha truyền con nối.

Tại Trung Quốc

Khoảng năm 710-711, Đường Duệ Tông khi đó để đối phó với những cuộc tấn công của quân Thổ Phồn đã bổ nhiệm Đô đốc Lương Châu là Hạ Bạt Diên Tự làm Hà Tây tiết độ sứ, được trao cờ tiết, cai quản quân sự của Hà Tây đạo. Những năm niên hiệu Khai Nguyên, Đường Huyền Tông bổ nhiệm 10 tiết độ sứ cho các vùng : Thích Tây, Bắc Đình, Sóc Phương, Hà Bắc, Hà Đông, Phạm Dương, Lũng Hữu, Bình Lô, Kiến Nam, Lĩnh Nam. Lúc này, mỗi tiết độ sứ cai quản quân sự trong phạm vi rất rộng, có thể đến vài chục châu (khác với châu của nhà Hán, châu nhà Đường khá nhỏ, chỉ tương đương một quận của nhà Hán). Khác với các đô đốc thông thường, tiết độ sứ có quyền tuyển quân, bổ nhiệm thuộc hạ, có quyền thu thuế để duy trì quân đội hình thành một đạo quân chuyên nghiệp. Đây là nguy cơ lớn đi ngược lại chế độ phủ binh chế truyền thống khi mà Tiết độ sứ có thể xây dựng quân đội của riêng mình. Ban đầu, chỉ có các vùng biên viễn mới có Tiết độ sứ. Nhưng sau loạn An Sử, do tình hình nội địa không ổn định và cũng để ban thưởng, nhiều vùng nội địa cũng bổ nhiệm Tiết độ sứ; các tiết độ sứ lúc này bắt đầu kiêm luôn công việc hành chính, bổ nhiệm quan chức trong khu vực cai quản và dần trở thành lãnh chúa cha truyền con nối. Cuối thời Đường, số lượng tiết độ sứ đã lên đến 4-50, phạm vi quản lý của tiết độ sứ chỉ còn vài châu đến hơn 10 châu được gọi các phiên trấn với tên gọi là "quân" hoặc "đạo"; song các vùng cai quản của tiết độ sứ đã trở nên độc lập với triều đình góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nhà Đường.

Sang thời Tống, tại Tống, Liêu, Kim chức tiết độ sứ còn tồn tại song chỉ còn là chức vụ danh dự thường ban cho thành viên hoàng tộc. Đến thời Nguyên thì chức tiết độ sứ không xuất hiện nữa.

Tại Việt Nam

Thời Bắc thuộc

Năm 717, nhà Đường bổ nhiệm tiết độ sứ Lĩnh Nam quản lý quân sự của 5 đô hộ phủ của Lĩnh Nam đạo bao gồm cả miền Bắc Việt Nam trong đó, đóng tại Quảng Châu. Năm 866, theo thỉnh cầu của Cao Biền, Đường Ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân ("quân" là đơn vị hành chính nội thuộc được xem trọng hơn đô hộ phủ, có thể bổ nhiệm Tiết độ sứ, mỗi quân gồm vài châu cho đến hơn mười châu) và Cao Biền được bổ nhiệm làm Tiết độ sứ đầu tiên. Sử ghi lại tên các Tiết độ sứ người Trung Quốc tại Tĩnh Hải quân (chức danh đầy đủ là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ) như sau (danh sách không đầy đủ)[1]:

  1. Cao Biền (864 - 868). Từ 866 là Tiết độ sứ
  2. Cao Tầm (cháu Cao Biền) (868 - 878)
  3. Tăng Cổn (878 - 880)
  4. Cao Mậu Khanh (882 - 883)
  5. Tạ Triệu (884-?)
  6. An Hữu Quyền (897-900)
  7. Chu Toàn Dục (900-905)
  8. Độc Cô Tổn (905)

Thời Tự chủ

Năm 905, họ Khúc dấy nghiệp, rồi đến Dương Đình Nghệ giành được chính quyền tiếp tục xưng là tiết độ sứ, với hàm ý đứng đầu 1 trấn của Trung Quốc trên danh nghĩa, dù trên thực tế Tĩnh Hải quân do người Việt tự cai quản.

Các Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân người Việt là:

  1. Khúc Thừa Dụ (905-907)
  2. Khúc Hạo (907-917)
  3. Khúc Thừa Mỹ (917-930)
  4. Dương Đình Nghệ (931-937)
  5. Kiều Công Tiễn (937-938)

Sau trận Bạch Đằng, 938, Ngô Quyền xưng vương. Từ đây, chức Tiết độ sứ là chỉ những viên quan có nhiệm vụ quản lí các lộ phủ vùng biên giới. Thời nhà Trần về sau không còn chức này.

Chú thích

  1. ^ Theo Lịch sử Việt Nam - Viện sử học, 1992

Xem thêm