Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên hoàng Genshō”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 74: Dòng 74:
[[Thể loại:Mất 748]]
[[Thể loại:Mất 748]]
[[Thể loại:Quân chủ Nhật Bản]]
[[Thể loại:Quân chủ Nhật Bản]]
[[Thể loại:Thiên hoàng]]

Phiên bản lúc 09:56, ngày 28 tháng 5 năm 2017

Thiên hoàng Genshō
Genshō- Tenno
元正天皇
Thiên hoàng
Thiên hoàng thứ 44 của Nhật Bản
Tại vị715 – 724
Đăng quang3 tháng 10, 715
Tiền nhiệmThiên hoàng Gemmei
Kế nhiệmThiên hoàng Shōmu
Thông tin chung
Mất22 tháng 5, 748(748-05-22) (64–65 tuổi)
Niên hiệu
Reiki nguyên niên
Yōrō nguyên niên
Thụy hiệu
Thiên hoàng Genshō
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụHoàng tử Kusakabe
Thân mẫuThiên hoàng Gemmei

Thiên hoàng Genshō (元正天皇 (Nguyên Chính thiên hoàng) Genshō-Tennō?, 683 - (748-05-22)22 tháng 5, 748) là thiên hoàng thứ 44 của Nhật Bản theo thứ tự kế thừa truyền thống. Bà là người đương vị hoàng hậu trong lịch sử của Nhật Bản đã thừa hưởng danh hiệu của mình từ một Nữ Thiên hoàng đương nhiệm chứ không phải là từ một người tiền nhiệm là nam giới.

Triều đại Genshō kéo dài những năm 715 đến 724.

Trong lịch sử của Nhật Bản, Genshō là người thứ năm trong trong số tám phụ nữ đảm nhận vai trò của Thiên hoàng. Bốn vị vua nữ trước Genshō là: (a) Thiên hoàng Suiko, (b) Thiên hoàng Kōgyoku, (c) Thiên hoàng Jitō và (d) Thiên hoàng Gemmei. Ba phụ nữ sovereigns trị vì sau khi Genshō là (e) Kōken, (f) Meishō, và (g) Go-Sakuramachi.

Tường thuật truyền thống

Bà có tên thật là Hidaka -hime, chị gái của Thiên hoàng Monmu. Cha và mẹ của bà đều làm vua Nhật Bản từ năm 686 đến năm 715 (Hoàng tử Kusakabe (Thiên hoàng trên danh nghĩa), Thiên hoàng Gemmei). Năm 714, Thiên hoàng Gemmei bổ nhiệm cháu trai là Obito làm thái tử, giao cho người chị là Hidaka làm nhiếp chính.

Trị vì

Tháng 10/715, Thiên hoàng Gemmei thoái vị và công chúa Hidaka lên ngôi Thiên hoàng thứ 44 của Nhật Bản, lấy hiệu là Genshō (ngày 3/10/715, nhằm ngày 2 tháng 9 năm Reiki nguyên niên). Bà dùng lại niên hiệu của mẹ là Reiki, đánh dấu là năm Reiki nguyên niên.

Năm 717 (niên hiệu Yōrō nguyên niên của Thiên hoàng), Genshō lệnh cho người cháu là Fujiwara no Fuhito dựa vào nguyên bản luật Taihō (701) biên soạn bộ luật mới, lấy tên là Luật Yōrō. Về cơ bản, bộ luật này có 10 tập (hay 10 chương[1] mục) và nội dung không khác gì bộ luật năm 701[2]. Theo các nhà nghiên cứu luật pháp, bộ luật này bị manh mún[3] về nội dung, một số phần về quy chế cửa hàng khi buôn bán (倉庫 Soko-Ryo), quy chế về dịch vụ y tế (医疾 ishitsu-Ryo) lại không được nêu trong bộ luật này. Trong luật Yoro chỉ có luật dân sự (được soạn năm 955[4], in thành 10 tập) là hoàn chỉnh[5], riêng phần luật hình sự thì không có - mãi đến đầu thế kỷ XIX mới được nhà luật học Ishihara Masaaki (石原正明) (1760-1821) khôi phục lại được, in thành 8 tập.

