Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tự Thành”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{unreferenced|date=tháng 8 năm 2010}}
{{unreferenced|date=tháng 8 năm 2010}}
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Đại Thuận Đế|native name =大順
| tên = Đại Thuận Cao Tổ
|native name =大順高祖
| tước vị = [[Hoàng đế]] [[Trung Hoa]]
| tước vị = [[Hoàng đế]] [[Trung Hoa]]
| thêm = china
| thêm = china
Dòng 13: Dòng 14:
| tiền nhiệm = <font color = "red">''' Sáng lập triều đại'''
| tiền nhiệm = <font color = "red">''' Sáng lập triều đại'''
| nhiếp chính = [[Thuận Trị]]
| nhiếp chính = [[Thuận Trị]]
| kiểu nhiếp chính = Đồng trị vì(1644-1645)| kế nhiệm = <font color = "red">'''Triều đại sụp đổ'''
| kiểu nhiếp chính = Đồng trị vì(1644-1645)
| kế nhiệm = [[Lý Tự Kinh]] ''(giai đoạn hậu kỳ của Đại Thuận)''
| hôn phối =
| hôn phối =
| chồng =
| chồng =

Phiên bản lúc 04:45, ngày 24 tháng 5 năm 2017

Đại Thuận Cao Tổ
大順高祖
Hoàng đế Trung Hoa
Lý Tự Thành
Hoàng đế nhà Đại Thuận
Tại vị16441645
Đăng quang1644
Đồng trị vì(1644-1645)Thuận Trị
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Kế nhiệmLý Tự Kinh (giai đoạn hậu kỳ của Đại Thuận)
Thông tin chung
Sinh22 tháng 9 năm 1606
huyện Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Mất1645
Miếu hiệu
Cao Tổ (高祖)

Lý Tự Thành (李自成) (1606-1645) nguyên danh là Hồng Cơ (鴻基), là nhân vật nổi tiếng thời "Minh mạt Thanh sơ" trong lịch sử Trung Quốc, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Minh sau 276 năm thống trị vào năm 1644, chiếm được kinh thành, lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế lập ra nhà Đại Thuận.

Nhưng sau đó, quân Mãn Châu, với sự thông đồng của "đại Hán gian" Ngô Tam Quế, tràn vào Trung Quốc lập nên Nhà Thanh năm 1644, đã lật đổ và tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Lý Tự Thành. Sau khi mất, ông được truy Miếu hiệuCao Tổ.

Cuộc đời

Lý Tự Thành sinh ngày 22 tháng 9 năm 1606 tại huyện Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây. Năm 1627, Sùng Trinh lên ngôi hoàng đế, triều Minh mục nát, ông đang gắng sức gây dựng phục hưng cơ nghiệp thì chiến sự lại liên miên.

Năm 1637, Lý Tự Thành dựng cờ khởi nghĩa ở Thiểm Tây, tự xưng là Phụng thiên xướng nghĩa đại nguyên soái. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô lớn nhất dưới thời Sùng Trinh với quân số lên đến vài chục vạn người, chủ yếu là giặc cướp tại các quận huyện.

Quân Lý Tự Thành bị dân chúng oán hận kêu là "Sấm Tặc", vì hay cướp của dân, đàn áp học sĩ Nho giáo và hiếp dâm thôn nữ cộng thêm những tội trạng khác[cần dẫn nguồn].

Vài năm đầu, nhà Minh với quân đội thiện chiến và tướng lĩnh tài giỏi, đã đánh bại, bao vây và suýt giết được Lý Tự Thành, nhưng đang giữa chừng cuộc chiến thì Nỗ Nhĩ Cáp Xích và quân Hậu Kim lại tấn công Liêu NinhLiêu Đông. Vì lẽ này mà nhà Minh lại phải chi phối quân đội, khiến cho Lý Tự Thành ngày càng lộng hành.

Quân của Lý Tự Thành đi đến đâu, quân nhà Minh thua trận đến đó. Cuối cùng, tháng 4 năm 1644, Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, bức tử Sùng Trinh ở núi Môi Sơn rồi lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế. Tại đây, Lý Tự Thành đã cướp vợ của Ngô Tam QuếTrần Viên Viên và bắt cha Ngô Tam Quế rồi dụ ông về hàng. Ngô Tam Quế là người đang trấn giữ ở Sơn Hải Quan chống nhà Thanh. Được tin Lý Tự Thành cướp vợ yêu, Ngô Tam Quế mặc cho Lý Tự Thành giết cha, mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào. Nhà Thanh phong Ngô Tam Quế là Bình Tây vương, đưa quân về Bắc Kinh đánh bại Lý Tự Thành. Lý Tự Thành chạy về núi Cửu Cung. Thuận Trị lên ngôi năm 1644, tiếp nối nhà Thanh.

