Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tháp Babel”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại VIP using AWB
Dòng 28: Dòng 28:


{{DEFAULTSORT:Tháp Babel}}
{{DEFAULTSORT:Tháp Babel}}

[[Thể loại:Công trình được xây dựng ở Iraq]]
[[Thể loại:Công trình được xây dựng ở Iraq]]
[[Thể loại:Tháp ở Iraq]]
[[Thể loại:Tháp ở Iraq]]

Phiên bản lúc 10:01, ngày 24 tháng 12 năm 2016

Tháp Babel bởi Pieter Brueghel the Elder (1563).
Engraving The Confusion of Tongues bởi Gustave Doré (1865).

Tháp Babel (tiếng Hebrew: מגדל בבלMigdal Bavel tiếng Ả Rập: برج بابلBurj Babil), trong Sách sáng thế,[1] là một ngọn tháp to lớn được xây dựng ở thành phố Babylon (Do Thái: Babel, Tiếng Akkad: Babilu), một thành phố quốc tế điển hình bởi sự hỗn tạp giữa các ngôn ngữ,[2] cũng được gọi là "sự bắt đầu" của vương quốc Nimrod. Theo kinh thánh, một nhóm người là các thế hệ tiếp theo sau Đại hồng thủy, nói cùng một thứ ngôn ngữ và di trú từ phía đông, đã tham gia vào việc xây dựng. Những con người đó quyết định rằng thành phố của họ nên có một cái tháp thật to lớn đến mức "đỉnh của nó chạm đến thiên đường."[3]

Tuy nhiên, Tháp Babel không được xây dựng để thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng là để thể hiện sự huy hoàng của con người, để "đặt tên" cho người xây tháp,: "Sau đó họ nói, 'Đến đây, chúng ta xây dựng một thành phố của riêng chúng ta, và một ngọn tháp với đỉnh của nó chạm tới thiên đường, và chúng ta hãy đặt tên cho chính chúng ta; nếu không, chúng ta sẽ phân tán khắp nơi trên mặt đất.'" (Genesis 11:4). "5 Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. 6 Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. 7 Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. 8 Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. 9 Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên,(i) vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất." (Kinh Thánh, Sáng Thế Ký 11:9).

Vườn treo Babylon, một bản khắc bởi Martin Heemskerck, mô tả tháp Babel trong nền.

Tháp Babel thường được kết hợp với các kiến trúc được biết đến, đáng kể là Etemenanki, mộ ziggurat được dâng hiến cho Marduk bởi Nabopolassar (c. 610 BC). Một câu chuyện của Người Sumer có nhiều đặc tính tương tự trong Enmerkar and the Lord of Aratta.

Tham khảo

  •  “Babel” . Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911.
  • Pr. Diego Duran, Historia Antiqua de la Nueva Espana (Madrid, 1585)
  • Ixtilxochitl, Don Ferdinand d'Alva, Historia Chichimeca, 1658
  • Lord Kingsborough, Antiquities of Mexico, vol. 9
  • H.H. Bancroft, Native Races of the Pacific States (New York, 1874)
  • Klaus Seybold, Der Turmbau zu Babel: Zur Entstehung von Genesis XI 1-9, Vetus Testamentum (1976).
  • Samuel Noah Kramer, The "Babel of Tongues": A Sumerian Version, Journal of the American Oriental Society (1968).

Ghi chú

  1. ^ Book of Genesis, Chapter 11
  2. ^ Harris, Stephen L., Understanding the Bible. Palo Alto: Mayfield. 1985.
  3. ^ Do Thái: וְרֹאשׁוֹ בַשָּׁמַיִם

Liên kết ngoài