Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương phi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:Empress_of_Zhenzong_of_Song.jpg|thumb|250px|[[Dương Thục phi (Tống Chân Tông)|Dương Thái phi]] [[nhà Tống]].]]
[[File:Empress_of_Zhenzong_of_Song.jpg|thumb|250px|[[Dương Thục phi (Tống Chân Tông)|Dương Thái phi]] [[nhà Tống]].]]
[[File:Hai_ba_vo_cua_vua_Thanh_Thai.jpg|thumb|250px|Hai vị Hoàng phi của [[Thành Thái]].]]
[[File:Hai_ba_vo_cua_vua_Thanh_Thai.jpg|thumb|250px|Hai vị Hoàng phi của [[Thành Thái Đế]].]]
'''Hoàng phi''' ([[chữ Hán]]: 皇妃; [[tiếng Anh]]: ''Imperial Princess'' hay ''Imperial Concubine''), còn gọi '''Đế phi''' (帝妃), là cách gọi của [[phi tần]] thuộc hàng ''[[Phi (hậu cung)|Phi]]'' trong hậu cung của các [[Hoàng đế]].
'''Hoàng phi''' ([[chữ Hán]]: 皇妃; [[tiếng Anh]]: ''Imperial Princess'' hay ''Imperial Concubine''), còn gọi '''Đế phi''' (帝妃), là cách gọi của [[phi tần]] thuộc hàng ''[[Phi (hậu cung)|Phi]]'' trong hậu cung của các [[Hoàng đế]].



Phiên bản lúc 14:16, ngày 4 tháng 6 năm 2017

Dương Thái phi nhà Tống.
Hai vị Hoàng phi của Thành Thái Đế.

Hoàng phi (chữ Hán: 皇妃; tiếng Anh: Imperial Princess hay Imperial Concubine), còn gọi Đế phi (帝妃), là cách gọi của phi tần thuộc hàng Phi trong hậu cung của các Hoàng đế.

Tước vị này đứng sau Hoàng hậu về địa vị lẫn danh phận.

Phân biệt với Vương phi

Thời Tây Hán, ngoài Hoàng đế thì nhà Hán còn ban hành chính sách Chư hầu Vương, họ nắm giữ một quốc gia chư hầu, và vợ chính của họ đều được gọi là Vương hậu (王后). Về thời Đông Hán, để phân biệt với vị trí Hoàng hậu, vợ của các chư hầu tước Vương đều gọi là Vương phi (王妃). Trường hợp các Hoàng tử được phong làm tước Vương thì vợ chính của họ cũng được gọi là Vương phi.

Nhà Triều Tiên nhận là chư hầu của Trung Hoa, các vị vua đều xưng Vương, các người vợ đều gọi là Vương phi và được gọi tránh bằng tôn xưng Trung điện (中殿). Sau khi vị Vương phi đó qua đời, sẽ được cải thụy hiệu là Vương hậu.

Hoàng thái phi

Trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, khi một vị hoàng phi sinh ra vị Hoàng đế kế nhiệm, thì khi tân đế lên ngôi sẽ tôn vị hoàng phi đó danh vị Hoàng thái phi (皇太妃).

Trong lịch sử thì người đầu tiên có danh vị này là Chu quý nhân, sinh mẫu của Tấn Ai ĐếTấn Phế Đế. Khi ấy, Hoàng hậu Tấn Khang ĐếTrử Toán Tử được tôn làm Hoàng thái hậu, còn sinh mẫu Ai Đế là Chu quý nhân được nghị định tôn phong. Thái úy Hoàn Ôn đề nghị tôn là làm Phu nhân, còn Thượng thư bộc xạ Giang Nghị xin lập bà làm Thái phu nhân. Ai Đế không nghe, xuống chiếu lập bà làm Hoàng thái phi, ban cho nghi phục giống với Trữ Thái hậu. Từ đó danh vị Hoàng thái phi chính thức được lập ra.

Ngoài ra, danh vị Hoàng thái phi còn được dùng để phong cho các phi tần có công nuôi dưỡng Hoàng đế, như Dương Thục phi nuôi dưỡng Tống Nhân Tông. Cũng có trường hợp khi vị Thái hậu qua đời, Hoàng đế cũng có thể tấn tôn Hoàng thái phi làm Hoàng thái hậu, như Tống Nhân Tông tôn Dương Thái phi làm Bảo Khánh hoàng thái hậu theo di chúc của Lưu Thái hậu, như Lý Nhân Tông tôn Thái phi Ỷ Lan làm Hoàng thái hậu sau khi Thượng Dương Thái hậu qua đời.

Sang thời nhà Minhnhà Thanh, các sinh mẫu là tần phi đã có thể được tôn làm Hoàng thái hậu, nhưng đều có quy định về danh xưng để phân biệt với Đích Thái hậu.

Tuy nhiên, ở Việt Nam nhà Nguyễn vẫn tuân thủ quy định đích-thứ rất rõ rệt. Như mẹ của Nguyễn Hoằng Tông Khải Định Đế là Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục, sau khi Khải Định đăng cơ chỉ được tôn làm Hoàng thái phi, sinh thần gọi là Tiên Thọ tiết (僊壽節), vì vậy còn gọi là Tiên Mẫu (僊母). Còn mẹ đích Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Nhàn được tôn làm Hoàng thái hậu. Vào năm 1923, Khải Định Đế mới tôn Dương Thái phi làm Hoàng thái hậu, gọi là Khôn Nghi Hoàng thái hậu (坤儀皇太后), để phân biệt với Nguyễn Thái hậu khi ấy được tôn làm Khôn Nguyên Hoàng thái hậu (坤元皇太后). Vì để phân biệt thứ bậc, người ta bắt đầu gọi bà Khôn Nguyên Thái hậu là Đức Thánh Cung (德聖宮), còn bà Khôn Nghi Thái hậu là Đức Tiên Cung (德仙宮).

Những người nổi tiếng

Tham khảo

Xem thêm