Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bahá'í giáo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dragfyre (thảo luận | đóng góp)
Dragfyre (thảo luận | đóng góp)
Dòng 5: Dòng 5:
== Lịch sử ==
== Lịch sử ==
[[Tập tin:Shrine Bab North West.jpg|nhỏ|[[Đền thờ Báb|Lăng mộ và đền thờ của Bab]] ở [[Haifa]], [[Israel]]]]
[[Tập tin:Shrine Bab North West.jpg|nhỏ|[[Đền thờ Báb|Lăng mộ và đền thờ của Bab]] ở [[Haifa]], [[Israel]]]]
[[Image:Lotus Temple - Delhi, various views (10).JPG|nhỏ|[[Đền Hoa Sen]] ở Delhi, Ấn Độ.]]
[[Image:Lotus Temple - Delhi, various views (10).JPG|nhỏ|[[Đền thờ Hoa Sen]] ở Delhi, Ấn Độ.]]
Bắt đầu cuộc bức hại giữa ở [[Iran|Ba Tư]] vào giữa [[thế kỷ 19]]. Baha'is tin vào đoàn kết của tất cả tôn giáo và tin rằng sứ giả của [[Thiên Chúa]] như [[Moses]], Chúa [[Giê-su|Giê-xu]] và [[Muhammad]] đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội, nó còn đem lại cơ tin nhắn cùng. Không có tu sỹ trong tôn giáo Baha’i. Những buổi họp địa phương do hội đồng tinh thần địa phương tổ chức. Buổi họp gồm có cầu nguyện, học hỏi giáo lý, thảo luận, những hoạt động xã hội, dự các ngày thánh lễ. Quan trọng hơn cả là "Lễ 19 ngày" trong đó có những buổi cầu nguyện, quản trị hội thánh và những hoạt động xã hội liên hệ.
Bắt đầu cuộc bức hại giữa ở [[Iran|Ba Tư]] vào giữa [[thế kỷ 19]]. Baha'is tin vào đoàn kết của tất cả tôn giáo và tin rằng sứ giả của [[Thiên Chúa]] như [[Moses]], Chúa [[Giê-su|Giê-xu]] và [[Muhammad]] đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội, nó còn đem lại cơ tin nhắn cùng. Không có tu sỹ trong tôn giáo Baha’i. Những buổi họp địa phương do hội đồng tinh thần địa phương tổ chức. Buổi họp gồm có cầu nguyện, học hỏi giáo lý, thảo luận, những hoạt động xã hội, dự các ngày thánh lễ. Quan trọng hơn cả là "Lễ 19 ngày" trong đó có những buổi cầu nguyện, quản trị hội thánh và những hoạt động xã hội liên hệ.



Phiên bản lúc 19:10, ngày 27 tháng 7 năm 2017

Biểu tượng của tôn giáo Baha’i

Baha’i là một tôn giáo có khoảng 5-7 triệu tín đồ ở khắp mọi nơi. Baha’i, theo cổ ngữ Ả Rập nghĩa là "người noi theo vinh quang (của Thượng đế)", ra đời năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh quang của Thượng đế).[1] Tôn giáo Baha’i bắt nguồn từ phong trào chủ nghĩa Babi (còn gọi là tôn giáo Babi) ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844-1852.

Lịch sử

Lăng mộ và đền thờ của BabHaifa, Israel
Đền thờ Hoa Sen ở Delhi, Ấn Độ.

Bắt đầu cuộc bức hại giữa ở Ba Tư vào giữa thế kỷ 19. Baha'is tin vào đoàn kết của tất cả tôn giáo và tin rằng sứ giả của Thiên Chúa như Moses, Chúa Giê-xuMuhammad đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội, nó còn đem lại cơ tin nhắn cùng. Không có tu sỹ trong tôn giáo Baha’i. Những buổi họp địa phương do hội đồng tinh thần địa phương tổ chức. Buổi họp gồm có cầu nguyện, học hỏi giáo lý, thảo luận, những hoạt động xã hội, dự các ngày thánh lễ. Quan trọng hơn cả là "Lễ 19 ngày" trong đó có những buổi cầu nguyện, quản trị hội thánh và những hoạt động xã hội liên hệ.

Người Baha’i tin rằng mục đích của đời sống là hiểu biết và tôn thờ Thượng đế, đồng thời xây dựng một nền văn minh tiến bộ không ngừng.

Các Bab của vẫn bị ẩn cho năm sau khi ông qua đời cái chết của một người tử vì đạo trước một đội bắn vào năm 1850. Cuối cùng, của Bab vẫn được bí mật tiến vào Đất Thánh. Trong một thăm của ông đến Haifa vào năm 1890, Baha'u'llah chỉ ra cho con trai của ông tại chỗ trên núi Carmel, nơi còn lại của Bab nên được đặt để phần còn lại trong một ngôi mộ Phù hợp.

Khi Baha'u'llah qua đời, quyền lãnh tôn giáo Baha’i được truyền cho trưởng nam của ông là Abbas Effendi tức là Abdu'l-Baha (1844 - 1921) (nghĩa là tôi tớ của Thượng đế). Trước khi chết, Abdu’l-Baha đã chỉ định cháu ngoại của mình là Shoghi Effendi (1897 - 1957) làm Giáo hộ và thủ lĩnh tinh thần tôn giáo Baha'i. Sau khi Shoghi Effendi qua đời, nền quản trị được chuyển sang một Hội đồng Quốc tế, từ đây tôn giáo Baha'i đã hình thành và phát triển.

