Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Trà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 30: Dòng 30:
{{tham khảo|3. Quyết định số 2163/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2016: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030=http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2163-QD-TTg-Quy-hoach-tong-the-phat-trien-khu-du-lich-quoc-gia-Son-Tra-Da-Nang-2016-2025-329177.aspx}}
{{tham khảo|3. Quyết định số 2163/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2016: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030=http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2163-QD-TTg-Quy-hoach-tong-the-phat-trien-khu-du-lich-quoc-gia-Son-Tra-Da-Nang-2016-2025-329177.aspx}}
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://vnexpress.net/projects/son-tra-ban-dao-doc-nhat-vo-nhi-viet-nam-3586436/index.html Sơn Trà - bán đảo độc nhất vô nhị Việt Nam]

{{sơ khai Đà Nẵng}}
{{sơ khai Đà Nẵng}}



Phiên bản lúc 16:27, ngày 19 tháng 5 năm 2017

Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao.

Sơn Trà là tên một bán đảo và ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 kilômét vuông (23 dặm vuông Anh), chiều dài 13 kilômét (8,1 mi), chiều rộng 5 kilômét (3,1 mi), nơi hẹp nhất 2 kilômét (1,2 mi). Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.

Cầu Thuận Phước - cầu treo đẹp nhất Đà Nẵng và kỷ lục của Việt Nam được bắc qua bán đảo này. Bán đảo Sơn Trà nhiều thắng cảnh thiên nhiên và trong tương lai không xa sẽ trở thành khu du lịch nổi tiếng của thành phố và của cả nước.

Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.Ngày nay ngay tại những ngọn này hình thành những khu du lịch nổi tiếng như Bãi Rạng, Bãi Đa, Bãi Bụt, hay khu nghỉ ngơi Đông Dương. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa Linh Ứng, điểm đến lý tưởng của những người con của Phật giáo va ngay cả những người không theo Phật.

Cùng với hệ thống núi non của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như vũng Tiên Sa, vũng Thùng, vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chắn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành phố.

Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc.

4.400 ha được công nhận là khu vực bảo tồn thiên nhiên vào năm 1992.[1] Đến cuối năm 2016, diện tích này bị mất đi 1/4, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận sử dụng phần đất này để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia.[2]

Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng.

Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng, T20 hay của những khu nghỉ ngơi như Furama, Sunny Beach, Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục kilômét. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Bán đảo có các doanh trại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh

Tham khảo

Liên kết ngoài