Tháng 5/720[6] (niên hiệu Yōrō thứ ba của Thiên hoàng), bộ sách sử Nihonshoki (Nhật Bản thư kỷ) do Hoàng tử Toneri (chú ruột của Thiên hoàng Genshō), có trợ giúp của Ō no Yasumaro đã hoàn thành và được nhà vua cho ban hành trong cả nước. Nihon Shoki có 30 chương, mở đầu với một loạt thần thoại, nhưng tiếp tục ghi chép cho tới các sự kiện thuộc thế kỷ VIII. Bộ sách này được cho là đã ghi lại chính xác về các triều đại của Thiên hoàng TenjiThiên hoàng Tenmu và nữ Thiên hoàng JitōNihon Shoki tập trung ghi lại công đức của các đấng minh quân cũng như lỗi lầm của hôn quân. Bộ sách kể lại các phần về thời huyền sử cũng như quan hệ ngoại giao[7] với các nước khác.

Tháng 3/724, Thiên hoàng Genshō thoái vị và nhường ngôi cho cháu trai - tức Thiên hoàng Shōmu. Bà sống quãng đời cuối cùng trong hoàng cung kinh đô Nara. Gensho không bao giờ kết hôn và không có con. Bà qua đời ngày 22/5/748 ở tuổi 65.

Kugyō (公卿 ?)

  • Daijō-daijin (Chi-daijō-kanji知太政官事), Toneri -shinnō (Prince Toneri) (舎人親王). (9th son of Emperor Temmu) [13] 720–735
  • Sadaijin, Isonokami no Maro (石上麻呂). [13] 708–717
  • Udaijin, Fujiwara no Fuhito (藤原不比等). [13] 708–720
  • Udaijin, Prince Nagaya (長屋王). 721–724
  • Dainagon, Abe no Sukunamaro (阿倍宿奈麻呂). 718–720
  • Dainagon, Prince Nagaya (長屋王). 718–721
  • Dainagon, Tajihi no Ikemori (多治比池守). 721–730

Nengō [8]

  • Reiki (715–717)
  • Yōrō (717–724)
  • Jinki (724–729)

Tham khảo

  1. ^ “Japan Encyclopedia”. Google Books. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Sansom, George Bailey (1932). "Early Japanese Law and Administration" . Transactions of the Asiatic Society of Japan (Second series) . 9: 67–110.
  3. ^ Ooms, Herman (2013), "Translating the Corpus of Ancient Japanese Law". Monumenta Nipponica. 68.1: 69–77. doi:10.1353/mni.2013.0021.
  4. ^ Asao, Naohiro (1976), 岩波講座日本歴史 (Iwanami kōza Nihon rekishi) (snippet) , 3, Naoki Kōjirō, 岩波書店, p. 3
  5. ^ Smith, Robert J. (2004) [1963], "Stability in Japanese kinship terminology: the historical evidence" , Japanese Culture: Its Development and Characteristics, Viking Fund Publications in Anthropology, Routledge, 34
  6. ^ Thời gian công bố bộ Nihon Shoki được ghi chép từ bộ Shoku Nihongi, được công bố năm 797. Sách này viết: "先是一品舍人親王奉勅修日本紀。至是功成奏上。紀卅卷系圖一卷" (nghĩa là ‘’Tiên thị nhất phẩm Xá nhân Thân vương phụng sắc tu Nhật Bản kỷ. Chí thị công thành tấu thượng. Kỷ tạp quyển hệ đồ nhất quyển). Nghĩa là "Cho đến lúc này, Thân vương Toneri đang biên xoạn Nihongi theo thánh chỉ; ông đã hoàn thành, nộp 30 quyển sử và một quyển phả hệ ". Quyển về phả hệ đã bị thất lạc. Xem thêm trong: Bender, Ross (2009), "Performative Loci of Shoku Nihongi Edicts, 749–770" , Journal of Oral Tradition , 24(1), pp. 249–268
  7. ^ Sakamoto, Tarō (1991). The Six National Histories of Japan: Rikkokushi, John S. Brownlee, tr. 40 - 41
  8. ^ Titsingh, p. 65.