Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công tố viên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 69: Dòng 69:
{{sơ khai luật pháp}}
{{sơ khai luật pháp}}


[[Thể loại:Nghề nghiệp]]
[[Thể loại:Luật hình sự]]
[[Thể loại:Luật hình sự]]
[[Thể loại:Chức vụ chính phủ]]
[[Thể loại:Chức vụ chính phủ]]

Phiên bản lúc 13:06, ngày 16 tháng 2 năm 2017

Công tố viên hay kiểm sát viên là người của cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự trong các phiên tòa xét xử.

Công tố viên là trưởng đại diện pháp lý của quá trình truy tố trong các quốc gia theo hệ thống đối tụng thông luật hoặc hệ thống tố tụng thẩm vấn. Các công tố là bên chịu trách nhiệm pháp lý buộc tội trong một phiên tòa hình sự đối với một cá nhân bị tố cáo vi phạm pháp luật.

Các công tố viên thường là luật sư có bằng đại học luật, và được tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận là chuyên gia pháp lý, trong đó họ có ý định để đại diện cho xã hội (có nghĩa là họ đã được thừa nhận ở phiên tòa).

Họ thường chỉ tham gia vào một vụ án hình sự khi một khi nghi phạm đã được xác định và các cáo buộc cần phải được đưa ra bởi cơ quan điều tra. Công tố viên có thể thuộc về các cơ quan công tố khác nhau tùy theo quốc gia. Tại một số quốc gia, cơ quan quan công tố thuộc Bộ Tư pháp như Mỹ, Pháp, Ba Lan, Nhật Bản. Một só nước khác cơ quan công tố thuộc Tòa án như Tây Ban Nha, Ý. Nhóm các nước có hệ thống cơ quan công tố riêng biệt nằm dưới sự giám sát của nghị viện, Quốc hội gồm các nước Xã hội chủ nghĩa (thường có tên là Viện Kiểm sát), các nước ở Đông Âu (cũ) và các nước Cộng hòa Liên bang thuộc Liên Xô trước đây. Ở Việt Nam, kiểm sát viên thuộc quản lý của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, là cơ quan pháp luật quan trọng được quy định trong nhiều văn bản từ Hiến pháp đến các văn bản thấp hơn.Viên kiểm sát nhân dân các cấp chịu sự chỉ đạo tập trung-thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao , thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (đièu tra,xét xử , thi hành án) của các cơ quan tư pháp ( công an , tòa án , cơ quan thi hành án ) .

Kiểm soát viên còn được gọi là Công tố viên biện lý hoặc luật sư buộc tội.

Nhiệm vụ & Quyền hạn của công tố viên:

- Kiểm soát việc khởi tố, các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của công an điều tra.

- Nêu ra những yêu cầu trong điều tra

- Triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn nhân sự, bị đơn nhân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

- Giám sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam

- Tham gia phiên tòa, đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm soát liên quan đến việc giải quyết vụ án, hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

- Giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm soát các bản án, quyết định của Tòa án.

- Kiểm soát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm soát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm soát.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng Viện kiểm soát về những hành vi và quyết định của mình.

Yêu cầu về KIẾN THỨC & KĨ NĂNG:

- Hiểu về nội dung công việc của cảnh sát, đặt biệt là công tác điều tra tội phạm.

- Nắm vững luật.

- Nắm rõ trình tự hoạt động của một phiên tòa, thủ tục tiến hành tố tụng.

- Có vốn hiểu biết về những nền văn hóa khác nhau.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng phân tích thông tin và chuẩn bị những văn bản báo cáo bằng văn bản và bằng lời.

- Kĩ năng giao tế nhân sự, bao gồm kĩ năng phỏng vấn.

- Kĩ năng tranh biện trước tòa.

- Kĩ năng hùng biện và nói trước đám đông.

- Kĩ năng thuyết phục.

  • Việc đào tạo Công tố viên của chúng ta có phần khác biệt với nhiều nước trên Thế giớ. Đa số các công tố viên của chúng ta xuất phát từ các trường đào tạo an ninh và cảnh sát, trong khi Công tố viên các nước khác buộc phải xuất thân từ trường Luật, trải qua các khóa đào tạo tập sự về chuyên ngành công tố trong khung thời gian quy định.

Quan hệ công tác:

Các kiểm soát viên có nhiều mối quan hệ với nhiều người khác nhau:

  • Nhân viên cảnh sát, các điều tra viên
  • Thẩm phán
  • Nhân viên Công tác xã hội
  • Luật sư và nhân viên tòa án
  • Viên chức các ban ngành có liên quan đến công việc.
  • Quần chúng (những người có liên quan đến công việc)

Chú thích

Tham khảo