Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Megalodon”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.190.234.201 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của PhanAnh123
Dòng 73: Dòng 73:


[[Thể loại:Carcharodon|M]]
[[Thể loại:Carcharodon|M]]
[[Thể loại:Cuộc sống thời tiền sử]]
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1843]]
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1843]]
[[Thể loại:Cá mập tuyệt chủng]]
[[Thể loại:Cá mập tuyệt chủng]]
[[Thể loại:Kỷ Paleogen]]
[[Thể loại:Cá kỷ Paleogen]]
[[Thể loại:Cuộc sống thời tiền sử]]
[[Thể loại: kỷ Neogen]]
[[Thể loại:Kỷ Neogen]]
[[Thể loại:Động vật thế Pliocen]]
[[Thể loại:Động vật thế Pliocen]]

Phiên bản lúc 13:10, ngày 11 tháng 3 năm 2017

Megalodon
Thời điểm hóa thạch: Miocen giữa-Pliocen muộn, 15.9–2.6 triệu năm trước đây
Mô hình hàm megalodon tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Chondrichthyes
Phân lớp (subclass)Elasmobranchii
Bộ (ordo)Lamniformes
Họ (familia)Lamnidae hoặc †Otodontidae
Chi (genus)Carcharodon hoặc †Carcharocles
Loài (species)C. megalodon
Danh pháp hai phần
Carcharodon megalodon hoặc Carcharocles megalodon
Carcharodon megalodon, Agassiz, 1843
Danh pháp đồng nghĩa
  • Procarcharodon megalodon Casier, 1960
  • Megaselachus megalodon Glikman, 1964
  • Otodus megalodon Agassiz, 1843

Megalodon (/ˈmɛɡəl[invalid input: 'ɵ']dɒn/ MEG-ə-lə-don hoặc /ˈmɡəl[invalid input: 'ɵ']dɒn/ MAY-ghə-lə-don; nghĩa là "răng lớn" từ tiếng Hy Lạp cổ đại) là một loài cá mập đã tuyệt chủng sống cách nay khoảng 15.9 tới 2.6 triệu năm, vào thời kỳ Đại Tân Sinh (Miocen giữa tới Pliocen muộn).[1]

Việc phân loài của C. megalodon là đề tài tranh luận trong gần một thế kỷ, và vẫn chưa thống nhất. Hai các phân loại phổ biến là Carcharodon megalodon (thuộc họ Lamnidae) và Carcharocles megalodon (thuộc họ Otodontidae).[2] Do đó, danh pháp khoa học của loài này thường được giản lược thành C. megalodon trong văn hóa đại chúng.

C. megalodon được xem là một trong những động vật có xương sống lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên,[3] và có lẽ từng có tác động lớn đến cấu trúc của đời sống đại dương.[4] Hóa thạch gợi ý rằng loài cá mập khổng lồ này có thể đạt chiều dài 18 mét (59 ft),[1] và cũng cho thấy nó có phạm vi phân bố toàn cầu.[2] Các nhà khoa học cho rằng C. megalodon có bề ngoài to lớn như phiên bản khổng lồ của cá mập trắng lớn, Carcharodon carcharias.[5]

Phát hiện

Răng

Hình minh họa đầu cá mập của Nicolaus Steno trong tác phẩm The Head of a Shark Dissected.

Theo các ghi chép từ thời kỳ Phục Hưng, những răng hóa thạch hình tam giác khổng lồ thường bị tin rằng là lưỡi hóa đá, hoặc răng, của rồngrắn. Năm 1667, nhà tự nhiên học người Đan Mạch Nicolaus Steno, đã nhận định lại rằng đây là răng cá mập, và đã vẽ một hình minh họa đầu cá mập với rất nhiều răng.[6] Ông mô tả phát hiện này trong quyển The Head of a Shark Dissected.[7]

Phân loại

Nhà tự nhiên học người Thụy Sĩ Louis Agassiz đặt cho loài cá mập này tên khoa học đầu tiên, Carcharodon megalodon, năm 1835,[8] trong tác phẩm nghiên cứu Recherches sur les poissons fossiles[9] (Research on fossil fish) mà ông hoàn thành năm 1843. Răng megalodon về mặt hình thái giống với răng cá mập trắng lớn. Bằng sự quan sát này, Agassiz xếp megalodon vào chi Carcharodon.[8] Danh pháp khoa học C. megalodon thường được giải nghĩa là "cá mập răng khổng lồ",[5] "cá mập trắng khổng lồ"[10] hoặc "cá mập quái vật".[11]