Cái chết của Lý Tự Thành

Sách sử Trung Quốc viết rằng Lý Tự Thành bị giết năm 1645 vì bị đồng đảng cũ phản bội, hay bị chính quyền Nam Minh bắt giết, hay thậm chí là bị nông dân giết chết khi ăn cắp lương thực của họ. Nhưng có giả thuyết khác là ông trốn lên chùa đi tu, đến đời Khang Hy mới qua đời.

Nhận xét

Lý Tự Thành được xem như một lãnh tụ nông dân vĩ đại nhất của Trung Quốc thời "Minh mạt Thanh sơ". Tuy chỉ làm vua vỏn vẹn 43 ngày, nhưng Lý Tự Thành đã được ghi vào lịch sử như một lãnh tụ tài giỏi, làm sụp đổ vương triều nhà Minh sau 276 năm tồn tại. Xung quanh nhân vật này, có khá nhiều huyền thoại ly kì.

Có tài liệu chép rằng cả đời Lý Tự Thành tự cao tự đại rằng mình sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm, tuy nhiên, với tính khí hồ đồ, hung ác lại tham lam, đi đến đâu là quân Đại Thuận bị dân chúng ghét đến đó[cần dẫn nguồn].

Lý Tự Thành trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Lý Tự Thành xuất hiện trong 3 tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung là: Tuyết sơn phi hồ, Lộc Đỉnh kýBích Huyết kiếm. Dưới ngòi bút Kim Dung, Lý Tự Thành được miêu tả là "một vị lão tăng thân hình cao lớn, tay cầm thiền trượng, mặt vuông, dưới cằm có hàm râu xanh, mục quang loang loáng như điện, lộ vẻ uy mãnh phi thường. Lão đứng trước cửa đồ sộ như một trái núi nhỏ, tướng mạo như hùm beo sư tử, khí thế đủ làm cho người ta phát sợ. Con người của Lý Tự Thành rất nhiều lông lá, tiếng nói rổn rảng, khi ngủ ngáy rất dữ dội"[1].

- Trong Bích Huyết kiếm, nhân vật chính Viên Thừa Chí, con trai của võ tướng Viên Sùng Hoán đã lãnh đạo hào kiệt trong giang hồ giúp Lý Tự Thành công phá thành Bắc Kinh. Từ góc nhìn của các nhân sĩ võ lâm, Bích Huyết kiếm thuật lại nhiều sự kiện mấu chốt trong giai đoạn lịch sử cuối đời Minh, từ khi Sùng Trinh suy sụp, Lý Tự Thành lên ngôi, đến khi quân Thanh nhập quan.

- Trong Tuyết sơn phi hồ có nói đến giả thuyết Lý Tự Thành sau khi chiếm Bắc Kinh đã thu được 1 lượng kho báu khổng lồ và ông đã để cho 3 thuộc hạ thân tín của mình là Miêu, Phạm, Điền chôn giấu nên sau này xảy ra mâu thuẫn giữa 3 nhà, gây nên sóng gió trong giang hồ.

- Trong Lộc đỉnh ký, Lý Tự Thành lên chùa đi tu, nhưng vẫn muốn báo thù Ngô Tam Quê, và khôn nguôi nhớ đến mối tình với Trần Viên Viên. Ông sống đến năm Khang Hy thứ 10 (1672) và có với Trần Viên Viên một đứa con là Trần A Kha, về sau trở thành một trong những người vợ của Vi Tiểu Bảo. Khi Vi Tiểu Bảo làm Tứ hôn sứ gả công chúa Kiến Ninh qua Vân Nam làm vợ Ngô Ứng Hùng, con trai Ngô Tam Quế, đã gặp Trần Viên Viên và chứng kiến cuộc chiến giữa 2 kẻ không đội trời chung là Lý Tự Thành và Ngô Tam Quế.

Tham khảo

  1. ^ "Lộc Đỉnh ký". Kim Dung
Tiền nhiệm:
_
Hoàng đế Đại Thuận
1644
Kế nhiệm:
Lý Tự Kính
Tiền nhiệm:
Minh Tư Tông
Hoàng đế Trung Quốc
1644
Kế nhiệm:
Thanh Thế Tổ