Hiện nay, tôn giáo Baha’i có tín đồ ở phần lớn các nước Hồi giáo. Trước những năm 1950, trên 90% tín đồ Baha'i là người Iran, nhưng hiện nay chỉ chiếm khoảng 6% tổng số tín đồ trên thế giới. Ấn Độ là quốc gia có số lượng tín đồ Baha'i đông nhất thế giới, khoảng hơn 2 triệu người. Có những nghiên cứu cho rằng, phần lớn các tín đồ Baha'i trong các nước thuộc thế giới thứ ba là nông dân và công nhân ở đô thị, còn ở các nước Tây Âu thì tín đồ Baha'i phần lớn là thuộc tầng lớp trung lưu da trắng.

Năm 1921, tín đồ Baha’i có ở 35 nước trên thế giới. Năm 1990, có 4,9 triệu tín đồ ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm đại diện gần 2.000 sắc tộc và bộ lạc trên thế giới. Năm 2000, có hơn 5 triệu tín đồ ở 235 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến nay (năm 2010), có khoảng 7 triệu tín đồ ở 235 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc hơn 2.100 sắc tộc.

Năm 1948, cộng đồng Baha’i quốc tế được chính thức chấp nhận tại Liên Hợp Quốc là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển. Đến tháng 5 năm 1970, tham gia trên cương vị tư vấn tại Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC). Đại diện tôn giáo Baha’i đã được bầu là Chủ tịch các Uỷ ban của Tổ chức phi Chính phủ tại Liên hợp quốc. Ngoài ra, cộng đồng Baha'i quốc tế có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khác của Liên hợp quốc như: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ trẻ em của Liên hợp quốc (UNICEF) và đặc biệt là năm 1991, Quỹ phát triển vì Phụ nữ của Liên hợp quốc (UNIFEM) đã tài trợ cho cộng đồng Baha'i quốc tế trong một dự án sử dụng các phương tiện truyền thông để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ…

Tôn giáo Baha’i Việt Nam được chứng nhận đặng ký hoạt động tôn giáo từ tháng 3 năm 2007. Ngày 21 tháng 3 năm 2008, Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam đã tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất để bầu Hội đồng Tinh thần tôn giáo Baha’i Việt Nam và thông qua Hiến chương, chương trình hoạt động của đạo. Ngày 14/7/2008, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã ký quyết định công nhận tổ chức đối với Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam.. Tôn giáo Baha’i du nhập vào Việt Nam từ năm 1954.

Hệ thống

Trụ sở Công bình thế giới, cơ quan cao nhất của Baha’i ở Haifa, Israel
Vườn Baha’i đầu tiên ở Haifa, Israel

Tôn giáo Baha’i theo cổ ngữ Arập nghĩa là "Người noi theo ánh sáng của Thượng đế", ra đời năm 1863 tại Ba Tư (nay là Iran). Người sáng lập tôn giáo Baha’i là Mirza Husayn Ali, tức là Baha'u'llah (1817-1892), người có đến được báo trước bởi các Bab. Baha'u'llah được lưu đày của các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ để Acre (Akko), nơi ông đã viết giáo lý của mình và chết một cái chết thanh bình trong Bahji House.

Người đứng đầu của tôn giáo Baha’i là Đức Giám hộ. Đức Giám hộ chỉ định trên toàn thế giới có 27 vị phụ tá Giám hộ để giữ việc coi sóc các mối đạo và kêu gọi nhân loại xây dựng "toà nhà thống nhất". Hệ thống này, các tín đồ Baha’i gọi là trụ cột thống nhất, trụ cột này giúp cho tín đồ tuân theo các giáo huấn của Mirza Husayn Ali - người sáng lập đạo. Bên cạnh hệ thống thống nhất trên, tôn giáo Baha’i còn có một hệ thống dân chủ, đó là các hội đồng tinh thần được bầu cử bằng phiếu kín. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tinh thần là lo việc truyền giáo, tổ chức các cuộc lễ, các lớp giáo lý, các cuộc họp, các thánh lễ, in ấn kinh sách, kiểm duyệt các ấn phẩm về tôn giáo Baha’i, giải quyết các vấn đề liên quan tới đời sống tín đồ, bảo vệ Đức tin, nhắc nhở tín đồ trong cộng đồng tuân thủ các luật lệ tôn giáo, chính sách, pháp luật của nhà nước, tổ chức công tác từ thiện xã hội, đảm nhận vấn đề Quỹ của đạo và chỉ định các tín đồ vào các Uỷ ban đặc biệt để giúp việc cho Hội đồng. Hội đồng tinh thần của tôn giáo Baha’i ở 3 cấp đều được bầu bằng phiếu kín, không ứng cử, đề cử. Mỗi tín đồ được ghi một danh sách gồm tín đồ tôn giáo Baha’i trưởng thành trong cộng đồng mà mình xét thấy có đủ đức tính tốt, có khả năng và kinh nghiệm, sau khi kiểm phiếu, 9 người có số phiếu cao nhất sẽ được đắc cử vào Hội đồng tinh thần. Bên cạnh Hội đồng tinh thần 3 cấp là những nhóm cá nhân có vai trò làm cố vấn, là những người có tài năng, kinh nghiệm được chỉ định để làm tư vấn cho các Hội đồng tinh thần và các tín đồ.

Hình ảnh

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tham khảo

  1. ^ Esslemont, J.E. (1980). Bahá'u'lláh and the New Era (ấn bản 5). Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-160-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)