Hóa thạch

Hóa thạch chủ yếu của C. megalodonrăngcột sống.[5] Giống mọi loài cá mập, bộ xương C. megalodon được cấu tạo từ sụn chứ không phải xương thông thường; điều này làm các mẫu vật bị bảo quản rất tệ.[12] Dù những dấu vết cổ nhất của megalodon có niên đại từ các địa tầng thế Oligocen muộn, khoảng 28 triệu năm trước,[13][14] thường thì người ta cho rằng loài này bắt đầu xuất hiện vào thế Miocen giữa, chừng 15.9 triệu năm trước.[1] Mặc dù các địa tầng kéo dài khỏi biên giới Phân đại Đệ tam thường thiếu vắng hóa thạch megalodon,[5] nhưng chúng đã được báo cáo có mặt trong các địa tàng thế Pleistocen sau đó.[15] C. megalodon tuyệt chủng vào cuối thế Pliocen, có thể khoảng 2.6 triệu năm trước;[1] răng C. megalodon thời kỳ sau Pliocen được cho là hóa thạch giả.[12] C. megalodon có phạm vi phân bố toàn cầu, hóa thạch được khai quật tại nhiều nơi trên thế giới, gồm châu Âu, châu Phi, cả BắcNam Mỹ,[5][7] cũng như Puerto Rico,[16] Cuba,[17] Jamaica,[18] quần đảo Canary,[19] Úc,[20] New Zealand,[21] Nhật Bản,[5][7] Malta,[21] Grenadines[22]Ấn Độ.[7] Răng megalodon đã được tìm thấy tại các vùng đất rất xa bờ, như rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.[21]

Răng megalodon với hai chiếc răng của cá mập trắng lớn.

Hóa thạch megalodon phổ biến nhất là răng. Các đặc điểm là: dạng hình tam giác,[2] cấu trúc thẳng,[5] kích thước lớn,[2] có răng cưa dọc các rìa.[2] Megalodon có răng to nhất trong tất cả các loài cá mập được biết đến.[21]

Vài hóa thạch cột sống đã được tìm thấy.[7] Nổi bật nhất là cột sống được bảo quản một phần của một cá thể, khải quật tại Antwerp, Bỉ bởi M. Leriche năm 1926. Nó gồm 150 đốt sống trung tâm, đường kính mỗi đốt từ 55 milimét (2,2 in) tới 155 milimét (6,1 in).[5] Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có thể có đốt sống còn lớn lớn.[5] Cột sống được bảo quản một phần của một cá thể khác đã được tìm ra tại Gram clay, Đan Mạch bởi Bendix-Almgeen năm 1983. Mẫu vật này gồm 20 đốt sống, đường kính mỗi đốt từ 100 milimét (3,9 in) tới 230 milimét (9,1 in).[23]

Phân loại

Sau nhiều thập niên nghiên cứu và xem xét, phát sinh loài của C. megalodon vẫn chưa được thống nhất.[8][24] Nhiều nhà nghiên cứu cá mập (e.g. J. E. Randall, A. P. Klimley, D. G. Ainley, M. D. Gottfried, L. J. V. Compagno, S. C. Bowman, and R. W. Purdy) khẳng định C. megalodon là họ hàng gần của cá mập trắng lớn. Tuy nhiên, số khác (e.g. D. S. Jordan, H. Hannibal, E. Casier, C. DeMuizon, T. J. DeVries, D. Ward, and H. Cappetta) xem tiến hóa hội tụ là nguyên nhân của sự giống nhau giữa hai loài. Carcharocles nhận được sự ủng hộ đáng kể.[25] Nhưng phiên bản phân loại đầu tiên vẫn được chấp nhận rộng rãi.[8]

Giải phẫu

Hình phục dựng

Trong số các loài hiện nay, cá mập trắng lớn giống nhất với megalodon.[2] Việc thiếu bộ xương hóa thạch được bảo quản tốt dẫn đến việc các nhà khoa học lấy cá mập trắng lớn làm cơ sở cho việc phục dựng và ước tính kích thước.[5]

Ước tính kích thước

Do những dấu vết rời rạc, kích thước được ước tính của C. megalodon thường thay đổi.[21] Tuy nhiên, cộng đồng khoa học công nhận C. megalodon lớn hơn cá mập voi, Rhincodon typus.

