Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 72: Dòng 72:
Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng [[chỉ số năng lực cạnh tranh]] ở mức thấp, gây lãng phí [[tài nguyên]]. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước [[kinh tế đang phát triển]]. Trong cơ cấu kinh tế, lao động [[nông nghiệp]] vẫn chiếm gần 70% (2010) khiến tình trạng khiếm dụng lao động (underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các [[doanh nghiệp nhỏ và vừa]], ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia. Các [[doanh nghiệp Nhà nước]] chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều do [[vấn đề ông chủ và người đại diện]] không được kiểm soát tốt. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng xuất khẩu chủ yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng thấp. Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp nội yếu kém. Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tư bản không được đưa vào hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế và các chủ nợ của Việt Nam thường than phiền về tình trạng Việt Nam không sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, viện trợ và vốn vay nước ngoài khiến nền kinh tế Việt Nam không phát triển tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được. Những hạn chế này do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp, thiếu tư bản, thiếu nền tảng kinh tế - kỹ thuật, thiếu lao động có kỹ năng, thiếu doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, thiếu truyền thống và văn hóa kinh doanh.
Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng [[chỉ số năng lực cạnh tranh]] ở mức thấp, gây lãng phí [[tài nguyên]]. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước [[kinh tế đang phát triển]]. Trong cơ cấu kinh tế, lao động [[nông nghiệp]] vẫn chiếm gần 70% (2010) khiến tình trạng khiếm dụng lao động (underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các [[doanh nghiệp nhỏ và vừa]], ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia. Các [[doanh nghiệp Nhà nước]] chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều do [[vấn đề ông chủ và người đại diện]] không được kiểm soát tốt. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng xuất khẩu chủ yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng thấp. Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp nội yếu kém. Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tư bản không được đưa vào hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế và các chủ nợ của Việt Nam thường than phiền về tình trạng Việt Nam không sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, viện trợ và vốn vay nước ngoài khiến nền kinh tế Việt Nam không phát triển tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được. Những hạn chế này do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp, thiếu tư bản, thiếu nền tảng kinh tế - kỹ thuật, thiếu lao động có kỹ năng, thiếu doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, thiếu truyền thống và văn hóa kinh doanh.


Một số [[thị trường]] vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: [[thị trường vốn]], [[thị trường tiền tệ (vốn)|thị trường tiền tệ]], [[thị trường lao động]], [[thị trường khoa học công nghệ]]... Một số [[thể chế]] [[pháp luật]] và [[hành chính]] cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm [[chỉ số minh bạch]] của [[môi trường kinh doanh]] thấp. Những tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế làm tăng sự bất mãn xã hội vốn dĩ đã tồn tại âm ỉ do lịch sử để lại, tạo ra những cá nhân bất mãn chỉ trích nhà nước và nhân danh dân chủ đòi thay đổi thể chế. Tuy nhiên những hạn chế này khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển chứ không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam. Tuy còn nhiều hạn chế không tránh khỏi ở một quốc gia đang phát triển nhưng nhìn chung nhà nước Việt Nam có những nỗ lực khắc phục những hạn chế này để bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế.
Một số [[thị trường]] vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: [[thị trường vốn]], [[thị trường tiền tệ (vốn)|thị trường tiền tệ]], [[thị trường lao động]], [[thị trường khoa học công nghệ]]... Một số [[thể chế]] [[pháp luật]] và [[hành chính]] cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm [[chỉ số minh bạch]] của [[môi trường kinh doanh]] thấp. Những tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế làm tăng sự bất mãn xã hội vốn dĩ đã tồn tại âm ỉ do lịch sử để lại, tạo ra những cá nhân bất mãn chỉ trích nhà nước trong nhiều vấn đề và nhân danh dân chủ đòi thay đổi thể chế. Tuy nhiên những hạn chế này khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển chứ không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam. Tuy còn nhiều hạn chế không tránh khỏi ở một quốc gia đang phát triển nhưng nhìn chung nhà nước Việt Nam có những nỗ lực khắc phục những hạn chế này để bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế.


Sau 20 năm Đổi Mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền [[kinh tế thị trường]].
Sau 20 năm Đổi Mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền [[kinh tế thị trường]].

