Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Thị Ngọc Trinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: Alphama Tool, General fixes
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 29: Dòng 29:
| nơi an táng =
| nơi an táng =
}}
}}
'''Trịnh Thị Ngọc Trinh'''([[chữ Hán]]: 鄭氏玉楨), là một [[hoàng hậu]] [[nhà Lê trung hưng]]. Vợ vua [[Lê Kính Tông]], mẹ vua [[Lê Thần Tông]].
'''Trịnh Thị Ngọc Trinh''' ([[chữ Hán]]: 鄭氏玉楨), là một [[hoàng hậu]] [[nhà Lê trung hưng]]. Vợ vua [[Lê Kính Tông]], mẹ vua [[Lê Thần Tông]].


Bà là hoàng hậu họ Trịnh đầu tiên thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê Trung Hưng]], cho thấy sự khởi đầu kiểm soát hoàng đế của [[chúa Trịnh]].
Bà là hoàng hậu họ Trịnh đầu tiên thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê Trung Hưng]], cho thấy sự khởi đầu kiểm soát hoàng đế của [[chúa Trịnh]].

Phiên bản lúc 15:39, ngày 19 tháng 12 năm 2016

Đoan Từ Hoàng Hậu
Hoàng hậu Việt Nam
Hoàng hậu nhà Lê trung hưng
Tiền nhiệmUy Mục hoàng hậu
Kế nhiệmDiệu Viên Uyên hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hậu Lê
Tiền nhiệmTrịnh thái hậu
Kế nhiệmDiệu Viên thái hậu
Thông tin chung
Sinh
Bình Lăng, Hưng yên
Phu quânLê Kính Tông
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Trịnh Thị Ngọc Trinh
Thụy hiệu
Đoan Từ Huệ hoàng hậu
Tước hiệuĐoan Từ hoàng hậu
Đoan Từ hoàng thái hậu
Hoàng tộcnhà Lê trung hưng

Trịnh Thị Ngọc Trinh (chữ Hán: 鄭氏玉楨), là một hoàng hậu nhà Lê trung hưng. Vợ vua Lê Kính Tông, mẹ vua Lê Thần Tông.

Bà là hoàng hậu họ Trịnh đầu tiên thời Lê Trung Hưng, cho thấy sự khởi đầu kiểm soát hoàng đế của chúa Trịnh.

Tiểu sử

Bà là con gái thứ của Thượng phụ An Bình Vương Trịnh Tùng.

Lê Kính Tông bị ép lấy bà, lập làm Đoan Từ hoàng hậu. Bà sống với vua sinh được con trai là Lê Duy Kỳ, tức Lê Thần Tông sau này.

Kỷ Mùi, Hoằng Định năm thứ 20 (1619), Kính Tông mưu giết Trịnh Tùng nhưng không thành. Khi đó, Kính Tông khóc lóc nói với bà rằng: Ta còn mặt mũi nào mà gặp vương phụ nữa, rồi vua thắt cổ chết.

Lúc đó, có người khuyên chúa Trịnh lập Cường Quận công Lê Trụ, tư cách là con của Bản quốc công Lê Bách, là cháu đích tôn của vua Lê Anh Tông. Nhưng bà khóc lóc với cha rằng: Tiên quân có tội, chứ đứa con có tội gì? Sao lại bỏ con của con mà đi tìm người khác. Nếu phụ vương lập nó, thì đến muôn đời sau kẻ làm vua vẫn là con cháu của phụ vương vậy. Vì thế, Chúa mới lập Duy Kỳ lên ngôi.

Hoàng tử Duy Kỳ lên ngôi ở điện Cần Chính, tôn bà làm Đoan Từ hoàng thái hậu.

Tham khảo

Trịnh Thị Ngọc Trinh
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Uy Mục hoàng hậu
Hoàng hậu Việt Nam Kế nhiệm
Diệu Viên Uyên hoàng hậu