Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương phi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Vương phi''' ([[chữ Hán]]: 王妃; [[tiếng Anh]]: ''Princess Consort''), là phong hiệu thông thường đặt cho phối ngẫu của quốc vương (國王), các vị vua ở [[châu Âu]] thời phong kiến chỉ có một vợ và được gọi là vương hậu (Queen; 王后). Tuy nhiên, ngoài việc đặt cho chính thất của vua tại một số nước, danh hiệu vương phi còn được đặt cho vợ của các quý tộc được phong tước vương (王), thông thường là ở [[Trung Quốc]].
'''Vương phi''' ([[chữ Hán]]: 王妃; [[tiếng Anh]]: ''Princess Consort''), là phong hiệu thông thường đặt cho phối ngẫu của quốc vương (國王), nhất là [[nhà Triều Tiên]] các vị vua ở [[châu Âu]] thời phong kiến chỉ có một vợ và được gọi là vương hậu (Queen; 王后). Tuy nhiên, ngoài việc đặt cho chính thất của vua tại một số nước, danh hiệu vương phi còn được đặt cho vợ của các quý tộc được phong tước vương (王), thông thường là ở [[Trung Quốc]].


== Trung Quốc ==
== Trung Quốc ==

Phiên bản lúc 08:01, ngày 31 tháng 7 năm 2017

Vương phi (chữ Hán: 王妃; tiếng Anh: Princess Consort), là phong hiệu thông thường đặt cho phối ngẫu của quốc vương (國王), nhất là nhà Triều Tiên các vị vua ở châu Âu thời phong kiến chỉ có một vợ và được gọi là vương hậu (Queen; 王后). Tuy nhiên, ngoài việc đặt cho chính thất của vua tại một số nước, danh hiệu vương phi còn được đặt cho vợ của các quý tộc được phong tước vương (王), thông thường là ở Trung Quốc.

Trung Quốc

Thời Tây Hán, ngoài Hoàng đế thì nhà Hán còn ban hành chính sách Chư hầu Vương, các chư hầu vương cai trị một nước chư hầu, và vợ chính của họ được gọi là Vương hậu (王后). Về thời Đông Hán, để phân biệt với vị trí Hoàng hậu, vợ của các chư hầu tước Vương đều gọi là Vương phi (王妃). Trường hợp các Hoàng tử được phong làm tước Vương thì vợ chính của họ cũng được gọi là Vương phi.

Đông Ninh

Chính thất của quốc chủ Vương quốc Đông Ninh được gọi là Vương phi (王妃), như Vương phi Đổng thị thời Trịnh Thành CôngVương phi Đường thị thời Trịnh Kinh.

Nhật Bản

Vợ của thân vương (親王) gọi là Thân vương phi (親王妃), như Thân vương phi Kiko, vợ của Thân vương Fumihito.

Triều Tiên

Vào thời kỳ đầu Cao Ly, chính phối của vua xưng là vương hậu (王后), sau con lên ngôi xưng là vương thái hậu (王太后). Tuy nhiên, sau này các vua Cao Ly chỉ phong cho vợ mình làm vương phi, chồng chết thành vương thái phi (王太妃), sau khi chết mới được truy hiệu vương hậu.

Sau này Lý Thành Quế lập nên nhà Triều Tiên, vẫn theo lệ cũ của tiền triều, vợ xưng là vương phi (王妃), chồng chết xưng vương đại phi (王大妃), rồi lên đại vương đại phi (大王大妃). Sau chết mới được cải thụy hiệu vương hậu. Tuy nhiên, hoàng tộc Triều Tiên thời xưa thường gọi tránh các vương phi là trung điện (中殿), khôn điện (坤殿), hay trung cung (中宮)

Việt Nam

Ở Việt Nam thời nhà Hậu Lê, nam bắc phân tranh Trịnh-Nguyễn, các chúa Trịnh đều xưng vương (王), vợ chúa gọi là vương phi. Còn chúa Nguyễn ban đầu chỉ xưng chúa (主), chính cung xưng phu nhân (夫人), hậu cung được phong cơ (姬) hoặc tần (嬪); Tuy nhiên, sau chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, vợ chúa vẫn xưng phu nhân, sau chết rồi mới cải hiệu thành phi (妃).

Sau nhà Nguyễn thành lập, tông thất hoàng triều được phong thân vương hoặc quận vương, nhưng chính thất của cả thân vương và quận vương đều được gọi là vương phi.

Lưu Cầu

Vua Lưu Cầu không xưng đế như vua Nhật Bản, chỉ xưng vương, vợ xưng vương phi hoặc quốc phi (國妃).

Tham khảo

Xem thêm