Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10: Dòng 10:


<div style="float:left; width:50%;"> <!-- This width add to the margin below to equal 100%-->
<div style="float:left; width:50%;"> <!-- This width add to the margin below to equal 100%-->
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Bài viết chọn lọc|Bài viết chọn lọc]]|subpage=Bài viết chọn lọc|max=3}}
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Bài viết chọn lọc|Bài viết chọn lọc]]|subpage=Bài viết chọn lọc|max=20}}
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc|Nhân vật chọn lọc]]|subpage=Nhân vật chọn lọc|max=18}}
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc|Nhân vật chọn lọc]]|subpage=Nhân vật chọn lọc|max=18}}
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Bạn có biết|Bạn có biết...]]|subpage=Bạn có biết|max=11}}
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Bạn có biết|Bạn có biết...]]|subpage=Bạn có biết|max=18}}
</div>
</div>



Phiên bản lúc 11:59, ngày 21 tháng 2 năm 2017

Cổng tri thức Lịch sử

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Quân đội Đức tiến vào thủ đô Amsterdam của Hà Lan.

Trận Hà Lan là một phần trong "kế hoạch màu vàng" - cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp (Bỉ, Luxembourg, Hà Lan) và Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trận chiến bắt đầu ngày 10 và kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1940 khi quân đội chính quy của Hà Lan ra hàng Đức, và Hà Lan trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên rơi vào tay quân đội Đức Quốc xã. Trong trận chiến nước Pháp thì đây là chiến dịch quân sự ngắn nhất và ít thiệt hại nhất đối với Đức. Riêng lực lượng của Hà Lan tại tỉnh Zeeland còn tiếp tục kháng cự với Wehrmacht cho đến ngày 17 tháng 5, khi mà Đức Quốc xã hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ.

Trận Hà Lan là một trong những trường hợp đầu tiên quân dù được sử dụng để đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trước khi bộ binh tiếp cận mục tiêu. Không quân Đức đã huy động lực lượng lính dù nhằm đánh chiếm nhiều sân bay lớn của Hà Lan ở trong và xung quanh các thành phố chính như Rotterdam và Den Haag để nhanh chóng tràn ngập quốc gia này và vô hiệu hóa các lực lượng của Hà Lan.

Trận chiến đã kết thúc ngay sau cuộc oanh tạc Rotterdam của không quân Đức cùng với mối đe doạ tiếp đó của Đức về việc hủy diệt các thành phố lớn của Hà Lan bằng các đòn ném bom khủng bố huỷ diệt nếu quốc gia này không chịu khuất phục. Bộ Tư lệnh tối cao Hà Lan, biết rằng không thể ngăn chặn được các máy bay ném bom của đối phương, đã quyết định đầu hàng để tránh cho các thành phố khác của mình phải chịu số phận tương tự. Đức Quốc Xã sau đó đã chiếm đóng Hà Lan, cùng với nước Pháp và các quốc gia Vùng Đất Thấp khác; cho đến khi lãnh thổ Hà Lan được hoàn toàn giải phóng tháng 5 năm 1945. [ Đọc tiếp ]

Hoàng đế Gia Long

Hoàng đế Gia Long (1762–1820, tên húy Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh) là hoàng đế đầu tiên và là người thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Là cháu trai của vị chúa Nguyễn cuối cùng, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm LaPháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp. [ Đọc tiếp ]

Basileios I trên lưng ngựa (tranh lấy từ biên niên sử Chronikon của Ioannis Skylitzes)
Basileios I trên lưng ngựa (tranh lấy từ biên niên sử Chronikon của Ioannis Skylitzes)

Chiến tranh Pháp-Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Việt NamĐế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.

Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó.

Sau khi giao chiến một thời gian, quân Pháp đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hòa ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung KỳNam Kỳ dưới ba chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát. [ Đọc tiếp ]

Trong những hoàn cảnh khác nhau, tình cảm của nhân loại biến ảo vô thường làm sao! Những thứ hôm nay chúng ta thích, thường là những thứ ngày mai chúng ta ghét, những thứ hôm nay chúng ta theo đuổi thường là những thứ ngày mai chúng ta né tránh, những thứ hôm nay chúng ta mong muốn thường là những thứ ngày mai chúng ta sợ hãi, thậm chí là hồn siêu phách lạc.

— Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ngày này năm xưa

DNA

25 tháng 4: Ngày Sốt rét Thế giới, ngày DNA (hình), ngày ANZAC tại Úc và New Zealand.

Độ phân giải tối đa:2.644 × 1.610điểm ảnh
Độ phân giải tối đa:2.644 × 1.610điểm ảnh
Bức tranh Đệ nhất tổng tài vượt dãy Anpơ trên đèo Grand-Saint-Bernard do Jacques-Louis David vẽ vào năm 1800, hiện đang được trưng bày tại Lâu đài Malmaison, Rueil-Malmaison.

Họa sĩ: Jacques-Louis David

Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Các đề tài

Các thể loại

Trên các dự án Wikimedia