Phiên bản lúc 06:26, ngày 28 tháng 5 năm 2017

Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.

Đổi Mới về kinh tế được thực hiện song song với Đổi Mới trên các mặt khác như hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục...[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên chính trị không có những thay đổi lớn và nhanh chóng so với kinh tế.

Đổi Mới ở Việt Nam tương tự chính sách kinh tế mới của Liên Xô giai đoạn Lenin lãnh đạo (1921-1924), Cải Cách Khai PhóngTrung Quốc và Đổi Mới ở Lào.

Những tiền đề lý luận và thực tiễn

Theo lý luận của Lenin thì chủ nghĩa xã hội là bước chuyển giữa chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Để khôi phục nền kinh tế Nga sau nội chiến, Lenin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP) là một mô hình kinh tế là hỗn hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó nhà nước cho phép một số thị trường được tồn tại, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Đồng thời Lenin cũng đưa ra ý tưởng về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mà theo ông "Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội[1]" và "chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá[1]". Sau khi Lenin mất, Stalin đã xóa bỏ NEP và xây dựng mô hình kinh tế chỉ huy dựa trên ý tưởng của Lenin. Những người theo chủ nghĩa Stalin (không nhầm lẫn với chủ nghĩa Marx nguyên bản) nhiều lần nhấn mạnh rằng cơ chế thị trường là một cơ chế hoạt động kém, cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hóa có ý thức. Một trong những mục đích của việc xóa bỏ hệ thống sở hữu tư nhân chính là để chấm dứt nền kinh tế thị trường với những hạn chế vốn có không thể khắc phục triệt để của nó để thay thế bằng kế hoạch có ý thức.[cần dẫn nguồn]

Ngoài Lenin và những người kế thừa ông, nhiều nhà kinh tế cũng quan tâm đến kế hoạch hóa nền kinh tế và việc kết hợp giữa thị trường và kế hoạch. Những lý luận đầu tiên về chủ nghĩa xã hội thị trường được nhà kinh tế Enrico Barone người Ý nêu ra vào năm 1908 trong tác phẩm "Il Ministro della Produzione nello Stato Collettivista", tạp chi Giornale degli Economisti, số 2, tháng Chín-Mười, trang 267-293. Barone đã đưa ra một mô hình toán về một nền kinh tế tập thể, theo đó các quan hệ tiền tệ hàng hóa trong nền kinh tế đều có thể tính toán được và từ đó có thể điều chỉnh để sao cho phúc lợi tập thể đạt mức tối ưu. Năm 1929, Fred Manville Taylor người Mỹ trong công trình "The Guidance of Production in a Socialist State," tạp chí American Economic Review, quyển 19, số 1, trang 1-8, đã nêu ra những điều kiện để nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể, về mặt lý thuyết, đạt được hiệu quả trong phân phối nguồn lực.

Trên cơ sở mô hình của Barone, vào năm 1936 nhà kinh tế người Ba Lan Oskar Ryszard Lange đã công bố cuốn sách của mình mang tên Lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa xã hội trong đó ông kết hợp kinh tế học Marxist với kinh tế học tân cổ điển. Lange ủng hộ việc sử dụng các công cụ thị trường (giá cả) và đồng thời ủng hộ việc kế hoạch hóa. Lange cho rằng các nhà làm kế hoạch có thể tính toán và đặt ra các mức giá và chờ đợi phản ứng của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy nền kinh tế sẽ có hiệu quả cao hơn thay vì để cho thị trường quyết định hoàn toàn. Lange đã phác họa một nền kinh tế mà các công ty sở hữu công cộng có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình hoặc hoạt động theo công thức tối ưu hóa gần như thế. Cơ quan kế hoạch trung ương cố gắng thiết lập các giá cả cân bằng và làm trong sạch thị trường bằng cách mô phỏng cơ chế thị trường: khi thấy nhu cầu tăng, nó tăng giá lên và khi thấy nhu cầu giảm, nó giảm giá xuống. Ông khẳng định rằng một hệ thống như vậy có khả năng cân bằng giữa cung và cầu.[cần dẫn nguồn]

