Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khinh công”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sh1minh (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4: Dòng 4:


Một nhà sư [[Thiếu Lâm]] mới đây đã phá kỷ lục về việc vận dụng khinh công để chạy trên mặt nước. [http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2010/07/3BA1DD7D/]
Một nhà sư [[Thiếu Lâm]] mới đây đã phá kỷ lục về việc vận dụng khinh công để chạy trên mặt nước. [http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2010/07/3BA1DD7D/]

== Thành phần 1 - Thế nào là khinh công: ==
Theo định nghĩa thì "khinh" có nghĩa là nhẹ, công ý chỉ sự khổ luyện. Khinh công là [[Kung fu|công phu]] tập luyện làm cho cơ thể người tập đạt tới một sự nhẹ nhàng trong di chuyển, khiến người tập có thể nhảy cao hơn chạy nhanh hơn hay một số lợi ích nữa so với người bình thường.

== Thành phần 2 - Nguyên tắc tập luyện: ==
Tập khinh công không đòi hỏi nhiều điều cao siêu mà quan trọng là ở sự bền bỉ của bản thân người tập. Công phu sẽ suy giảm rất nhanh nếu không thường xuyên tập luyện. Ngoài ra cần phải có một niềm tin mãnh liệt thì mới mau thành tựu.

== Thành phần 3 - Cách tập: ==
Phương pháp tập khinh công thì có rất nhiều và mỗi môn lại có nhiều điểm lợi hại riêng.

=== Thành phần A: ===
Trước tiên người tập ở tư thế bình thường đứng thẳng hai tay buông lỏng, tiếp theo khoát hai tay ra sau gáy đan vào nhau, chậm rãi ngồi xổm xuống sau đó lại đứng dậy càng chậm càng tốt. Ban đầu tập không nên quá nhiều thường lần đầu tập 20 lần đứng lên ngồi xuống, mỗi tuần tăng thêm 10 lần đứng lên ngồi xuống cho tới khi nào đạt 100 cái mà hai chân không có cảm giác mệt mỏi nữa là được.

Khi tập xong không được ngồi mà phải đi lại để khí huyết được lưu thông và cơ bắp không bị cứng nhắc. Công dụng, đây là công phu cơ bản nhập môn của môn khinh công chủ yếu để rèn sức chịu đựng cho hai chân trong tình huống "động" phải hoạt động liên tục.

=== Thành phần B: ===
Tập đứng lên ngồi xuống bằng một chân. Nên tập chân trái trước vì bên trái là huyết bên phải là khí. Huyết hành chậm nên phải hành huyết trước sau đó mới hành khí. Quan trọng là phải để cho hai chân ngang nhau (đây là mấu chốt tối quan trọng) nếu hai chân không tương đương nhau thì công phu khó mà thành tựu.

Về mặt ý thức khi tập có thể tưởng tượng đang đội trời khi đứng lên là đẩy trời lên cao còn khi hạ xuống thì cả bầu trời như đang trên vai.

=== Thành phần C: ===
Tập căn bản thành công thì tăng thêm độ khó bằng cách đeo thêm bao cát để tăng thêm sức chịu đựng cho đôi chân. Đầu tiên đeo mỗi chân 2 kg là 4 kg sau đó mỗi tháng tăng 5 kg là 10 kg. Tập tới khi đeo 55 kg mà vẫn đứng lên ngồi xuống tự nhiên là thành tựu.

=== Thành phần D: ===
Đào một hố ban đầu là 20 cm người tập đứng giữa hố nhảy lên nhảy xuống nhiều lần từ 10 lần 100 lần tới 1000 lần. Mỗi tháng đào hố thêm 20 cm rồi cứ y thế mà tập bao giờ hố sâu 5m mà vẫn nhảy lên nhảy xuống được là thành tựu.

=== Thành phần E: ===
Tập nhảy hố với các bao cát như trên. Bao giờ có thể mang 200 kg mà vẫn nhảy xuống nhảy lên hố bình thường là đại công cáo thành.


==Tham khảo==
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}

{{sơ khai võ thuật}}

Phiên bản lúc 06:03, ngày 14 tháng 5 năm 2017

Khinh công là một hình thức tập luyện sức bật cho đôi chân để đạt được hiệu quả trong di chuyển, đặc biệt trong võ thuật thì khinh công chiếm một vị trí tối quan trọng. Các cao thủ xưa kia từng đánh giá trình độ võ thuật của một người qua khinh công của người đó, vì sao vậy? Khả dĩ trong võ thuật thì cước pháp được xếp vào hàng đầu, mà phi cước chiếm vị trí quan trọng nhất. Chiếm lĩnh được độ cao thế tấn công như vũ bão là then chốt. Phi như rồng lượn cước như hổ vồ, thế trùng trùng quả là cao diệu. Ngoài ra kinh công còn có ích lợi trong những tình huống hiểm nguy, dùng bộ pháp nhanh nhẹn thoát thân. Các tiểu thuyết võ hiệp thường quá hư cấu khiến khinh công thành một lĩnh vực mang màu sắc thần kì. Thực tế thì không hẳn là như vậy, tuy không thể đạt tới trình độ phi thân nhanh như một mũi tên hay đạp trên mặt nước v.v... nhưng nếu chăm chỉ rèn luyện thì cũng có những lợi ích to lớn cho sức khỏe cũng như cho khả năng chiến đấu.

Một nhà sư Thiếu Lâm mới đây đã phá kỷ lục về việc vận dụng khinh công để chạy trên mặt nước. [1]

Tham khảo