Chiều dài

Bashford Dean là người đầu tiên thử phục dựng một bộ hàm megalodon vào năm 1909. Từ bộ hàm này, người ta có giả thuyết rằng C. megalodon có thể đạt 30 mét (98 ft).[26] Những hiểu biết hiện nay về bộ răng và cấu trúc cơ thịt,[26] khiến người ta giảm kích thước mô hình hàm của Dea xuống còn 70 % kích thước gốc.[26]

Vào thập niên 1990, Patrick J. Schembri và Staphon Papson cho rằng C. megalodon có thể đạt chiều dài tối đa toàn cơ thể khoảng 24 đến 25 mét (79 đến 82 ft),[27][28] tuy nhiên Michael D. Gottfried và đồng nghiệp đề xuất C. megalodon có vẻ chỉ đạt chiều dài tối đa là 20,3 mét (67 ft).[3][5][29] Hiện nay, ước tính được công nhận nhiều nhất là C. megalodon đạt chiều dài hơn 16 mét (52 ft).[2][3][29][30]

Chú thích

  1. ^ a b c d doi:10.1371/journal.pone.0111086
    Hoàn thành chú thích này
  2. ^ a b c d e f g Pimiento, Catalina; Dana J. Ehret; Bruce J. MacFadden; Gordon Hubbell (ngày 10 tháng 5 năm 2010). Stepanova, Anna (biên tập). “Ancient Nursery Area for the Extinct Giant Shark Megalodon from the Miocene of Panama”. PLoS ONE. Panama: PLoS.org. 5 (5): e10552. Bibcode:2010PLoSO...510552P. doi:10.1371/journal.pone.0010552. PMC 2866656. PMID 20479893. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ a b c Wroe, S.; Huber, D. R.; Lowry, M.; McHenry, C.; Moreno, K.; Clausen, P.; Ferrara, T. L.; Cunningham, E.; Dean, M. N.; Summers, A. P. (2008). “Three-dimensional computer analysis of white shark jaw mechanics: how hard can a great white bite?” (PDF). Journal of Zoology. 276 (4): 336–342. doi:10.1111/j.1469-7998.2008.00494.x.
  4. ^ Lambert, Olivier (ngày 1 tháng 7 năm 2010). “The giant bite of a new raptorial sperm whale from the Miocene epoch of Peru”. Nature. Peru. 466 (7302): 105–108. Bibcode:2010Natur.466..105L. doi:10.1038/nature09067. PMID 20596020. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  5. ^ a b c d e f g h i j k Klimley, Peter; Ainley, David (1996). Great White Sharks: The Biology of Carcharodon carcharias. Academic Press. ISBN 0-12-415031-4.
  6. ^ Haven, Kendall (1997). 100 Greatest Science Discoveries of All Time. Libraries Unlimited. tr. 25–26. ISBN 1-59158-265-2.
  7. ^ a b c d e Bruner, J. C. (Sep–Oct 1997). “The Megatooth shark, Carcharodon megalodon: Rough toothed, huge toothed”. Mundo Marino Revista Internacional de Vida (non-refereed). Marina. 5: 6–11. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ a b c d Nyberg K.G, Ciampaglio C.N, Wray G.A (2006). “Tracing the ancestry of the Great White Shark”. Journal of Vertebrate Paleontology. 26 (4): 806–814. doi:10.1671/0272-4634(2006)26[806:TTAOTG]2.0.CO;2. ISSN 0272-4634. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Agassiz, Louis (1833–1843). Recherches sur les poissons fossiles... / par Louis Agassiz. Neuchatel:Petitpierre. tr. 41. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  10. ^ Augilera, Orangel A.; García, Luis; Cozzuol, Mario A. (2008). “Giant-toothed white sharks and cetacean trophic interaction from the Pliocene Caribbean Paraguaná Formation”. Paläontologische Zeitschrift. Springer Berlin. 82 (2): 204–208. doi:10.1007/BF02988410.
  11. ^ Narrated by: Robert Leigh (27 tháng 4 năm 2009). “Monster Shark”. Prehistoric Predators. National Geographic.
  12. ^ a b Roesch, Ben (1998). “The Cryptozoology Review: A Critical Evaluation of the Supposed Contemporary Existence of Carcharocles megalodon. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  13. ^ Hideo, Habe; Mastatoshi, Goto; Naotomo, Kaneko (22 tháng 3 năm 2004). “Age of Carcharocles megalodon (Lamniformes: Otodontidae): A review of the stratigraphic records”. The Palaeontological Society of Japan (PSJ). Japan. 75 (75): 7–15. ISSN 0022-9202.
  14. ^ Gottfried M.D., Fordyce R.E. (2001). “An associated specimen of Carcharodon angustidens (Chondrichthyes, Lamnidae) from the Late Oligocene of New Zealand, with comments on Carcharodon interrelationships”. Journal of Vertebrate Paleontology. 21 (4): 730–739. doi:10.1671/0272-4634(2001)021[0730:AASOCA]2.0.CO;2. ISSN 0272-4634.
