Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hương cống”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:
*Kỳ IV: văn sách.
*Kỳ IV: văn sách.


Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai trượt thì về. Thi đỗ kỳ III, vào kỳ IV; không đỗ thì được nhận học vị [[sinh đồ]]; đỗ cả bốn kỳ được nhận học vị hương cống.
Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai trượt thì về. Đỗ 3 kỳ thì được nhận học vị [[sinh đồ]]; đỗ cả 4 kỳ được nhận học vị Hương cống.


Hương cống và sinh đồ là tên gọi do vua [[Lê Thánh Tông]] đặt năm [[1466]].
Hương cống và sinh đồ là tên gọi do vua [[Lê Thánh Tông]] đặt năm [[1466]].

Phiên bản lúc 23:51, ngày 18 tháng 7 năm 2017

Hương cống 鄉貢; hay Cống sĩ là một loại học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Loại học vị này được xác định trong kỳ thi Hương. Thi Hương được tổ chức theo lệ thường 3 năm có 1 khoa thi tại các trường thi trong nước, nhiều tỉnh thi chung 1 trường, chẳng hạn khoa thi năm 1813 tại trường Quảng Đức có 8 tỉnh-chỉ lấy đỗ 9 người[1]. Tùy theo khoa thi, nhưng số lượng lấy đỗ khá ít đỗ tứ trường gọi là Cống sĩ, thí sinh đỗ đầu khoa thi Hương gọi là Giải nguyên.

Vào đời nhà Hậu Lê mỗi khoa thi Hương có 4 kỳ (xưa gọi là 4 trường) kéo dài khoảng 1 tháng. Nội dung thi cơ bản như sau:

  • Kỳ I: Kinh nghĩa, thư nghĩa;
  • Kỳ II: chiếu, chế, biểu;
  • Kỳ III: thơ phú;
  • Kỳ IV: văn sách.

Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai trượt thì về. Đỗ 3 kỳ thì được nhận học vị sinh đồ; đỗ cả 4 kỳ được nhận học vị Hương cống.

Hương cống và sinh đồ là tên gọi do vua Lê Thánh Tông đặt năm 1466.

Đến năm 1828 vua Minh Mạng mới đổi cách gọi Hương cống thành Cử nhân: ở Việt Nam, không nên lầm lẫn giữa Cử nhân Nho học triều Nguyễn (lấy ít người đậu, 3 năm một khoa thi) với Cử nhân tân học (tốt nghiệp Đại học của nhiều trường trong nước, hàng năm mỗi khóa 1 trường hàng nghìn cử nhân tốt nghiệp).

Xem thêm

Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân


Tham khảo

  1. ^ “Khoa thi Hương, trường thi Quảng Đức 1813” (PDF).