Tuy nhiên, Friedrich von Hayek đã bác bỏ tư tưởng trên của Lange bằng lập luận: vấn đề lớn thực sự của chủ nghĩa xã hội không phải là việc liệu nó có thiết lập được giá cả cân bằng hay không mà là vấn đề có những động cơ khuyến khích gì để thu thập và áp dụng nhanh chóng những thông tin nhất thiết là tản mạn, lẫn lộn ở nhiều chỗ khác nhau. Những thông tin tản mạn đó được Hayek gọi là tri thức riêng phần, những tri thức được sở hữu và chỉ được sử dụng tốt nhất bởi mỗi cá nhân.[cần dẫn nguồn] Trong bài luận "Sử dụng tri thức trong xã hội" (The Use of Knowledge in Society) đăng trên chuyên san American Economic Review năm 1945, Hayek cho thấy rằng kế hoạch hóa kinh tế tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tự do hóa kinh tế bởi vì kế hoạch hóa không thể giải được bài toán của hệ thống giá cả là một hệ thống tự phát giúp con người truyền tải tri thức cần thiết từ người này sang người khác để phối hợp với kế hoạch cá nhân riêng rẽ. Chính vì thế, Hayek chủ trương rằng cần phải để nền kinh tế hoạt động tự do trên nguyên tắc của cơ chế thị trường.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến nền kinh tế thị trường đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với nhiều mô hình khác nhau. Ngay trong thời hiện đại này cũng có nhiều mô hình thị trường: Kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy kinh tế chỉ huy kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con đường thứ ba để phân biệt với hai con đường khác là kinh tế thị trường tự do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Kinh tế thị trường tự do và kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ còn là hai mô hình lý thuyết trong các sách giáo khoa kinh tế. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Đức, Pháp và Nhật trong thế kỉ 20 cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng tăng cường sự can thiệp của bộ máy nhà nước (kinh tế hỗn hợp). Nước Mỹ ngày nay, một tượng đài của chủ nghĩa tư bản, cũng không còn là Kinh tế thị trường tự do như trước mà là một nền kinh tế hỗn hợp "trong đó đưa ra những ưu đãi hoặc ngăn cản chẳng với một nguyên tắc rõ ràng và nhất quán nào"[2]. Chủ nghĩa xã hội thị trường là đường lối phát triển kinh tế chủ đạo của một số nước phát triển nhất thế giới tại Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...

Các quan điểm về Đổi Mới kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông ÂuTrung Quốc.

Đổi Mới kinh tế

Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khác với Nga và các nước Đông Âu chọn giải pháp chuyển từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường trong thời gian ngắn, Việt Nam chọn giải pháp chuyển đổi từ từ trong nhiều thập kỷ để tránh những hậu quả xấu do việc chuyển đổi quá nhanh mang đến chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do người lao động tại các công ty được chuyển đổi hình thức sở hữu bị sa thải hàng loạt hay tài sản quốc gia bị các chính trị gia và giới tư bản thân hữu với họ thâu tóm và nhất là nhà nước mất khả năng kiểm soát, định hướng cho nền kinh tế dẫn đến các hệ lụy chính trị không mong muốn. Hơn nữa Đổi Mới là một quá trình giằng co giữa những lợi ích đan xen. Nhiều cá nhân bị thiệt hại bởi tiến trình Đổi Mới kinh tế ở cấp Trung ương cũng như cấp cơ sở cố tình trì hoãn việc Đổi Mới bằng cách này hay cách khác nhưng nhìn chung Đổi Mới kinh tế vẫn là chính sách nhất quán được giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam kiên trì thực hiện.

Đặc điểm

Quá trình

  • Bước đột phá đầu tiên là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và thành phần kinh tế. Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định 25-CP và 26-CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh xây dựng và thực hiện 3 kế hoạch đã tạo bước chuyển biến trong sản xuất công nghiệp
  • Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
  • Từ 12 đến 19 tháng 7 năm 1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô cũ; ba vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Trường Chinh, Phạm Văn ĐồngVõ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức "Hội nghị Đà Lạt" - Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng. Ngày 17 tháng 7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo Lộc. Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu. "Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam.[3]
  • 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức phát động công cuộc Đổi Mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
  • 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
  • 18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản.
  • 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
  • 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
  • 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
  • 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ)
  • 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
  • 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân[4]. Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
  • Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
  • 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
  • 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
  • 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
  • 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
  • 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
  • 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân.
  • 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hạn chế

Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo,ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội đã diễn ra với tốc độ tăng nhanh.

Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây lãng phí tài nguyên. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% (2010) khiến tình trạng khiếm dụng lao động (underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp Nhà nước chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều do vấn đề ông chủ và người đại diện không được kiểm soát tốt. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng xuất khẩu chủ yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng thấp. Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp nội yếu kém. Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tư bản không được đưa vào hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế và các chủ nợ của Việt Nam thường than phiền về tình trạng Việt Nam không sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, viện trợ và vốn vay nước ngoài khiến nền kinh tế Việt Nam không phát triển tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được. Những hạn chế này do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp, thiếu tư bản, thiếu nền tảng kinh tế - kỹ thuật, thiếu lao động có kỹ năng, thiếu doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, thiếu truyền thống và văn hóa kinh doanh.

Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ... Một số thể chế pháp luậthành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp. Những tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế làm tăng sự bất mãn xã hội vốn dĩ đã tồn tại âm ỉ do lịch sử để lại, tạo ra những cá nhân bất mãn chỉ trích nhà nước trong nhiều vấn đề và nhân danh dân chủ đòi thay đổi thể chế. Tuy nhiên những hạn chế này khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển chứ không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam. Tuy còn nhiều hạn chế không tránh khỏi ở một quốc gia đang phát triển nhưng nhìn chung nhà nước Việt Nam có những nỗ lực khắc phục những hạn chế này để bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế.

Sau 20 năm Đổi Mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

Đổi Mới chính trị

Việt Nam thực hiện Đổi Mới kinh tế đồng thời vẫn giữ nguyên mô hình chính trị cũ nhưng có cải cách trên nhiều phương diện như tăng cường vai trò của cơ quan lập pháp, cải cách hành chính theo hướng giảm bớt số nhân viên hành chính và tinh giản các thủ tục hành chính, cải cách tư pháp để tiếp cận gần hơn với những chuẩn mực tư pháp của thế giới. Trong quá trình Đổi Mới Việt Nam luôn đưa mục tiêu ổn định chính trị lên hàng đầu để bảo đảm sự thành công của Đổi Mới.

  • Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đổi Mới không phải là từ bỏ việc thực hiện chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ quyền lãnh đạo duy nhất. Đổi Mới chỉ là thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Cho đến nay, Đổi Mới về chính trị ở Việt Nam là chuyển từ việc lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tôn trọng quy luật khách quan của thị trường.
  • Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO...
  • 1994: bắt đầu thực hiện chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ.
  • Đại hội Đảng lần X lần đầu tiên lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, lần đầu tiên cho phép Đảng viên tự ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đổi Mới các lĩnh vực khác

Đổi Mới trên mặt văn hóa ở Việt Nam thì được biết dưới tên Cởi Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Nga Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi Mới Kinh tế nhưng sau đó dừng lại trong thập niên 1991. Năm 2014, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được ban hành. Tuy nhiên nhà nước vẫn kiểm soát báo chí và chưa cho phép xuất bản báo chí tư nhân. Nhà nước thường xuyên dùng các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động xuất bản và biểu diễn nghệ thuật như thu hồi sách, cấm triển lãm tranh, kiểm duyệt nội dung phim... Tuy nhiên người Việt đã có thể tiếp cận với nền văn học nước ngoài, các hệ tư tưởng lớn trên thế giới thông qua các sách dịch được xuất bản ngày càng nhiều. Sự phát triển của internet đã phá vỡ tình trạng độc quyền thông tin của nhà nước. Những yếu tố này làm biến đổi dần tâm lý và tư duy của đại chúng cũng như của giới cầm quyền tại Việt Nam sẽ dẫn đến những biến đổi chính trị trong tương lai.

Bên cạnh đó, các vấn nạn về văn hóa vẫn nghiêm trọng, lối sống thực dụng, văn hóa lai căng phổ biến ở thành thị, nhất là tác động lớp trẻ, ở nông thôn văn hóa nhiều nơi lạc hậu, tệ mê tín dị đoan phát triển. Ít các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, có chiều sâu. Báo chí xu hướng lá cải hóa, thương mại hóa phát triển. Việc đổi mới văn hóa là điều cần thiết để hòa nhập với xu thế của đất nước, nhưng những tinh hoa văn hóa nên được bảo toàn và gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau.