  15. ^ Brown, Robin (2008). Florida's Fossils. Pineapple Press. ISBN 978-1-56164-409-4.
  16. ^ Nieves-Rivera, Angel M.; Ruizyantin, Maria; Gottfried, Michael D. (2003). “New Record of the Lamnid Shark Carcharodon megalodon from the Middle Miocene of Puerto Rico”. Caribbean Journal of Science. 39: 223–227.
  17. ^ Iturralde-Vinent, M.; Hubbell, G.; Rojas, R. (1996). “Catalogue of Cuban fossil Elasmobranchii (Paleocene to Pliocene) and paleogeographic implications of their Lower to Middle Miocene occurrence” (PDF). Boletín de la Sociedad Jamaicana de Geología. Cuba. 31: 7–21. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.
  18. ^ Donovan, Stephen; Gavin, Gunter (2001). Fossil sharks from Jamaica (PDF). 28. Bulletin of the Mizunami Fossil Museum: 211–215. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  19. ^ Identifican en Canarias fósiles de 'megalodón', el tiburón más grande que ha existido
  20. ^ Fitzgerald, Erich (2004). “A review of the Tertiary fossil Cetacea (Mammalia) localities in Australia” (PDF). Memoirs of Museum Victoria. Australia: Museum Victoria. 61 (2): 183–208. ISSN 1447-2554. Truy cập tháng 3 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  21. ^ a b c d e Renz, Mark (2002). Megalodon: Hunting the Hunter. PaleoPress. ISBN 0-9719477-0-8.
  22. ^ Portell, Roger; Hubell, Gordon; Donovan, Stephen; Green, Jeremy; Harper, David; Pickerill, Ron (2008). Miocene sharks in the Kendeace and Grand Bay formations of Carriacou, The Grenadines, Lesser Antilles (PDF). 44 (3). Caribbean Journal of Science: 279–286. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  23. ^ Bendix-Almgreen, Svend Erik (ngày 15 tháng 11 năm 1983). “Carcharodon megalodon from the Upper Miocene of Denmark, with comments on elasmobranch tooth enameloid: coronoi'n” (PDF). Bulletin of the Geological Society of Denmark. Copenhagen: Geologisk Museum. 32: 1–32. Truy cập tháng 3 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  24. ^ Ehret D. J., Hubbell G., Macfadden B. J. (2009). “Exceptional preservation of the white shark Carcharodon from the early Pliocene of Peru” (PDF). Journal of Vertebrate Paleontology. 29 (1): 1–13. doi:10.1671/039.029.0113.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ Andres, Lutz (2002). “C. megalodon — Megatooth Shark, Carcharodon versus Carcharocles”. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
  26. ^ a b c Helfman, Gene; Collette, Bruce; Facey, Douglas (1997). The diversity of fishes. Wiley Blackwell. ISBN 978-0-86542-256-8.
  27. ^ Schembri, Patrick (1994). “MALTA'S NATURAL HERITAGE” (PDF). Natural Heritage. in. MALTA: University of MALTA: 105–124. Truy cập tháng 3 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  28. ^ Papson, Stephen (1992). “Copyright: Cross the Fin Line of Terror”. Journal of American Culture. 15 (4): 67–81. doi:10.1111/j.1542-734X.1992.1504_67.xBản mẫu:Inconsistent citationsQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  29. ^ a b Compagno, Leonard J. V. (2002). SHARKS OF THE WORLD: An Annotated and Illustrated Catalogue of Shark Species Known to Date. Rome: Food & Agriculture Organization of the United Nations. tr. 97. ISBN 92-5-104543-7.
  30. ^ Pimiento, Catalina; Gerardo González-Barba; Dana J. Ehret; Austin J. W. Hendy; Bruce J. MacFadden; Carlos Jaramillo (2013). “Sharks and Rays (Chondrichthyes, Elasmobranchii) from the Late Miocene Gatun Formation of Panama” (PDF). Journal of Paleontology. 87 (5): 755–774. doi:10.1666/12-117.

Tham khảo

  • Bretton W. Kent (1994). Fossil Sharks of the Chesapeake Bay Region. Egan Rees & Boyer, Inc. 146 pages. ISBN 1-881620-01-8
  • Dickson, K. A.; Graham, J. B. (2004). “Evolution and consequences of endothermy in fishes”. Physiological and Biochemical Zoology. 77 (6): 998–1018. doi:10.1086/423743. PMID 15674772.

Tham khảo