Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Châu Thành, An Giang”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã khóa “Châu Thành, An Giang”: Bị spam quá mức ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 14:04, ngày 22 tháng 6 năm 2016 (UTC)) [Di chuyển=Chỉ cho phép các thành viên tự đ…
→‎Hành chính: thêm vĩnh bình là thị trấn
Dòng 40: Dòng 40:
== Hành chính ==
== Hành chính ==
[[Tập tin:Thị trấn An Châu, Châu Thành, An Giang.jpg|nhỏ|250px|phải|Thị trấn An Châu, nơi đặt các cơ quan hành chính của huyện]]
[[Tập tin:Thị trấn An Châu, Châu Thành, An Giang.jpg|nhỏ|250px|phải|Thị trấn An Châu, nơi đặt các cơ quan hành chính của huyện]]
Huyện Châu Thành có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lị: [[An Châu, Châu Thành|An Châu]] và 12 xã: [[An Hòa, Châu Thành|An Hòa]], [[Bình Hòa, Châu Thành|Bình Hòa]], [[Bình Thạnh, Châu Thành|Bình Thạnh]], [[Cần Đăng, Châu Thành|Cần Đăng]], [[Hòa Bình Thạnh, Châu Thành|Hòa Bình Thạnh]], [[Tân Phú, Châu Thành|Tân Phú]], [[Vĩnh An, Châu Thành|Vĩnh An]], [[Vĩnh Bình, Châu Thành|Vĩnh Bình]], [[Vĩnh Hanh, Châu Thành|Vĩnh Hanh]], [[Vĩnh Lợi, Châu Thành|Vĩnh Lợi]], [[Vĩnh Nhuận, Châu Thành|Vĩnh Nhuận]], [[Vĩnh Thành, Châu Thành|Vĩnh Thành]].
Huyện Châu Thành có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lị: [[An Châu, Châu Thành|An Châu]] tiến tới sẽ có Vĩnh Bình là thị trấn và 12 xã: [[An Hòa, Châu Thành|An Hòa]], [[Bình Hòa, Châu Thành|Bình Hòa]], [[Bình Thạnh, Châu Thành|Bình Thạnh]], [[Cần Đăng, Châu Thành|Cần Đăng]], [[Hòa Bình Thạnh, Châu Thành|Hòa Bình Thạnh]], [[Tân Phú, Châu Thành|Tân Phú]], [[Vĩnh An, Châu Thành|Vĩnh An]], [], [[Vĩnh Hanh, Châu Thành|Vĩnh Hanh]], [[Vĩnh Lợi, Châu Thành|Vĩnh Lợi]], [[Vĩnh Nhuận, Châu Thành|Vĩnh Nhuận]], [[Vĩnh Thành, Châu Thành|Vĩnh Thành]].


== Giáo dục ==
== Giáo dục ==

Phiên bản lúc 06:12, ngày 21 tháng 11 năm 2016

Huyện Châu Thành
Huyện
Huyện Huyện Châu Thành
Công viên thị trấn An Châu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
TỉnhAn Giang
HuyệnChâu Thành

Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.

Vị trí địa lý

Phía bắc giáp huyện Châu Phú; phía đông–đông bắc giáp huyện Chợ Mới; phía đông–đông nam giáp thành phố Long Xuyên; phía nam giáp huyện Thoại Sơn; phía tây giáp huyện Tri Tôn; và phía tây bắc giáp huyện Tịnh Biên.

Nó tiếp giáp với 4 huyện và thành phố, đó là huyện Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình ở đây bằng phẳng, thoải từ bắc xuống nam. Sông Hậu chảy dọc phía đông bắc huyện.

Huyện Châu Thành nằm tiến giáp thành phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 34.720 ha (347,2 km²). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 29.252 ha.

Dân số

Dân số là 171.480 người với 34.018 họ, gồm các dân tộc Kinh, Khơme, Chăm, và Hoa. Châu Thành là nơi có đạo Hòa Hảo phát triển.

Hành chính

Thị trấn An Châu, nơi đặt các cơ quan hành chính của huyện

Huyện Châu Thành có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lị: An Châu tiến tới sẽ có Vĩnh Bình là thị trấn và 12 xã: An Hòa, Bình Hòa, Bình Thạnh, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Vĩnh An, [], Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành.

Giáo dục

Y tế

Kinh tế

Văn hóa xã hội

Giao thông

Di tích - Thắng cảnh

Đình thần An Châu

Vài nét về địa danh Châu Thành

Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:

  • Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc
  • Khu vực chính một xứ hay một tỉnh
  • Vùng đất bao quanh, ở cạnh thành phố, thị xã, đơn vị hành chính cấp huyện.

Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.

Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Huyện Châu Thành thuộc tỉnh An Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Long Xuyên ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.

Lịch sử

Châu Thành là một huyện đồng bằng ở tây nam bờ sông Hậu của tỉnh An Giang, Việt Nam, được thành lập khi huyện Châu Thành X được tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn, theo Quyết định số 300/CP ngày 23 tháng 8 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang. Trước 1975, nó thuộc tỉnh Long Xuyên.

  • Quyết định 56-CP[1] ngày 11 tháng 03 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất huyện Huệ Đức và huyện Châu Thành thành một huyện lấy tên là huyện Châu Thành.
  • Quyết định 181-CP[2] ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang:
  1. Tách ấp Hòa Long, ấp Hòa Phú của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Bình Phú của xã Bình Hòa, một phần đất ấp Bình Thạnh (Xép Bà Lý trở lên phía bắc) của phường Bình Đức, thị xã Long Xuyên, lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn An Châu.
  2. Tách ấp Bình An của xã Bình Thủy, ấp An Hòa của xã Bình Hòa lập thành một xã lấy tên là xã An Hòa.
  3. Tách ấp Hòa Lợi của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Đông Phú 2 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Lợi.
  4. Tách các ấp Đông Bình 1, Đông Bình Trạch, Trung Bình 2, Tây Bình, nửa ấp Đông Bình 2 của xã Vĩnh Trạch và ấp Đông Phú 1 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Thành.
  5. Tách 1/2 ấp Vĩnh Bình và 1/3 ấp Vĩnh Thuận của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Bình.
  6. Tách 1/2 ấp Vĩnh Bình của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh An.
  7. Tách ấp Tân Phú của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Tân Phú.
  8. Tách ấp Tây Phú, ấp Hai Trân của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Tây Phú.
  9. Tách ấp Vọng Đông và ấp Hạc Phong của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Vọng Đông.
  10. Tách ấp Trung Phú 1 và ấp Trung Phú 2 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Phú.
  11. Tách ấp Mỹ Thành, 1/4 ấp Mỹ Thới và ấp Phú Hữu của xã Định Mỹ lập thành một xã lấy tên là xã Định Thành.
  12. Tách 2/3 ấp Tây Khánh của xã Vĩnh Chánh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Khánh.
  13. Sáp nhập ấp Vĩnh Hòa A, ấp Vĩnh Hòa B và 1/3 ấp Vĩnh Thuận (theo lòng kinh Sáu về nối với mương Trâu Hương Quan Giảng) của xã Vĩnh Hanh vào xã Cần Đăng.
  14. Sáp nhập một phần các ấp Đông An, Tây Bình A, Tây Bình B của xã Vĩnh Chánh (theo lòng rạch Mạc Cần Vện) vào xã Vĩnh Trạch.
  15. Sáp nhập một phần các ấp Tây Bình và Bắc Thạnh của xã Thoại Giang vào thị trấn Núi Sập (theo lòng kinh Long Xuyên đi Rạch Giá và bờ đê đất ở khoảng giữa kinh E và kinh D).
  16. Đổi tên xã Thoại Sơn thành xã Thoại Giang
  17. Đổi tên thị trấn Đông Sơn thành thị trấn Núi Sập.

Đến thời điểm năm 1979, huyện Châu Thành có 22 xã: An Hòa, Bình Hòa, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành, Định Mỹ, Định Thành, Phú Hòa, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê và 2 thị trấn: An Châu, Núi Sập.

  • Quyết định 300-CP[3] ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang, chia huyện Châu Thành thành hai huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn
  1. Huyện Châu Thành gồm có các xã An Hòa, Bình Hòa, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành, và thị trấn An Châu.
  2. Ranh giới giữa hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn quy định như sau: Bắt đầu từ giữa lòng kinh Tư Kề (phần giáp ranh với huyện Tri Tôn) nối liền với Kinh Làng, kinh Ba Dầu đến ngã năm Ba Bần theo giữa lòng kinh Long Xuyên đi Rạch giá đến giáp ranh thị xã Long Xuyên.
  3. Sáp nhập xã Bình Thủy của huyện Châu Thành vào huyện Châu Phú
  4. Sáp nhập xã Mỹ Hòa Hưng của huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên
  • Nghị định 76-CP ngày 28 tháng 10 năm 1993 về việc thành lập một số xã thuộc các huyện Châu Thành và Thoại Sơn; theo đó, thành lập xã Bình Thạnh thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Bình Hòa.

Một vài hình ảnh

Chú thích

Bản mẫu:Các huyện thị thuộc tỉnh An Giang Bản mẫu:Tỉnh An Giang Bản mẫu:Huyện thị Đồng bằng sông Cửu Long