Đổi Mới trên các mặt khác vẫn đang diễn ra và vẫn chưa có những tổng kết khoa học về vấn đề này. Ví dụ như Việt Nam đang thực hiện Đổi Mới giáo dục: chuyển từ lối giáo dục từ chương (vốn là truyền thống trong cách giáo dục Á Đông) sang phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động cho học sinh và tấn công vào căn bệnh thành tích.

Nhận xét

Tại Việt Nam, có thể hiểu khái quát: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là, trong khi chú ý tới tăng trưởng kinh tế, thì hết sức coi trọng tới vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giàu-nghèo, phấn đấu để có nhiều người giàu nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân. Thực tế quá trình Đổi mới hơn hai chục năm qua đã giúp Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc tuy còn nhiều hạn chế cần khắc phục để bảo đảm kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao.

Tuy vậy quá trình Đổi mới vẫn đặt ra những vấn đề mới về cả lý luận và thực tiễn. Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trước Đại hội Đảng lần XI cho rằng "Công thức phát triển là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên được hiểu như thế nào cho rõ ràng? Đây là thời điểm mà tôi nghĩ rằng bàn cương lĩnh là bàn đến khái niệm lớn".

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: đây là mô hình tự xây dựng, không có khuôn mẫu cụ thể do đó, trong quá trình xây dựng không tránh khỏi khiếm khuyết, phải nhận rõ những khiếm khuyết này và đã từng điều chỉnh trong từng giai đoạn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh mới của Đảng, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với xu thế mới của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; đồng thời phê phán quan điểm của một số người cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay "chẳng giống ai", "chủ nghĩa xã hội bên ngoài nhưng bên trong lại là tư bản"... là cố tình bóp méo sự thật [5]

Học giả Gabriel Kolko thì bày tỏ sự hoài nghi, khi sau hơn 50 năm cầm quyền và kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Marx, tới cuối thập niên 1980 Đảng Cộng sản Việt Nam mới khám phá ra họ đã "mắc lỗi" (error), như Đỗ Mười từng phát biểu năm 1994 rằng "việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn là điều mới mẻ với chúng ta... những ý tưởng của Lenin sẽ giúp tìm ra mô hình chuyển đổi mới". Kolko cho rằng sự hi sinh của hàng triệu người để chống lại sự áp đặt của ngoại bang cuối cùng được thay bằng sự kêu gọi thu hút đầu tư từ Mỹ, Pháp, Nhật, những nước từng dày xéo Việt Nam. Ở bước rẽ này, Kolko cho rằng Việt Nam bị ảnh hưởng và chịu áp lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hơn là những kinh điển của Lenin.[6]

Việt Nam bị chỉ trích vì tập trung đổi mới kinh tế nhưng chậm đổi mới chính trị. Có quan điểm cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam sợ những cải cách có thể đe dọa đến quyền lực của họ nhưng ở một góc nhìn khác sự thận trọng của nhà nước Việt Nam trong việc thay đổi về mặt chính trị là để bảo đảm sự ổn định chính trị cần thiết cho quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Sự thận trọng này có thể hiểu được khi Việt Nam từng trải qua nhiều thập niên chiến tranh và bất ổn chính trị, hơn nữa giới lãnh đạo Việt Nam đều có kinh nghiệm về thời kỳ đó nên họ cố gắng hết sức để tránh lịch sử lặp lại.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Chủ nghĩa tư bản nhà nước: Từ quan niệm của V.I.Lênin đến sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, Nguyễn Văn Thức, Viện Triết học
  2. ^ Theo lời nhà Kinh tế và lịch sử Robert Hessen
  3. ^ XUÂN VŨ (7 tháng 1 năm 2010). “Nguyễn Văn Linh - người của thời đổi mới”. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Online. Truy cập 26/9/2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ Đời ông chủ: Trong thế giới giấy phép
  5. ^ http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/doc-5930201511344146.html
  6. ^ Taylor, Philip. Fragments of the Present. Honolulu, HI: University of Hawai'i Press, 2001. tr 62.

Liên kết ngoài