Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tần Hiến công”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 34: Dòng 34:
| hoàng tộc = [[tần (nước)|nước Tần]]
| hoàng tộc = [[tần (nước)|nước Tần]]
| kiểu hoàng tộc = chư hầu
| kiểu hoàng tộc = chư hầu
| tên đầy đủ = Doanh Sư Thấp
| tên đầy đủ = Doanh Hộ
| kiểu tên đầy đủ =
| kiểu tên đầy đủ =
| tước vị đầy đủ = Tần Hiến công
| tước vị đầy đủ = Tần Hiến công

Phiên bản lúc 01:46, ngày 1 tháng 1 năm 2017

Tần Hiến công
秦献公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tần
Trị vì384 TCN-362 TCN
Tiền nhiệmTần Xuất công
Kế nhiệmTần Hiếu công
Thông tin chung
Sinh424 TCN
Mất362 TCN
Trung Quốc
Hậu duệTần Hiếu công
Tên đầy đủ
Doanh Hộ
Tước vịTần Hiến công
chư hầunước Tần
Thân phụTần Linh công

Tần Hiến công (chữ Hán: 秦献公, trị vì 384 TCN-362 TCN[1][2]), còn gọi là Tần Nguyên Hiến công (秦元献公) hay Tần Nguyên vương (秦元王), là vị quân chủ thứ 29 của nước Tần-chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Ông tên thật là Doanh Hộ , sinh năm 424 TCN, là con trai út của Tần Linh công.

Lên ngôi vua

Năm 400 TCN, Giản công chết, con là Tần Huệ công lên nối ngôi và tại vị 13 năm thì mất, con là Tần Xuất công lên ngôi, nhưng tuổi còn nhỏ nên Thái hậu nhiếp chính. Sư Thấp đang ở nước Ngụy, có ý định về nước, bèn đến Trịnh Huyền (nay là Thiểm Tây), nhưng sau đó bị thái hậu ép chạy sang Tây Nhung, được Khuất Cải đón về Tần. Thái hậu cho quân truy nã Sư Thấp, nhưng quân truy nã ngả theo ông. Năm 385 TCN, Thứ trưởng nước Tần giết Tần Xuất công và đón ông về Ung Thành[3] lập làm vua, tức Tần Hiến công.

Cải cách

Bỏ tục tuẫn táng

Ngay năm 384 TCN, Hiến công ra lệnh bãi bỏ việc việc tuẫn táng cho các vị quân chủ, việc này bắt đầu từ thời Tần Vũ công, ông vua được chôn chung với 66 người năm 678 TCN. Tần Mục công, vị vua thứ 14, cũng có tới 177 người bị đem chôn chung năm 621 TCN, bao gồm cả những vị quan nổi tiếng. Sau đó nhiều người đã lên án việc này nhưng thực tế nó vẫn tiếp tục được thi hành trong hơn hai thế kỷ cho đến khi bị Hiến công bãi bỏ. Một số người đánh giá cao việc bãi bỏ chế độ tuẫn táng.

Dời đô

Năm 383 TCN, Tần Hiến công thiên đô đến Nhạc Dương (栎阳, ngày nay thuộc Tây An). Việc dời đô này giúp nước Tần tiến đến gần hơn các nước Nguỵ, HànTriệu, tạo điều kiện phát triển thương mại và làm suy yếu các dòng họ quý tộc ở kinh đô cũ.

Lập quận huyện

Tần Hiến công thành lập các quận huyện, do các quan chức được triều đình bộ nhiệm quản lí. Đây là một cải cách nổi tiếng, góp phần xoá bỏ những thái ấp do những công thần đảm nhận và theo chế độ cha truyền con nới. Nó cũng làm tăng cường sức mạnh của chính quyền trung ương, và làm nước Tần mạnh dần lên, góp phần cho sự thống nhất Trung Quốc sau này.

Chiến tranh với Nguỵ

Năm 364 TCN, Tần và Ngụy giao chiến và quân đội Tần đã đánh thắng được quốc gia mạnh nhất Trung Nguyên vào thời điểm đó. Chu Liệt Vương sai sứ chúc mừng và Tần, phong cho làm bá chủ.

Năm 362 TCN, Tần Hiến công lại giao tranh với quân Ngụy ở Thiếu Lương, bắt sống tướng là Công Tôn Tọa.

Qua đời

Tần Hiến công trị vì 23 năm và qua đời năm 362 TCN ở tuổi 62. Con là Cừ Lương nối ngôi, tức là Tần Hiếu công.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử kí Tư Mã Thiên, Tần bản kỉ
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới

Chú thích

  1. ^ Sử ký, Tần bản kỷ
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 38
  3. ^ Kinh đô nước Tần thời đó, nay thuộc Thiểm Tây
Tần Hiến công
Mất: , 362 TCN
Tước hiệu
Tiền nhiệm
EM HỌ Tần Xuất công
Vua nước Tần
384 TCN362 TCN
Kế nhiệm
CON: Tần Hiếu công