Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mã Hy Quảng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thông tin nhân vật hoàng gia | tên = Mã Hy Quảng | tước vị = Sở vương | thêm =china | hình = | cỡ hình = | ghi chú hình= | chức v…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 17:07, ngày 23 tháng 4 năm 2017

Mã Hy Quảng
Sở vương
Quân chủ nước Sở
Tại vị2 tháng 6 năm 947 (ngày nắm quyền)[1][2]/31 tháng 7 năm 947 (được lập làm Sở vương)[1][2] – 21 tháng 1 năm 951[3][2]
Tiền nhiệmMã Hy Phạm
Kế nhiệmMã Hy Ngạc
Thông tin chung
Mất25 tháng 1 năm 951
Trường Sa
Niên hiệu
Không (sử dụng các niên hiệu của Hậu Hán)
Thân phụMã Ân
Thân mẫuTrần phu nhân

Mã Hy Quảng (giản thể: 马希广; phồn thể: 馬希廣; bính âm: Mǎ Xīguǎng, ?-25 tháng 1 năm 951[2][3]), tự Đức Phi (德丕), là quân chủ thứ tư của nước Sở thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Thân thế

Mã Hy Quảng là con trai thứ 35 của Mã Ân- người lập ra nước Sở,[4] và là em trai cùng mẹ với Mã Hy Phạm- con trai thứ tư của Mã Ân,[5] hai người là con của Trần phu nhân.[4] Khi Mã Ân qua đời vào năm 930, ông di mệnh các con phải truyền lại ngôi vị cho huynh đệ,[6] Do đó, Mã Hy Phạm kế vị Mã Hy Thanh khi người này mất vào năm 932.[7] Mã Hy Quảng là người có tính cẩn thận và quy thuận, do đó Mã Hy Phạm hết sức yêu mến.[4]

Đến năm 947, Mã Hy Quảng lúc này có chức tước là Vũ An (武安, trị sở tại thủ đô Trường Sa của Sở) tiết độ phó sứ (Mã Hy Phạm là tiết độ sứ), Thiên Sách phủ đô uý (Mã Hy Phạm là Thiên Sách thượng tướng quân), và Trấn Nam (鎮南, trị sở nay thuộc Nam Xương, Giang Tây — một tước hiệu danh dự do Trấn Nam là đất của Nam Đường) tiết độ sứ. Mã Hy Phạm cho ông xử lý các vấn đề khác nhau. Đêm ngày Nhâm Thìn (8) tháng 5 năm Đinh Mùi (30 tháng 5 năm 947), Mã Hy Phạm qua đời. Tướng tá của Sở thảo luận về việc chọn người kế vị, Đô chủ huy sở Trương Thiếu Địch, Đô áp nha Viên Hữu Cung ủng hộ Vũ Bình(武平, trị sở nay thuộc Thường Đức, Hồ Nam) tiết độ sứ- tri Vĩnh châu[c 1] sự Mã Hy Ngạc do là người lớn tuổi nhất trong số các huynh đệ khi đó. Trong khi đó, Thường trực đô chỉ huy sứ Lưu Ngạn Thao, Thiên Sách phủ học sĩ Lý Hoằng Cao, Đặng Ý Văn, Tiểu môn sứ Dương Địch đều muốn lập Mã Hy Quảng. Trương Thiếu Địch nói rằng "Vĩnh châu lớn tuổi và tính khí cứng cỏi, rõ ràng sẽ không chịu ở bên dưới Đô uý. Nếu lập Đô uý, cần phải nghĩ kế lâu dài để chế ngự Vĩnh châu để ông ta thuận theo không thể hành động. Nếu không, xã tắc sẽ lâm nguy." Thiên Sách phủ học sĩ Thác Bạt Hằng (拓拔恆) thì nói "Tam thập ngũ lang tuy xử lý chính sự quân phủ, song Tam thập lang lớn tuổi hơn, thỉnh cầu khiển sứ giả dùng lễ nhượng lại. Nếu không, tất sẽ phát sinh tranh đoan." Tuy nhiên, đám Lưu Ngạn Thao nói rằng "Ngày nay, quân chính trong tay, trời cho không giữ mà để người khác có được, thì sau này chúng ta có thể an toàn được không ?". Mã Hy Quảng nhu nhược, không thể tự quyết. Đến ngày Ất Mùi (11) tháng 5, tức ngày 2 tháng 6, đám Lưu Ngạn Thao tuyên bố theo di mệnh của Mã Hy Phạm lập Mã Hy Quảng làm quân vương. Trương Thiếu Địch nhận định tai hoạ sắp đến, ông và Thác Bạt Hằng đều cáo bệnh không ra ngoài.[1]

Chú thích

  1. ^ 永州, nay thuộc Vĩnh Châu, Hồ Nam
  1. ^ a b c Tư trị thông giám, quyển 287.
  2. ^ a b c d Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  3. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 289.
  4. ^ a b c Thập Quốc Xuân Thu, quyển 69.
  5. ^ Spring and Autumn Annals of the Ten Kingdoms, quyển 68.
  6. ^ Tư trị thông giám, quyển 277.
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 278.